Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế kỉ 16, 17 nước ta có những tôn giáo nào? Thiên chúa giáo bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?

1/ Thế kỉ 16,17 nước ta có những tôn giáo nào?
2/ Thiên chưa giáo bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
3/ Tác dụng của các lễ hội,trò chơi?
4/ Công lao của ông A-lếch-xăng đơ Rốt.
5/ Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với đất nước?
6/ Kể câu chuyện về Trạng Quỳnh (Món ăn mầm đá)
MN giúp mình với mai là dự giờ rồi cô kêu chuẩn bị trước mà mình ko biết làm
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
966
2
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
04/03/2019 20:25:01
1. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.
Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .
Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Phạm Thu Thuỷ
04/03/2019 20:25:03
1/ Thế kỉ 16,17 nước ta có những tôn giáo nào?
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.
Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .
Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
2
1
Phạm Thu Thuỷ
04/03/2019 20:26:20
6/ Kể câu chuyện về Trạng Quỳnh (Món ăn mầm đá)
Chúa Trịnh quanh năm ăn toàn sơn hào, hải vị, chả thiếu thức gì, mà vẫn không thấy ngon miệng.
Môt hôm, Quỳnh túc trực, Chúa bảo:
– Ta ăn đủ của thơm vật lạ, mà không biết ngon. Ngươi có biết thứ gì ngon thì nói cho ta hay?
– Tâu Chúa, Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?
– Vị ấy ngon lắm à?
– Dạ, ngon lắm.
– Thật như thế thì làm để ta nếm thử xem?
Quỳnh sai người lập tức đi lấy “mầm đá” về ninh nhừ để làm đồ ngự thực, còn mình thì lủi về nhà lấy một lọ tương ngon, một đĩa muối trắng. Lọ tương thì bịt thật kỹ ngoài đề hai chữ “Đại phong” đem sang giấu một chỗ.
Chúa đợi lâu, thấy đói bụng, hỏi:
– Mầm đá đã chín chưa ?
Quỳnh thưa:
– Chưa được.
Chốc chốc, Chúa lại hỏi, Quỳnh tâu:
– Thứ ấy phải cho thật chín, không thì lâu tiêu.
Khuya, Chúa lại hỏi. Quỳnh biết Chúa đói lắm rồi, mới tâu:
– Xin Chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn mầm đá xin dâng sau.
Rồi truyền dọn cơm tương với muối dâng lên. Chúa đang đói, ăn ngon miệng. Trông thấy lọ đề hay chữ “Đại phong” lấy làm lạ. Chúa hỏi:
– Mầm “Đại phong” là mầm gì mà ngon thế?
– Bẩm là đồ dã vị thường dùng.
– Là gì, nói lên cho ta biết?
– Bẩm tương ạ?
– Ngươi để hai chữ “Đại phong” là nghĩa là sao?
– Bẩm “Đại phong” là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tuợng lo là lọ tương.
– Lâu nay ta không ăn, quên mất cả vị, sao ngon thế?
– Tâu Chúa, quả không sai. Lúc đói thì ăn gì cũng ngon, no thì không thấy gì vừa miệng!
Chúa cười bảo:
– Ngươi nói phải. Thế ra ngươi làm cho ta thật đói để ăn cho biết ngon, chứ đợi mầm đá thì biết đến bao giờ cho chín.
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
04/03/2019 20:27:10
4/
Là người phát minh ra Chữ tượng hình Ai Cập Chữ Sinai nguyên khởi Bảng chữ cái Phoenicia Bảng chữ cái Hy Lạp Hệ chữ viết Latinh Bảng chữ cái Bồ Đào Nha Chữ Quốc ngữ
5
Sự ra đời của chữ quốc ngữ trong thời điểm hiện tại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu truyền bá đạo thiên chúa của các giáo sĩ phương Tây, dần dần nó trở thành phương tiện thay thế hữu hiệu khi chữ Hán và chữ Nôm ngày càng mờ nhạt từ tk XX. Đồng thời sự xuất hiện của chữ quốc ngữ còn góp phần làm phong phú văn hóa, văn học nước ta...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×