Câu 1: Trong suốt mùa đông Nam Bán Cầu, Nam Cực không nhận được bất cứ ánh sáng mặt trời nào trong 6 tháng. Vào mùa hè, mặt trời luôn nằm ở đường chân trời. Phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa. Việc nhận được ít năng lượng từ mặt trời cộng với độ cao địa hình (Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với 2,800m trên mực nước biển) làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu ). Nhiệt độ Nam Cực thấp hơn nhiều so với Bắc Cực chủ yếu do Nam Cực nằm trên lục địa có độ cao cao hơn nhiều so với mực nước biển trong khi Bắc Cực nằm giữa đại dương, những đại dương này hoạt động như một túi đựng nhiệt
Câu 2: Vị trí địa lí, giới hạn:
Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a các quần đảo và các đảo ở trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương
Nguyên nhân nào đã khiến các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa.
Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió, hướng núi.
Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.
Câu 3: Sản xuất nông nghiệp ở châu âu đạt hiệu quả cao vì:
+ Có nền nông nghiệp thâm canh đạt hiệu quả cao
+ Áp dụng các thành tựu khoa học,kĩ thuật cao
+ Gắn liền với công nghiệp chế biến và phục vụ
Câu 4: - Có hoang mạc ở dãi đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.
- Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền , đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.
Câu 5: -Khí hậu:
Nhiệt độ thấp < 0 độ ( có lúc thấp -94,5 độ )
Mưa: dạng tuyết rơi. GIÓ: Đông Cực với vận tốc 60km/h
Nơi có nhiều gió bão nhất thế giới
Điạ hình:
Lục địa bị băng bao phủ, độ cao : 26000m
Khối Cao nguyên băng khủng lồ
Thể tích băng : 55 triệu km3
Câu 6: Về mặt địa hình, châu Âu là một nhóm các bán đảo kết nối với nhau. Hai bán đảo lớn nhất là châu Âu "lục địa" và bán đảo Scandinavia ở phía bắc, cách nhau bởi Biển Baltic. Ba bán đảo nhỏ hơn là (Iberia, Ý và bán đảo Balkan) trải từ phía nam lục địa tới Địa Trung Hải, biển tách châu Âu với châu Phi. Về phía đông, châu Âu lục địa trải rộng trông như miệng phễu tới tận biên giới với châu Á là dãy Ural. Bề mặt địa hình trong châu Âu khác nhau rất nhiều ngay trong một phạm vi tương đối nhỏ. Các khu vực phía nam địa hình chủ yếu là đồi núi, trong khi về phía bắc thì địa thế thấp dần từ các dãy Alps, Pyrene và Đồng bằng Bắc Đức. Một vùng đất cao hình vòng cung nằm ở biên giới biển phía tây bắc, bắt đầu từ quần đảo Anh phía tây và dọc theo trục cắt fjord có nhiều núi của Na Uy.
Mô tả này đã được giản lược hóa. Các tiểu vùng như Iberia và Ý có tính chất phức tạp riêng như chính châu Âu lục địa, nơi mà địa hình có nhiều cao nguyên, thung lũng sông và các lưu vực đã làm cho miêu tả địa hình chung phức tạp hơn. Iceland và quần đảo Anh là các trường hợp đặc biệt. Iceland là một vùng đất riêng ở vùng biển phía bắc được coi như nằm trong châu Âu, trong khi quần đảo Anh là vùng đất cao từng nối với lục địa cho đến khi địa hình đáy biển biến đổi đã tách chúng ra.
Do địa hình châu Âu có thể có một số tổng quát hóa nhất định nên cũng không ngạc nhiên lắm khi biết là trong lịch sử, vùng đất này là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc tách biệt trên các vùng đất tách biệt mà ít có pha trộn.