Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946?

Câu 1. Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946?
Câu 2. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” 1969-1973 đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa 3 dân tộc: Việt Nam; Lào; Cam-pu-chia ? Kết quả ra sao?
Câu 3. Kể tên 3 chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ 1946-1954. Trong đó chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954.
Câu 4. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” 1965-1968 và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” 1969-1973 của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 5. Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975 ? Theo từ nguyên nhân thắng lợi đó bài học kinh nghiệm gì được rút ra cho cách mạng Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc trong mọi thời đại ?
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.094
7
1
Tiểu Khả Ái
05/05/2018 16:56:06
Câu 1. Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946?
___________________________________ Vì:
- Sau Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung kí kết, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:
+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
+ Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.
+ Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang.
+ Đặc biệt là ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.
⟹ Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có con đường kháng chiến bảo vệ độc lập tự do.
- Ngày 18, 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Ngay trong đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
⟹ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bùng nổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Tiểu Khả Ái
05/05/2018 16:57:35
Câu 2.
1. Thủ đoạn của Mĩ:
- Sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), sang Lào (1971), nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
- Mĩ đã chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập Xihanúc của Campuchia ngày 18 - 3 - 1970, chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương
2. Kết quả:
- Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Campuchia (từ tháng 4 đến 6 - 1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Campuchia với 4,5 triệu dân.
- Cuộc hành quân của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719” nhằm án ngữ Đường 9 Nam Lào, chia cắt chiến trường Đông Dương đã bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan, buộc quân Mĩ và quân Sài Gòn rút khỏi Đường 9 Nam Lào, hành lang chiến lược Đông Dương được giữ vững.
- Ở Việt Nam, trên hai miền Nam - Bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi...
- Âm mưu của Mĩ phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương đã bị thất bại hoàn toàn vào năm 1975.
2
0
Tiểu Khả Ái
05/05/2018 17:05:21
Câu 4. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” 1965-1968 và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” 1969-1973 của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?
1. Giống nhau:
*Hình thức: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
* Phương tiện, chi phí chiến tranh:
- Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.
- Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.
- Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.
- Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.
*Mục tiêu chiến tranh:
- Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miên Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.
2. Khác nhau:
*Âm mưu:
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” :Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.
- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”: “Dùng người Việt đánh ngưòi Việt”, “dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương”.
*Thủ đoạn và hành động:
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”:
- Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”
- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:
- Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia và tăng cường chiến tranh với Lào.
- Dùng ngoại giao thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc để cô lập cách mạng Việt Nam với thế giới.
*Lực lượng tham gia:
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”:
Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh.
- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:
Chủ yếu là quân đội Sài Gòn, quân Mĩ rút dần về nước.
*Địa bàn
- Chiến lược VN hóa:
Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”:
Chiến tranh trên nước và mở rộng cả khu vực Đông Dương.
* Tính chất ác liệt
- Chiến lược VN hóa:
Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”:
Không mang tính ác liệt như chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
2
0
Tiểu Khả Ái
05/05/2018 17:08:23
Câu 5.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.
- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
2.Bài học kinh nghiệm
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại cho Đảg ta nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị về lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng.
Một là, đề ra và thực hiện đường lối nâng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ. Đường lối đó thể hiện ý chí và nguyện vọng thiết tha của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam và của cả dân tộc Việt Nam, phù hợp với các trào lưu của cách mạng thế giới nên đã động viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, kết hợp sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.
Hai là, tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Tư tưởng đó là một nhân tố hết sức quan trọng để hoạch định đúng đắn đường lối, chủ trương biện pháp đánh Mỹ, nhân tố đưa cuộc chiến đấu của dân tộc ta đi tới thắng lợi.
Ba là, thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra biện pháp chiến đấu đúng đắn, sáng tạo. Để chống lại kẻ địch xâm lược hùng mạnh, phải thực hiện chiến tranh nhân dân. Đồng thời phải chú trọng tổng kết thực tiễn để tìm ra phương pháp đấu tranh, phương pháp chiến đấu đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo.
1
0
Nguyễn Đình Thái
05/05/2018 17:14:30
Câu 3:
*3 chiến dịch :
-Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
-chiến dịch biên giới 1950
-chiến dịch điện biên phủ
*chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954 vì nó đã đập tan kế hoạch Na-va và buộc Pháp phải kí hiệp ước Giơ-ne-vơ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×