Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

3 trả lời
Hỏi chi tiết
779
0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:04:47

Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

I.Về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

   Nguyễn An Ninh (1900 – 1943) là một nhà báo, một nhà văn và trước hết là một nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỉ XX.

   Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi diễn thuyết sôi động và những bài báo nổi tiếng đã từng một thời cuốn hút thanh niên và dư luận trong nước. Ông mạnh dạn lên án chính sách bóc lột và ngu dân của thực dân Pháp. Là một trí thức trẻ tân tiến, ông phê phán mạnh mẽ đạo Khổng và đề cao tinh thần học hỏi văn hóa châu Âu để xây dựng một nền văn hóa đặc sắc riêng của nước nhà. Văn phong của ông khúc chiết, trong sáng, vừa độ sâu về tư duy văn hóa vừa tràn đầy nhiệt huyết của một người yêu nước gần gũi với đời sống và người lao động.

2. Tác phẩm

   Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong bài văn, Nguyễn An Ninh đã phê phán những hành vi của thói học đòi “Tây hóa”:

   - Đó là việc: “Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình”, bởi họ cho đó là “một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc”.

   - Nhiều người khác lại bắt chước những “kiểu kiến trúc và trang trí lai căng” của phương Tây.

   - Ông phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới tri thức học tiếng nước ngoài.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Theo tác giả, tiếng nói vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Do đó, tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh dân tộc:

   - Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất của nền văn học dân tộc.

   - Tiếng nói là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc thống trị.

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tác giả đưa ra dẫn chứng để khẳng định rằng tiếng nước mình không nghèo nàn:

   - Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu”.

   - Người Việt có thể dịch những tác phẩm lớn của Trung Quốc sang tiếng Việt: “Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự”.

   - Ngôn từ thông dụng (sinh hoạt, khẩu ngữ...) của tiếng Việt rất phong phú: “Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều này người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”.

Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ “nước mình”:

   - Tiếng nước ngoài là cần thiết đối với mỗi người. Tuy nhiên, sự cần thiết biết một ngôn ngữ Châu Âu không hoàn toàn kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

   - Tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

Câu 5 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Quan niệm của tác giả đưa ra: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian” là đúng đắn trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân thống trị. Tuy nhiên, nếu muốn giải phóng dân tộc, quan niệm của Nguyễn An Ninh đưa ra cần phải biết kết hợp các yếu tố khác như Đường lối của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)

Câu 1:

Ông phê phán những kiểu học đòi "Tây hoá":

- Bập bẹ xem vài ba tiếng Tây trong lời nói: làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá.

- Lối sống lai căng từ kiến trúc đến lời ăn tiếng nói. Đó là biểu hiện từ bỏ văn hoá dấu hiệu mất gốc => mất nước.

- Ông phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới trí thức học tiếng nước ngoài.

Câu 2:

- Tiếng nói rất quan trọng với vận mệnh dân tộc.

"tiếng nói ... thống trị"

"tiếng nói là tinh thần của dân tộc ... từ chối quyền tự do"

=> Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh, khoa học thế giới, mở mang dân trí.

- Dẫn chứng để chứng tỏ tiếng nước mình không nghèo nàn:

    + Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo.

    + Tại sao dịch những tác phẩm Trung Quốc mà không viết tác phẩm tương tự.

=> Ngôn ngữ nghèo hay người dùng bất tài.

Câu 3:

Tác giả đưa ra 3 dẫn chứng để khẳng định rằng tiếng nước mình không nghèo nàn:

- "Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?". Tác giả đặt ra một câu hỏi mang tính khẳng định. Ngôn ngữ của Nguyễn Du là ngôn ngữ nổi bật trong Truyện Kiều một kiệt tác văn chương được đánh giá là đã thể hiện được một cách sâu sắc và phong phú nhiều mặt của đời sống con người nhất là đời sống nội tâm.

- Tác giả tiếp tục đưa ra câu hỏi mang tính khẳng định: "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?". Một sự suy luận rất logic và hoàn toàn có lí.

- Dẫn chứng thứ 3: "Ở An Nam cũng như mọi nơi khacsm đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra".

Câu 4:

Nguyễn An Ninh không phủ nhận ngôn ngữ nước ngoài, thậm chí còn khuyến khích việc "để cho đồng bào họ cũng phải được thông phần nữa". Việc biết thêm ngôn ngữ nước ngoài là sự cần thiết nhưng không kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Việc học ngôn ngữ nước ngoài phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

Câu 5:

Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói "Nếu người An Nam hãnh diện ... vấn đề thời gian" có lí, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi vì nói như vậy là đặt tiếng nói lên một vị trí quá cao, tách rời khỏi nhiều yếu tố quan trọng khác trong sự kiện cách mạng giải phóng dân tộc như đường lối cách mạng, sức mạnh tự cường, vai trò lãnh đạo của Đảng.

0
0
Tô Hương Liên
07/04/2018 11:23:01

Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)

Câu 1:

Ông phê phán những kiểu học đòi "Tây hoá":

- Bập bẹ xem vài ba tiếng Tây trong lời nói: làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá.

- Lối sống lai căng từ kiến trúc đến lời ăn tiếng nói. Đó là biểu hiện từ bỏ văn hoá dấu hiệu mất gốc => mất nước.

- Ông phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới trí thức học tiếng nước ngoài.

Câu 2:

- Tiếng nói rất quan trọng với vận mệnh dân tộc.

"tiếng nói ... thống trị"

"tiếng nói là tinh thần của dân tộc ... từ chối quyền tự do"

=> Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh, khoa học thế giới, mở mang dân trí.

- Dẫn chứng để chứng tỏ tiếng nước mình không nghèo nàn:

    + Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo.

    + Tại sao dịch những tác phẩm Trung Quốc mà không viết tác phẩm tương tự.

=> Ngôn ngữ nghèo hay người dùng bất tài.

Câu 3:

Tác giả đưa ra 3 dẫn chứng để khẳng định rằng tiếng nước mình không nghèo nàn:

- "Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?". Tác giả đặt ra một câu hỏi mang tính khẳng định. Ngôn ngữ của Nguyễn Du là ngôn ngữ nổi bật trong Truyện Kiều một kiệt tác văn chương được đánh giá là đã thể hiện được một cách sâu sắc và phong phú nhiều mặt của đời sống con người nhất là đời sống nội tâm.

- Tác giả tiếp tục đưa ra câu hỏi mang tính khẳng định: "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?". Một sự suy luận rất logic và hoàn toàn có lí.

- Dẫn chứng thứ 3: "Ở An Nam cũng như mọi nơi khacsm đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra".

Câu 4:

Nguyễn An Ninh không phủ nhận ngôn ngữ nước ngoài, thậm chí còn khuyến khích việc "để cho đồng bào họ cũng phải được thông phần nữa". Việc biết thêm ngôn ngữ nước ngoài là sự cần thiết nhưng không kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Việc học ngôn ngữ nước ngoài phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

Câu 5:

Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói "Nếu người An Nam hãnh diện ... vấn đề thời gian" có lí, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi vì nói như vậy là đặt tiếng nói lên một vị trí quá cao, tách rời khỏi nhiều yếu tố quan trọng khác trong sự kiện cách mạng giải phóng dân tộc như đường lối cách mạng, sức mạnh tự cường, vai trò lãnh đạo của Đảng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo