Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.576
0
0
Nguyễn Thị Nhài
01/08/2017 02:43:01
Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam
I. Cấu tạo của nền văn học
Văn học dân gian đã góp phần to lớn trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Văn học dân gian có tác dụng to lớn đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức.
Văn học viết do tầng lớp tri thức sáng tạo, ra đời vào khoảng thế kỉ XV, đóng vai trò chủ đạo và thể hiện những nét chính của diện mạo văn học dân tộc. Cho đến đầu thế kỉ XX nó tòn tại song song ba thành phần là chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc Ngữ. Trong thời kì Pháp thuộc cũng có xuất hiện một số tác phẩm của người Việt viết bằng tiếng Pháp.
II. Các thời kì phát triển của nền văn học
1. Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Khoảng cuối thể kỉ thứ II trước công nguyên nước ta bị phong kiến Trung Hoa xâm lược, đô hộ trong 10 thế kỉ. Đến năm 938, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán, khôi phục nền độc lập tự chủ. Từ đó (thế kỉ X) cho đến hết thế kỉ XIX, hai dòng văn học phát triển song song (dòng văn học viết gồm hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm). Văn học trong thời kì này có nhiều chuyển biến gắn liền với quá trình giữ nước và dựng nước kèm theo sự thay đổi về ý thức con người, trong đó có ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và văn học Trung Hoa (thời kì này gọi là văn học Trung đại Việt Nam).
2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945: Thời kì này tuy thời gian chỉ có gần nửa thế kỉ nhưng văn học có nhiều chuyển biến phản ánh những thay đổi sâu sắc ở nước ta về mặt xã hội và ý thức.
Văn học phương Tây hiện đại ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc qua tầng lớp tri thức Tây học, sau khi quân Pháp tạm “bình định” được nước ta. Nghề in được du nhập vào và báo chí ngày càng sôi nổi.
Chữ quốc ngữ ra đời và được phổ biến rộng rãi.
Các điều kiện trên đã đưa nền văn học bước vào thời kì hiện đại với những cuộc cách tân sâu sắc về hình thức, thể loại. Văn học thời kì này diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, phức tạp, nhưng đã để lại nhiều thành tựu xuất sắc.
3. Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay (năm 2000): Từ sau cách mạng tháng Tám, phương hướng phát triển văn học, nghệ thuật được quyết định bởi đường lối lãnh đạo của Đảng. Nền văn học thống nhất về tư tưởng và hướng về đại chúng nhân dân. Thời kì này có hai giai đoạn:
a. Giai đoạn từ 1945 – 1975: Nhân dân vừa giành được chủ quyền lại bước ngay vào cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm (1945 – 1975) để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Văn học, nghệ thuật phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền chiến đấu, giáo dục chính trị, ca ngợi chính nghĩa, anh hùng cách mạng. Trong những năm nay tuy có chiến tranh nhưng văn học vẫn phát triển mạnh (kể cả xu hướng văn học yêu nước và tiến bộ ở các vùng bị tạm chiếm ở miền Nam).
b. Giai đoạn từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX: Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, đất nước được hòa bình thống nhất. Văn học chuyển sang giai đoạn mới, bước vào công cuộc đổi mới ngày càng sâu sắc toàn diện, đặc biệt là từ sau Đại hội VI của Đảng (1986).
Văn học đổi mới ở sự mở rộng đề tài, chú ý đề tài chống tiêu cực, đổi mới vê tư tưởng và hình thức nghệ thuật, trên cơ sở và quan niệm trên toàn diện về con người.
III. Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam
1. Văn học Việt Nam đậm đà lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc này biểu hiện qua nhiều mặt: tinh thần quyết chiến, hy sinh khi có nạn ngoại xâm, ngợi ca anh hùng dân tộc, tình yêu truyền thống văn hóa, tiếng Việt, con người Việt Nam.
- Tình cảm nhân ái, nghĩa khí, đặc biệt quan tâm tới thân phận người phụ nữ, ghét bất công, áp bức (từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Hồ Chí Minh).
- Tình yêu thiên nhiên, cảnh sắc đất nước thể hiện qua thơ văn Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Tố Hữu, Thạch Lam, Nguyễn Tuân.
- Tinh thần lạc quan yêu đời, nụ cười hóm hỉnh không bao giờ tắt (truyện Trạng Quỳnh, thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương).
- Yêu cái đẹp xinh xắn, giản dị hơn cái đẹp hoành tráng, đồ sộ.
- Có truyền thống thơ ca lâu đời, phong phú (ca dao, truyện thơ lục bát, ngâm khúc…). Văn xuôi phát triển muộn nhưng mau lẹ.
Có tinh thần tiếp thu tinh hoa của văn học quốc tế để vươn lên hòa nhịp vào bước đi của nhân loại (tiếp thu văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nga và các nước khác).
2. Nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử được cấu thành bởi hai thành phần lớn, phát triển song song và có ảnh hưởng qua lại sâu sắc với nhau. Đó là văn học dân gian và văn học viết.
a. Văn học dân gian gồm:
- Thần thoại (như Thần Trụ Trời)
- Truyền thuyết (như truyện Con Rồng, cháu Tiên)
- Cổ tích (như Sự tích quả dưa hấu)
- Trường ca, truyện thơ dân gian (như Tiễn dặn người yêu)
- Truyện cười (như Lợn cưới áo mới)
- Tục ngữ, ca dao, vè
- Tuồng, chèo, dân gian.
b. Văn học viết gồm
- Bộ phận văn học chữ Hán (như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…)
- Bộ phận văn học chữ Nôm (như Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương)
- Bộ phận văn học chữ quốc ngữ (như Nhớ rừng của Thế Lữ, lão Hạc của Nam Cao).
- Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp (như Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu của Hồ Chí Minh) tuy không tạo thành một bộ phận đáng kể, nhưng cũng thuộc văn học Việt Nam.
Vị trí của các phần và bộ phận trong quá trình phát triển văn học dân tộc:
- Văn học dân gian đóng vai trò lớn lao trong việc duy trì và phát triển tiếng Việt, là nền tảng cho việc ra đời chữ Nôm và văn học Nôm.
- Văn học chữ Hán sử dụng chữ Hán, thứ chữ của một nền văn học đã phát triển cao làm cho văn học Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy là chữ Hán nhưng đọc theo âm Hán – Việt, thể hiện được hiện thực, tâm hồn Việt Nam, trở thành công cụ để ghi chép sớm nhất các truyền thuyết dân gian người Việt.
- Chữ Hán là chất liệu để tạo ra chữ Nôm, có tác dụng trong việc phổ biến chữ Nôm, phát triển văn học Nôm.
3. Một số tác phẩm tiêu biểu của mỗi thời kì văn học:
- Văn học trung đại:
+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
+ Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
+ Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)
+ Truyện Kiêu (Nguyễn Du)
+ Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm)
+ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Sống chết mặt bay (Phạm Duy Tốn)
+ Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
+ Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
+ Nhớ rừng (Thế Lữ)
+ Khi con tu hú (Tố Hữu)
+ Lão Hạc (Nam cao)
- Văn học từ năm 1945 – 1975:
+ Đồng chí (Chính Hữu)
+ Làng (Kim Lân)
+ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
+ Bài thơ về tiểu độ xe không kính (Phạm Tiến Duật)
+ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
+ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
4. Phân tích một trong số tác phẩm để chứng minh cho một nét đặc sắc truyền thống của nền văn học Việt Nam.
- Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
+ Đại cáo bình Ngô được Nguyễn Trãi ra sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi hoàn toàn. Đó là một ánh “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta.
+ Đại cáo bình Ngô có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt, là bản tổng kết sâu sắc cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, là bản anh hùng ca chiến thắng của dân tộc ta. Đại cáo bình Ngô còn là bản cáo trạng đanh thép những tội ác “trời không dung, đất không tha” của giặc Minh xâm lược.
+ Đại cáo bình Ngô đã diễn đạt một cách hùng hồn và có hệ thống chủ nghĩa yêu nước của dân tôc ta.
+ Qua cuộc thử thách lịch sử bình Ngô, Nguyễn Trãi đã khẳng định sức sống mãnh liệt của nền văn hiến Đại Việt, khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước ta và sự bình đẳng giữa các dân tộc.
+ Bình Ngô đại Cáo cáo ca ngợi những chiến công lừng lẫy của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng đất nước, nêu cao tinh thần nhân dân cao cả, lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta, dập tắt ngòi chiến tranh, mở con đường hòa hiếu, đưa lại “thái bình” “muôn thuở”. Với ý nghĩa đó, Đại cáo bình Ngô còn là một bản tuyên ngôn nhân đạo và hòa bình của nhà nước Đại Việt.
(Võ Nguyên Giáp)
- Truyện Kiều (Nguyễn Du)
+ Nguyễn Du là một trong những tác giả lớn nhất của một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học cổ điển nước ta. Với Truyện Kiều, tác phẩm chính trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, Nguyễn Du đã đưa thơ ca của dân tộc lên một đỉnh cao trước đó chưa từng thấy. Cống hiến vĩ đại của Nguyễn Du là “đã mô tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát thời đại ông, đã tố cáo, phản kháng và phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn, bất công chà đạp lên nhân phẩm con người, đồng thời nói lên lòng xót thương vô hạn của ông đối với những lớp người bị áp bức, đau khổ”.
Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là người đã sử dụng một thể thơ có nguồn gốc dân gian để xây dựng một truyện Nôm hoàn chỉnh, mĩ lệ nhất trong văn học cổ điển nước ta: Truyện Kiều. Với kiệt tác, Nguyễn Du đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc lên một trình độ trong sáng và phong phú, chính xác và tinh tế, do đó đã đánh dấu một đỉnh cao phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
(Nguyễn Văn Hoàn)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bạch Tuyết
05/08/2017 00:33:10
Bài 1
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
- Văn học dân gian ; với các thể loại chủ yếu như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo ; là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.
- Văn học viết ; về cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ ; là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
2. Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam
Nhìn tổng quát, có thể thấy lịch sử văn học Việt Nam trải qua hai thời đại, hai kiểu loại văn học chủ yếu : văn học trung đạivăn học hiện đại.
- Văn học trung đại, tồn tại chủ yếu từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ; là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm ; hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á ; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là văn học Trung Quốc.
- Văn học hiện đại, bắt đầu quãng đầu thế kỉ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay ; tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.
3. Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng : quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam



* Chú ý: Nền văn học viết Việt Nam chính thức được hình thành từ thế kỉ X. Trước thế kỉ X, nền văn học của người Việt chủ yếu được ghi dấu bằng các tác phẩm văn học dân gian. Khi nền văn học viết được hình thành, văn học dân gian của người Việt vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.
2. Các khái niệm “bút lông” và “bút sắt” gợi ra những đặc điểm của hai thời đại văn học :
- Thời trung đại, văn học Việt Nam chủ yếu gồm hai dòng : văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm – “bút lông”,…
- Thời hiện đại, văn học Việt Nam chủ yếu là văn học chữ quốc ngữ - “bút sắt”,…
3. Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư­, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con ng­ười Việt Nam trong nhiều mối quan hệ
3.1. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là ngư­ời bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, t­ươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
3.2. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
Đây là nội dung tiêu biểu và xuyên suốt lịch sử phát triển văn học Việt Nam, phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lư­ợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc đư­ợc văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh mà nổi bật là tinh thần yêu nư­ớc (tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hư­ơng, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập…). Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chư­ơng bất hủ của đất nư­ớc ta.
3.3. Phản ánh mối quan hệ xã hội
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những ngư­ời dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nư­ớc ta.
3.4. Phản ánh ý thức về bản thân
Ở ph­ương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm ngư­ời của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư­ tư­ởng vị kỉ và tư tư­ởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm ng­ười với nhiều phẩm chất tốt đẹp nh­ư: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh…
Nói tóm lại, bốn mối quan hệ này phản ánh bốn lĩnh vực hoạt động thực tiễn và nhận thức chủ yếu của con ngư­ời Việt Nam. Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử, tâm lí, tư­ tư­ởng, hai nội dung yêu nư­ớc và nhân đạo đã trở thành hai nội dung nổi bật và có giá trị đặc biệt trong lịch sử phát triển nền văn học dân tộc chúng ta.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Tổng quan văn học Việt Nam

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam:

Soạn văn lớp 10 | Soạn bài lớp 10

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

   - Văn học viết là các sáng tác bằng chữ viết, mang dấu ấn riêng của tác giả

   - Sự phát triển của văn học gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.

   - Văn học Việt Nam được chia ra thành ba thời kì lớn:

       + Văn học từ TK I – hết TK XIX

       + Văn học từ đầu TK XX – Cách mạng Tháng 8 năm 1945

       + Văn học từ sau CMT8 năm 1945 – hết TK XX

   - Thời kì đầu được gọi là văn học trung đại, hai thời kì sau được gọi chung là văn học hiện đại.

2.1 Văn học trung đại

   - Chữ viết được sử dụng: chữ Hán và chữ Nôm

       + Văn học chữ Hán (tồn tại cho tới cuối TK XIX – đầu TK XX): Chịu ảnh hưởng của các học thuyết lớn phương Đông như Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang. Tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.

       + Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn. Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa, dân chủ hóa của văn học trung đại.

2.2. Văn học hiện đại

   - Chữ viết được sử dụng: chữ quốc ngữ

   - Có nhiều sự đổi mới đem lại sự khác biệt lớn so với văn học trung đại: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp; các sáng tác đi vào đời sống nhanh hơn nhờ kĩ thuật in ấn hiện đại; nhiều thể loại mới ra đời.

   - Giai đoạn 1930 – 1945, các nhà văn đi theo cách mạng, cống hiến tài năng và sức lực cho sự nghiệp văn học cách mạng dân tộc. Từ CMT8 năm 1945, một nền văn học mới ra đời dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam.

   - Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cùng với công cuộc đổi mới năm 1986, văn học hiện đại Việt Nam bước vào giai đoạn mới, phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng

Đối tượng trung tâm của văn học là con người và con người trong văn học tồn tại trong bốn mối quan hệ cơ bản.

   - Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.

        + Trong các sáng tác văn học dân gian như ca dao, dân ca, các hình ảnh sông núi, đồng lúa, cánh cò, trăng… là những hình ảnh quen thuộc được sử dụng để nói lên tình cảm, thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Thời kì trung đại, hình ảnh thiên nhiên như tùng, cúc, trúc, mai... được sử dụng để thể hiện nhân phẩm của người quân tử, lối sống thanh cao, ẩn dật của nhà Nho. Văn học hiện đại dùng những hình ảnh thiên nhiên để thể hiện những kỉ niệm đẹp của tình yêu.

   - Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: Văn học Việt Nam phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước

        + Lòng yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, quê hương, sự căm thù thế lực xâm chiếm đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện qua sự ý thức sâu sắc về lãnh thổ và truyền thống lâu đời của quốc gia, dân tộc. Văn học cách mạng thể hiện chủ nghĩa yêu nước qua sự nghiệp đấu tranh về giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.

   - Con người trong quan hệ xã hội: Văn học Việt Nam thể hiện mong muốn, ước mơ về một xã hội tốt đẹp, công bằng.

        + Trong xã hội phong kiến và thực dân nửa phong kiến, các tác phẩm văn học tố cáo, phê phán các thế lực thống trị, áp bức dân dân và thể hiện sự cảm thông đối với giai cấp bị trị. Nhân vật trong các sáng tác không chỉ là nạn nhân của các cuộc áp bức bất công, phải chịu nhiều đau khổ mà còn là những người viết đấu tranh cho hạnh phúc, quyền được tự do...

   - Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Văn học Việt Nam xây dựng một “đạo lí làm người” với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

        + Trong thời kì chống giặc ngoại xâm, cải tạo và chinh phục thiên nhiên, con người thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Các nhân vật trong sáng tác trong thời kì này thường đề cao ý thức xã hôi, trách nhiệm công dân và hi sinh “cái tôi” cá nhân đến mức khắc kỉ. Các thời kì sau này, con người cá nhân lại được các nhà văn, nhà thơ đề cao. Con người trong sáng tác của giai đoạn này đã ý thức được quyền cá nhân của mình như quyền sống, quyền đọc hạnh phúc và tình yêu…

0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Tổng quan văn học Việt Nam

Câu 1: Sơ đồ các bộ phận và sự phát triển của văn học Việt Nam

Tổng quan văn học Việt Nam

Ghi chú:

- Nền văn học viết Việt Nam gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết

- Văn học viết đã phát triển qua ba thời kì:

Câu 2: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam

* Gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.

* Đến nay, văn học viết Việt Nam đã trải qua ba thời kì phát triển lớn. Thời kì đầu thuộc loại hình văn học trung đại. Hai thời kì sau thuộc phạm trù văn học hiện đại.

- Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Văn học hiện đại:

Câu 3: Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ

a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

Thiên nhiên trong ca dao, dân ca mang sắc thái vùng miền rõ rệt. Thiên nhiên trong văn học trung đại mang ý nghĩa biểu tượng hoặc thể hiện lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam. Thiên nhiên trong văn học hiện đại thể hiện tình yêu quê hương và tình yêu lứa đôi, ...

b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.

Tình yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ... Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ... Tình yêu nước trong văn học hiện đại gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.

c. Phản ánh mối quan hệ xã hội

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

d. Phản ánh ý thức về bản thân

Ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×