LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tạo một văn bản tự sự với nhan đề Mẹ tôi

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.186
9
1
Trà Đặng
21/06/2019 22:02:53

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết."

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

Không chỉ vậy, mẹ còn là người rất độ lượng, bao dung yêu thương con hết lòng. Nhớ ngày xưa, có lần tôi làm bài kiểm tra bị điểm thấp, nên đã giấu mẹ. Nhưng cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, mẹ đã phát hiện và la tôi. Lời trách mắng chan hòa cùng những giọt nước mắt chảy dài trên đôi gò má hao gầy của mẹ khiến tôi thấy chạnh lòng, mẹ quay lưng bỏ ra ngoài và tôi thấy đôi vai run lên từng hồi. Khi chỉ còn một mình trong phòng, tôi trách mình vì sao làm mẹ buồn để rồi mẹ phải khóc, nếu như tôi nói thật với mẹ thì có lẽ mẹ sẽ không buồn đến thế vì tôi biết rằng mẹ khóc vì tôi không thành thật nói ra sự thật chứ không phải vì tôi bị điểm thấp. Tôi thấy ân hận lắm, lúc đó tôi chỉ muốn chạy qua phòng mẹ hét lên ràng: “Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!” nhưng tôi đã không đủ can đảm vì tôi sợ mẹ còn giận. Và điều kì diệu đã xảy ra, qua ngày hôm sau mẹ vẫn quan tâm, yêu thương tôi như mọi ngày. Tôi tự hỏi lòng rằng: “Phải chăng mẹ đã tha lỗi cho mình?”. Đúng vậy, mẹ đã thật sự tha lỗi cho tôi vì mẹ nghĩ rằng tôi còn nhỏ như đứa trẻ mới lên ba, rất cần sự yêu thương và lời dạy dỗ sâu sắc từ mẹ. Bây giờ tôi mới thấm thìa được tình mầu tử thiêng liêng đậm đà dưòng nào, không gì có thể chia cắt được, như lời ca khúc “...tình mẹ bao la như biển Thái Bình...” Tôi đã hứa với bản thân sẽ không bao giờ làm mẹ phải khóc, sẽ yêu thương mẹ nhiều hơn để không hối tiếc vì đã làm mẹ buồn, tôi sẽ ghi nhớ mãi lời thơ này như lời dạy bảo:

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”

Vâng, mẹ sẽ mãi là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, cho dù mọi thứ xung quanh tôi có thay đổi thì tình thương mà tôi dành cho mẹ vẫn vẹn toàn, không phai nhòa. Và tôi muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ vì mẹ đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn thành người. Con yêu mẹ nhiều lắm!”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/06/2019 06:53:29
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bênh cho cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp b ạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tô nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấ yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
1
2
(•‿•)
22/06/2019 08:34:53
Văn bản Mẹ tôi là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi, thông qua bức thư của người bố gửi cho En- ri- cô đã thể hiện được tình yêu của người mẹ dành cho cậu bé En- ri- cô, thái độ yêu thương nhưng nghiêm khắc trong cách giáo dục con của bố Em – ri- cô cũng như thái độ hối hận của Em – ri- cô vì đã có thái độ hỗn hào đối với người mẹ của mình. Thông qua tác phẩm này người đọc thêm hiểu và kính trọng đối với tấm lòng bao la của người mẹ, và cũng như ý thức về từng hành động, cách ứng xử với mẹ của mình.
Tác phẩm Mẹ tôi không có cốt truyện, tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En- ri- cô gửi cho En – ri- cô khi chứng kiến thái độ hỗn hào, thiếu lễ phép của cậu bé với mẹ. Tuy không có cốt truyện nhưng theo dõi từng tình tiết mà người cha đề cập đến trong lá thư, ta có thể phần nào hiểu được diễn biến sự việc xảy ra. Ta có thể cụ thể hóa nội dung của sự việc qua sự hình dung sau: En- ri- cô đã có những lời nói thiếu lễ phép với mẹ khiến cho người mẹ buồn bã, người bố chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra và thất vọng trước cách cư xử, lời nói của En- ri- cô.
Người bố đã nhắc nhở người con thông qua một bức thư, trong bức thư đó thì người bố đã nói về những hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho En- ri – cô và tỏ thái độ thất vọng với En- ri- cô. En- ri- cô sau khi đọc lá thư bố gửi cho mình thì chợt hiểu ra nhiều chuyện, ý thức được lời nói vô lễ của mình đã làm mẹ tổn thương và những hối hận, En- ri- cô quyết định xin mẹ tha thứ cho lỗi lầm của mình và thay đổi theo hướng tích cực.
Ta có thể thấy, nhân vật En- ri- cô là một đứa trẻ nông nổi, bồng bột, chưa ý thức được những lời nói cũng như hành động của mình, bởi vậy mà nói ra những lời thiếu lễ độ, làm tổn thương đến mẹ. Buổi sáng khi cô giáo đến nhà, En- ri- cô đã trước mặt cô giáo nói ra những lời thiếu lễ độ với mẹ. Lời nói tuy vô tình nhưng khiến cho người mẹ buồn, làm cho bố của En-ri- cô thất vọng. Đây là một hành vi không nên có ở một người con, đáng nhắc nhở và trách phạt. Nhưng ta cũng có thể thấy En- ri- cô là một đứa trẻ biết suy nghĩ, hối lỗi trước sự sai trái của bản thân. Trước những lời phân tích, phê bình nghiêm khắc của bố, En- ri- cô đã nhận thấy được cái sai của bản thân và có những suy nghĩ đúng đắn và hành động sử chữa kịp thời.
En- ri- cô biết ơn bố vì đã nhắc nhở mình và cảm thấy hối hận trước lời nói thiếu lễ độ với mẹ, En- ri- cô đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách cầu xin sự tha thứ của người mẹ. Như vậy, cậu bé En- ri- cô đáng trách nhưng cũng đáng trân trọng, đáng trách vì có những lời nói không đúng với mẹ, đáng trân trọng bởi cậu bé là một người biết lắng nghe, dùng những hành động thiết thực để sửa chữa lỗi lầm thay vì ngang bướng phủ định, không nghe lời bố. Qua bức thư của bố En- ri- cô gửi cho En- ri- cô ta có thể thấy đây là một người bố nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái.
Bố En- ri- cô không chấp nhận thái độ hỗn hào của En- ri- cô đối với mẹ, người bố đã vô cùng tức giận trước những lời nói không suy nghĩ ấy “Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”, người bố ấy nghiêm khắc trong việc chỉ ra khuyết điểm của con “…thà rằn bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. Ta có thể thấy bố En- ri- cô là một người vô cùng bộc trực, ngay thẳng khi nói ra những suy nghĩ của mình, người bố ấy không cho phép đứa con có hành vi hỗn láo với chính người yêu thương, quan tâm đến nó hơn tất cả mọi người.
Bên trong vẻ ngoài nghiêm khắc, bộc trực ấy là một tình thương con sâu sắc, vì thương con nên mới tức giận trước những hành vi sai trái của con “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. Người bố cũng là người có phương pháp giáo dục con hiệu quả, người bố dùng những lời lẽ có nghiêm khắc, có tha thiết, có cảnh cáo nhắc nhở để người con có thể thay đổi. Người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng qua lời kể của bố En- ri- cô ta có thể thấy đây là một người mẹ tuyệt vời.
Đó là người mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc, hi sinh lặng thầm vì En- ri-cô. Hồi còn nhỏ, En- ri- cô nhiều bệnh, hay ốm đau, mẹ luôn ở bên không rời En- ri- cô nửa bước vì sợ một phút rời mắt thôi thì đứa con có thể rời xa vòng tay mình mãi mãi “…mẹ phải thức suốt đên, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”, đó là người mẹ vĩ đại, sẵn sàng đánh đổi hết một năm hạnh phúc, thậm chí cả tính mạng để cứu sống con.
Tác phẩm Mẹ tôi của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi đã đề cập đến nhiều vấn đề mang tính nhân văn, đó là tình yêu của bố mẹ đối với con cái, là cách thức giáo dục để những đứa con có thể thay đổi theo hướng tích cực. Mà hơn hết đó chính là sự trưởng thành trong nhận thức của đứa con sau tất cả những lỗi lầm mà nó gây ra.
1
1
(•‿•)
22/06/2019 08:34:56
Văn bản Mẹ tôi là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi, thông qua bức thư của người bố gửi cho En- ri- cô đã thể hiện được tình yêu của người mẹ dành cho cậu bé En- ri- cô, thái độ yêu thương nhưng nghiêm khắc trong cách giáo dục con của bố Em – ri- cô cũng như thái độ hối hận của Em – ri- cô vì đã có thái độ hỗn hào đối với người mẹ của mình. Thông qua tác phẩm này người đọc thêm hiểu và kính trọng đối với tấm lòng bao la của người mẹ, và cũng như ý thức về từng hành động, cách ứng xử với mẹ của mình.
Tác phẩm Mẹ tôi không có cốt truyện, tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En- ri- cô gửi cho En – ri- cô khi chứng kiến thái độ hỗn hào, thiếu lễ phép của cậu bé với mẹ. Tuy không có cốt truyện nhưng theo dõi từng tình tiết mà người cha đề cập đến trong lá thư, ta có thể phần nào hiểu được diễn biến sự việc xảy ra. Ta có thể cụ thể hóa nội dung của sự việc qua sự hình dung sau: En- ri- cô đã có những lời nói thiếu lễ phép với mẹ khiến cho người mẹ buồn bã, người bố chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra và thất vọng trước cách cư xử, lời nói của En- ri- cô.
Người bố đã nhắc nhở người con thông qua một bức thư, trong bức thư đó thì người bố đã nói về những hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho En- ri – cô và tỏ thái độ thất vọng với En- ri- cô. En- ri- cô sau khi đọc lá thư bố gửi cho mình thì chợt hiểu ra nhiều chuyện, ý thức được lời nói vô lễ của mình đã làm mẹ tổn thương và những hối hận, En- ri- cô quyết định xin mẹ tha thứ cho lỗi lầm của mình và thay đổi theo hướng tích cực.
Ta có thể thấy, nhân vật En- ri- cô là một đứa trẻ nông nổi, bồng bột, chưa ý thức được những lời nói cũng như hành động của mình, bởi vậy mà nói ra những lời thiếu lễ độ, làm tổn thương đến mẹ. Buổi sáng khi cô giáo đến nhà, En- ri- cô đã trước mặt cô giáo nói ra những lời thiếu lễ độ với mẹ. Lời nói tuy vô tình nhưng khiến cho người mẹ buồn, làm cho bố của En-ri- cô thất vọng. Đây là một hành vi không nên có ở một người con, đáng nhắc nhở và trách phạt. Nhưng ta cũng có thể thấy En- ri- cô là một đứa trẻ biết suy nghĩ, hối lỗi trước sự sai trái của bản thân. Trước những lời phân tích, phê bình nghiêm khắc của bố, En- ri- cô đã nhận thấy được cái sai của bản thân và có những suy nghĩ đúng đắn và hành động sử chữa kịp thời.
En- ri- cô biết ơn bố vì đã nhắc nhở mình và cảm thấy hối hận trước lời nói thiếu lễ độ với mẹ, En- ri- cô đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách cầu xin sự tha thứ của người mẹ. Như vậy, cậu bé En- ri- cô đáng trách nhưng cũng đáng trân trọng, đáng trách vì có những lời nói không đúng với mẹ, đáng trân trọng bởi cậu bé là một người biết lắng nghe, dùng những hành động thiết thực để sửa chữa lỗi lầm thay vì ngang bướng phủ định, không nghe lời bố. Qua bức thư của bố En- ri- cô gửi cho En- ri- cô ta có thể thấy đây là một người bố nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái.
Bố En- ri- cô không chấp nhận thái độ hỗn hào của En- ri- cô đối với mẹ, người bố đã vô cùng tức giận trước những lời nói không suy nghĩ ấy “Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”, người bố ấy nghiêm khắc trong việc chỉ ra khuyết điểm của con “…thà rằn bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. Ta có thể thấy bố En- ri- cô là một người vô cùng bộc trực, ngay thẳng khi nói ra những suy nghĩ của mình, người bố ấy không cho phép đứa con có hành vi hỗn láo với chính người yêu thương, quan tâm đến nó hơn tất cả mọi người.
Bên trong vẻ ngoài nghiêm khắc, bộc trực ấy là một tình thương con sâu sắc, vì thương con nên mới tức giận trước những hành vi sai trái của con “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. Người bố cũng là người có phương pháp giáo dục con hiệu quả, người bố dùng những lời lẽ có nghiêm khắc, có tha thiết, có cảnh cáo nhắc nhở để người con có thể thay đổi. Người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng qua lời kể của bố En- ri- cô ta có thể thấy đây là một người mẹ tuyệt vời.
Đó là người mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc, hi sinh lặng thầm vì En- ri-cô. Hồi còn nhỏ, En- ri- cô nhiều bệnh, hay ốm đau, mẹ luôn ở bên không rời En- ri- cô nửa bước vì sợ một phút rời mắt thôi thì đứa con có thể rời xa vòng tay mình mãi mãi “…mẹ phải thức suốt đên, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”, đó là người mẹ vĩ đại, sẵn sàng đánh đổi hết một năm hạnh phúc, thậm chí cả tính mạng để cứu sống con.
Tác phẩm Mẹ tôi của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi đã đề cập đến nhiều vấn đề mang tính nhân văn, đó là tình yêu của bố mẹ đối với con cái, là cách thức giáo dục để những đứa con có thể thay đổi theo hướng tích cực. Mà hơn hết đó chính là sự trưởng thành trong nhận thức của đứa con sau tất cả những lỗi lầm mà nó gây ra.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư