Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.519
3
0
Trần Bảo Ngọc
01/08/2017 02:51:29
Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
I. Đọc – hiểu văn bản.
Câu 1. Chuyện có 3 nội dung : (có thể 7 nội dung như SGK trang 37).
+ Kén rể
+ Thử tài
+ Đánh ghen.
- Nó gắn vào thời đại lịch sự thời « Hùng Vương thứ mười tám » trong lịch sử Việt Nam.
Câu 2 & 3.
- Có 4 nhân vật : Ngoài vua Hùng Vương, Mị Nương hai nhân vật chính là :
+ Sơn Tinh : thần núi.
+ Thủy Tinh : thần nước.
- Những chi tiết tưởng tưởng, kì ảo.
+ Cảnh thi tài :
++ Vẫy tau về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi.
++ Gọi gió, gió đến ; hô mưa, mưa về.
+ Thách cưới : những sản vật ở rừng của Sơn Tinh nhưng không có thực : « voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao ».
+ Đánh ghen :
++ Thủy Tinh : « hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh… thành Phong Châu nôi lềnh bềnh trẻn biển nước ».
++ Sơn Tinh : « bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi… nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi lên cao bấy nhiêu ».
- Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật :
+ Thủy Tinh là sức mạnh của mưa gió bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng.
+ Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
II. Luyện tập.
1. Hãy kể theo ba sự việc, không cần thuộc lòng câu chữ trong bài ở SGK.
2. Chủ trương xây dựng củng cố đê điều ; nghiêm cấm phá rừng và trồng rừng của Nhà nước ta hiện nay là cách hữu hiệu để ngăn chặn nạn lũ lụt.
3. Có thể kể thêm một số truyện kể dân gian liên quan tới thời đại vua Hùng : Sự tích bánh Ót (Út), Chử Đồng Tử, Trầu Cau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Đặng Bảo Trâm
05/08/2017 02:56:36
SƠN TINH, THUỶ TINH
(Truyền thuyết)
I. VỀ THỂ LOẠI (Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn. Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể. Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng. Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam.
2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.
- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
– Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
3. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Nam xưa.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt:
Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.
Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.
2. Lời kể:
- Đoạn 1 và đoạn 3: Giọng kể chậm;
- Đoạn 2: Giọng sôi nổi, mạnh mẽ miêu tả cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
3. Từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có thể thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn. Nó là một giải pháp phòng chống lũ lụt hữu hiệu rút ra từ kinh nghiệm ngàn đời của dân tộc chúng ta. Vì thế, mỗi chúng ta rất nên hưởng ứng và tán thành chủ trương đúng đắn này.
4*. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng?
Gợi ý: Có thể kể các truyện sau: Hùng Vương chọn đất đóng đô, Thành Phong Châu, Con voi bất nghĩa, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Vua Hùng trồng kê tra lúa, Vua Hùng đi săn, Chử Đồng Tử, Người anh hùng làng Dóng,…
1
1
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... mỗi thứ một đôi): Vua đưa ra điều kiện kén rể.

   - Đoạn 2 (tiếp ... đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa hai vị thần, Sơn Tinh thắng.

   - Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và quy luật thất bại.

Tóm tắt:

   Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Bố cục như đã chia trong phần trên. Truyện gắn với thời đại dựng nước của dân tộc – thời Hùng Vương (cách nay 4000 năm, kéo dài chừng 2000 năm).

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo với ý nghĩa tượng trưng:

   - Sơn Tinh: “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay phía tây,…”; bốc đồi, dời núi, “dựng thành lũy đất” tượng trưng khát vọng và khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

   - Thủy Tinh: “gọi gió”, “hô mưa”, làm dông bão rung chuyển đất trời tượng trưng mưa bão, thiên tai uy hiếp cuộc sống con người.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của con người.

Luyện tập

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Kể lại truyện dựa trên phần tóm tắt ở trên.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Từ truyện ta thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, rất quan trọng và cần được sự ủng hộ của toàn xã hội.

Câu 3* (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Một số truyện dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng: Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Mị Châu – Trọng Thủy, Bánh chưng bánh giầy, Sự tích trầu cau, Sự tích dưa hấu...

1
0
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tóm tắt

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường là Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn.

- Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể.

- Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng.

- Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương thứ mười tám trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có 4 nhân vật là vua Hùng Vương, Mị Nương và hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

- Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".

Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật:

- Sơn Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

- Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

Câu 3:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

1
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:13:07

Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tóm tắt

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường là Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn.

- Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể.

- Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng.

- Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương thứ mười tám trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có 4 nhân vật là vua Hùng Vương, Mị Nương và hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

- Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".

Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật:

- Sơn Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

- Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

Câu 3:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×