LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.887
1
0
CenaZero♡
01/08/2017 02:29:56
Soạn bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
I. Kiến thức cơ bản
1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.
- Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp của xã hội. Nhưng ngôn ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng khi giao tiếp.
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng thể hiện qua:
+ Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu…). Ví dụ: a, e, I, o, b, h, t… thanh huyền, thanh sắc, thanh ngang…
+ Các tiếng (tức các âm tiết) do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định. Ví dụ: nhà, cây, người, thủy, chiến, vô…
+ Các từ: Ví dụ: nhà, nước, đẹp đẽ, xe đạp, máy bay, cà chua, mồ hôi…
+ Các từ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay, cao như núi, nó toạc móng heo, cao lương mĩ vị, nói tóm lại, chân ước chân ráo…
- Tính chung trong ngôn ngữ còn thể hiện qua các phương thức chung, các quy tắc chung như phương thức chuyển nghĩa từ (từ nghĩa gốc sang nghĩa khác, phương thức ẩn dụ), quy tắc cấu tạo các loại câu.
2. Lời nói – tài sản riêng của cá nhân
- Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:
+ Giọng nói cá nhân
+ Vốn từ ngữ cá nhân
+ Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách sáng tạo
+ Việc cấu tạo ra từ mới
+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
- Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.
II. Luyện tập
Bài tập 1. Đối với người Việt Nam thì những từ giao tiếp trong hai câu trên đều rất quen thuộc. Nhưng hai câu thơ trong bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến là sản phẩm cá nhân, mang đậm dấu ấn của tác giả. Chính vì vậy, từ thôi đã được dùng với nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn. Thôi là hư từ được nhà thơ dùng như động từ nhằm diễn đạt nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm, nói tránh để làm vơi đi nỗi đau mất mát người ở lại.
Bài tập 2. Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương được sắp xếp theo lối đối lập: xiêng ngang – đâm toạc; mặt đất – chân mây; rêu từng đám – đá mấy hòn, kết hợp với hình thức đạo ngữ. Thiên nhiên trong hai câu thơ như cũng mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người. Rêu là một sinh vật nhỏ bé nhưng cũng không chịu khuất phục; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rắn chắc nhưng giờ cũng nhọn hơn để đâm toạc chân mây. Nhà thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nội tâm trạng phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của nhà thơ. Các động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ. Chính biện pháp đối lập và đảo ngữ, cách dùng các từ ngữ tạo hình đó đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương. Đó cũng là cách miêu tả sáng tạo về thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương: bao giờ cũng chuyển động, căng đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bi thảm nhất.
Bài tập 3. Có thể khẳng định ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, lời nói là sản phẩm của từng cá nhân. Có thể nhận thấy mối quan hệ này qua bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Sức gợi, sự liên tưởng của từ ngữ đã khẳng định được sức sáng tạo của Bác, đặc biệt là từ lồng. Từ lồng gợi nhớ đến Chinh phụ ngâm: Hoa dái nguyệt, nguyệt in một tấm / Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông / Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng / Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xót đau. Từ lồng cũng gợi nhớ đến Truyện Kiều: Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
- Cấu trúc so sánh mới lạ ở hai câu đầu (theo cấu trúc so sánh thông thường thì câu thơ đầu là Tiếng hát như như tiếng suối).
- Điệp ngữ cuối câu 3 và đầu câu 4 (chưa ngủ) như chờ một kết thuc bất ngờ, độc đáo: vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ Cảnh khuya của Bác là sản phẩm mang đậm dấu ấn phong cách sáng tạo, thể hiện được vẻ đẹp rất cổ điển nhưng cũng rất hiện đại của một thi sĩ – chiến sĩ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phạm Văn Bắc
05/08/2017 01:17:32
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ngôn ngữ chung
Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp.
Ngôn ngữ chung bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn mực xác định về ngữ âm - chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi thành viên trong cộng đồng đều cần phải có những hiểu biết nhất định ngôn ngữ chung của cộng đồng, dân tộc thì mới có thể giao tiếp được.
Mỗi người tự nâng cao hiểu biết của mình về ngôn ngữ chung bằng cách học, có thể học ở nhà trường, học trong sách vở và học trong giao tiếp hàng ngày. Việc học ấy sẽ giúp con người hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết.
2. Lời nói cá nhân
- Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp. Do đó, mỗi văn bản nói và viết thường mang dấu ấn cá nhân của người tạo lập nên.
Dấu ấn cá nhân trong lời nói thể hiện cá tính, hiểu biết, vốn văn hoá... của người nói, viết.
Trong văn chương nghệ thuật, dấu ấn cá nhân vô cùng quan trong. Những tác phẩm thành công là những tác phẩm thể hiện được cá tính, phong cách riêng của nhà văn. Bởi nghệ thuật đề cao sự sáng tạo, mà sáng tạo của nghệ thuật thể hiện ở khả năng sử dụng ngôn từ của nghệ sĩ. Từ ngôn ngữ chung, nghệ sĩ sáng tạo nên những lời nói, cách kể, cách diễn đạt riêng của mình. Chẳng hạn: Những ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn khác hẳn những ca khúc đậm chất rock Tây nguyên của Nguyễn Cường, những trang văn đầy tài hoa, cầu kì trong việc sắp xếp ngôn từ của Nguyễn Tuân khác hẳn những trang văn chất phác, hồn hậu, hiền lành của Nguyên Hồng...


II. RÈN KĨ NĂNG
1. Câu tục ngữ Học ăn học nói học gói học mở khuyên răn con người phải biết chú ý đến việc xử sự có văn hoá đối với mọi người xung quanh.
Học nói là học ngôn ngữ chung, trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ để biết cách giao tiếp đối với người xung quanh sao cho đúng mực, đúng vai vế, đúng hoàn cảnh và đúng chuẩn mực ngôn ngữ chung trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2.
a. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Câu này khuyên người ta nên nói năng dịu dàng, thanh lịch.
b. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên vành cũng kêu
Câu này ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự.
c. Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng
Câu này khen cách nói năng dịu dàng của người thanh lịch.
d. Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Câu này chê những người có thói quen nói năng thô lỗ.

Các câu ca dao, tục ngữ trên nói đến mối quan hệ giữa mỗi người và lời nói cá nhân của họ. Từ đó khẳng định, lời nói cá nhân thể hiện tính cách, phẩm chất của con người.
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/08/2017 01:40:21
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ngôn ngữ chung
Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp.
Ngôn ngữ chung bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn mực xác định về ngữ âm - chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi thành viên trong cộng đồng đều cần phải có những hiểu biết nhất định ngôn ngữ chung của cộng đồng, dân tộc thì mới có thể giao tiếp được.
Mỗi người tự nâng cao hiểu biết của mình về ngôn ngữ chung bằng cách học, có thể học ở nhà trường, học trong sách vở và học trong giao tiếp hàng ngày. Việc học ấy sẽ giúp con người hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết.
2. Lời nói cá nhân
- Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp. Do đó, mỗi văn bản nói và viết thường mang dấu ấn cá nhân của người tạo lập nên.
Dấu ấn cá nhân trong lời nói thể hiện cá tính, hiểu biết, vốn văn hoá... của người nói, viết.
Trong văn chương nghệ thuật, dấu ấn cá nhân vô cùng quan trong. Những tác phẩm thành công là những tác phẩm thể hiện được cá tính, phong cách riêng của nhà văn. Bởi nghệ thuật đề cao sự sáng tạo, mà sáng tạo của nghệ thuật thể hiện ở khả năng sử dụng ngôn từ của nghệ sĩ. Từ ngôn ngữ chung, nghệ sĩ sáng tạo nên những lời nói, cách kể, cách diễn đạt riêng của mình. Chẳng hạn: Những ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn khác hẳn những ca khúc đậm chất rock Tây nguyên của Nguyễn Cường, những trang văn đầy tài hoa, cầu kì trong việc sắp xếp ngôn từ của Nguyễn Tuân khác hẳn những trang văn chất phác, hồn hậu, hiền lành của Nguyên Hồng...


II. RÈN KĨ NĂNG
1. Câu tục ngữ Học ăn học nói học gói học mở khuyên răn con người phải biết chú ý đến việc xử sự có văn hoá đối với mọi người xung quanh.
Học nói là học ngôn ngữ chung, trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ để biết cách giao tiếp đối với người xung quanh sao cho đúng mực, đúng vai vế, đúng hoàn cảnh và đúng chuẩn mực ngôn ngữ chung trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2.
a. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Câu này khuyên người ta nên nói năng dịu dàng, thanh lịch.
b. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên vành cũng kêu
Câu này ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự.
c. Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng
Câu này khen cách nói năng dịu dàng của người thanh lịch.
d. Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Câu này chê những người có thói quen nói năng thô lỗ.

Các câu ca dao, tục ngữ trên nói đến mối quan hệ giữa mỗi người và lời nói cá nhân của họ. Từ đó khẳng định, lời nói cá nhân thể hiện tính cách, phẩm chất của con người.
0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội

1. Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:

   - Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)

   - Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.

   - Các từ (từ đơn, từ ghép)

   - Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)

2. Các quy tắc và phương thức chung:

   - Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. Ví dụ: cấu tạo kiểu câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả...

   - Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh)

Bên cạnh đó, còn nhiều quy tắc và phương thức chung khác thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách... của ngôn ngữ.

II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân

Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:

1. Giọng nói cá nhân

2. Vốn từ ngữ cá nhân

3. Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách sáng tạo

4. Việc cấu tạo ra từ mới

5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.

Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.

LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

       Bác Dương thôi đã thôi rồi,

       Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

          ( Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Từ "thôi" vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó nhưng trong bài thơ này, Nguyễn Khuyến đã sáng tạo, "thôi" có nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn. "Thôi" là hư từ được Nguyễn Khuyến dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nổi. Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho nghĩa của từ thôi. Nó thể hiện rõ dấu ấn lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ:

       Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

       Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

          ( Hồ Xuân Hương – Tự tình)

Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương dùng toàn những từ ngữ quen thuộc nhưng trật tự sắp xếp cũng như cách phối hợp giữa chúng thể hiện những nét sáng tạo riêng, độc đáo của tác giả:

   - Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều đảo danh từ trung tâm lên trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại.

   - Các câu đều có hình thức đảo trật tự cú pháp: sắp xếp bộ phận vị ngữ (động từ + bổ ngữ: xiên ngang – mặt đất, đâm toạc – chân mây) lên trước chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn)

Sự sắp xếp của Hồ Xuân Hương khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ hiện lên sắc sảo, đầy cá tính. Nó vừa tạo nên âm hưởng, vừa tô đậm các hình tượng thơ đồng thời cũng thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vậ trữ tình.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Ví dụ

   Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, quan Chánh đường sử dụng cách nói riêng của quan liệu trong triều: Thế tử = con vua, thánh thượng = vua, thánh chỉ = lệnh vua...

   Có thể nêu các ví dụ về mối quan hệ giữa giống loài và từng cá thể ( giữa một con cá với một loài cá...)

0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội

Câu 1: Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:

- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)

- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.

- Các từ (từ đơn, từ ghép)

- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)

Câu 2: Các quy tắc và phương thức chung:

- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...)

- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)

II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân

- Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:

- Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.

III. Luyện tập

Câu 1:

    Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.           (Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khuê) 

-->Từ "thôi" vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó nhưng trong bài thơ này, Nguyễn Khuyến đã sáng tạo, "thôi" có nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn. "Thôi" là hư từ được Nguyễn Khuyến dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nỗi.

Câu 2:

 Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. 

   Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương được sắp xếp theo lối đối lập: xiêng ngang – đâm toạc; mặt đất – chân mây; rêu từng đám – đá mấy hòn, kết hợp với hình thức đạo ngữ.

- Thiên nhiên trong hai câu thơ như cũng mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người. Rêu là một sinh vật nhỏ bé nhưng cũng không chịu khuất phục; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rắn chắc nhưng giờ cũng nhọn hơn để đâm toạc chân mây.

- Nhà thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nội tâm trạng phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của nhà thơ. Các động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ.

   Chính biện pháp đối lập và đảo ngữ, cách dùng các từ ngữ tạo hình đó đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương. Đó cũng là cách miêu tả sáng tạo về thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương: bao giờ cũng chuyển động, căng đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bi thảm nhất.

Câu 3: Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Trong hiện thực, có rất nhiều hiện tượng cũng có mối quan hệ như vậy:

- Ví dụ: một chiếc ti vi Samsung là sự hiện thực hóa của loại máy thu hình. Nó mang đầy đủ đặc điểm chung của loại máy này (có bóng hình, có loa, … song nó cũng mang đặc điểm riêng của thương hiệu).

- Có thể nêu ví dụ khác về mối quan hệ giữa giống loài và từng cá thể, chẳng hạn giữa chim bồ câu với loài chim, giữa một con cá cụ thể với một loài cá.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư