Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là sự bay hơi. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Sự ngưng tụ là gì?

Câu 1: thế nào là sự bay hơi, tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào ? sự ngưng tụ là gì ?
câu 2: thế nào là sự nóng chảy,sự đông đặc ? nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ đông đặc là gì ?
câu 3: nêu kết luận sự vì nhiệt của chất rắn,chất lỏng,chất khí ?
câu 4: tại sao bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34 độ c và trên 42 độ c
câu 5: tại sao không nên đổ đầy nước vào chai thủy tinh,rồi nút chặt lại bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh vì nguy hiểm,hãy giải thích ?
câu 6: sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng ? tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan ?
mọi người giúp em với mai phải kiểm tra rồi em xin cảm ơn mọi người !
9 trả lời
Hỏi chi tiết
9.080
90
16
Nguyễn Thành Trương
24/04/2018 18:01:26
Câu 1:
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và điện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
26
13
Nguyễn Thành Trương
24/04/2018 18:04:36
Câu 3: Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn,chất lỏng,chất khí ?
- Chất rắn và chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.
- Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
17
8
Nguyễn Thành Trương
24/04/2018 18:05:33
Câu 4:
Tại vì nhiệt kế y tế chỉ để đo thân nhiệt cơ thể con người, mà thân nhiệt của con người chỉ có thể dao động trong khoảng từ 35 - 42 (vì ngoài khoảng này là DIE rồi :D )
thử nghĩ xem lí do vì sao mà họ lại chỉ lấy 1 khoảng nhỏ thôi. Mình nghĩ là do họ muốn tăng độ chính xác của kết quả đo.
Thay vì họ chia chiều dài nhiệt kế thành 100 phần (mỗi phần 1 độ ) thì họ chia thành 5 phần thì rõ ràng nếu chia 5 độ thì khoảng cách giữa các vạch lớn hơn, ta có thể chia nhỏ hơn để được các đia chia nhỏ nhất nhỏ hơn nữa vì thế có thể chính xác đến 0,1 độ C
17
8
Nguyễn Thành Trương
24/04/2018 18:08:00
Câu 5:
+ Hiện tượng: Chai thủy tinh đựng nước chẳng hạn vào tủ lạnh. Sau 1 thời gian thấy chai bị nứt. chai càng dễ nứt nếu ban đầu nước càng nóng.
+ Giải thích: Do sự nở vì nhiệt của nứơc và thủy tính khác nhau, Khi đóng băng, nước có xu hướng tăng thể tích, trong khi chai co lại dẫn đến nứt chai.
+ Khắc phục: Không đổ quá nhiều nước vào 1 chai thủy tinh; không đặt chai chứa nước nóng vào ngay trong tủ đông; Chọn chai có thành mỏng,....
15
5
Nguyễn Thành Trương
24/04/2018 18:11:00
CÂU 6:
Sương mù thường có vào mùa lạnh.
Vì khi Mặt trời mọc thì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng nên sương mù tan
24
6
Quỳnh Anh Đỗ
24/04/2018 18:11:30
C1:
Khái niệm: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của chất lỏng được phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là gió, nhiệt độ và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- VD: nước từ biển được đưa vào các ruộng muối, dưới ánh nắng sau một thời gian nước sẽ bốc hơi chỉ còn lại muối.
18
3
Quỳnh Anh Đỗ
24/04/2018 18:15:55
C2:
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Sự đông đặc là sự chuyển từ lỏng sang thể rắn.
Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy xảy ra, tức là chất chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng.
Nhiệt độ của thay đổi ngược lại là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường điểm nóng chảy trùng với điểm đông đặc.
15
5
Quỳnh Anh Đỗ
24/04/2018 18:18:19
C3:
_Các chất rắn, lỏng nở vì nhiệt khác nhau.
_Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
_Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
_Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
15
5
Quỳnh Anh Đỗ
24/04/2018 18:23:54
C5:
Do nước khi đông đặc lại thành nước đá thì thể tích tăng, sẽ làm chai thủy tinh đựng nước bị nứt vỡ gây nguy hiểm.
C6:
Sương mù thường có vào mùa lạnh vì đêm xuống nhiệt độ ngoài trời xuống thấp sương xuống sẽ gặp không khí lạnh và đông trong không khí và cho đến sáng khi mặt trời lên nhiệt độ tăng cao thì sương tan dần và cứ như vậy ngày này qua ngày khác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo