Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo anh chị hành vi sức khỏe ảnh hưởng như thế nào bởi yếu tố tâm lý, xã hội, văn hóa? Đưa ra các biện pháp giáo dục sức khỏe dựa vào những ảnh hưởng trên?

Nhờ các bạn giải hộ
Câu hỏi: Theo anh chị hành vi sức khỏe ảnh hưởng như thế nào bởi yếu tố tâm lý, xã hội, văn hóa? Đưa ra các biện pháp giáo dục sức khỏe dựa vào những ảnh hưởng trên?
Xin chân thành cảm ơn
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.382
2
0
Dương Hoàng Khánh ...
16/11/2018 13:31:21
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người

Có rất nhiều lý do dẫn đến vì sao người ta lại có hành vi này mà lại không có hành vi khác. Nếu chúng ta muốn sử dụng giáo dục sức khỏe để động viên mọi người thực hiện các hành vi lành mạnh cho sức khỏe của họ và của cộng đồng thì chúng ta phải hiểu rõ những lý do đằng sau các hành vi của con người hiện tại. Những hiểu biết này sẽ giúp chúng ta tìm ra các giải pháp thích hợp để tác động đến đối tượng giáo dục nhằm thay đổi những hành vi có hại cho sức khỏe của họ.

Có 4 lý do cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của con người như sau:

a. Suy nghĩ và tình cảm.

Con người: con người có những suy nghĩ và tình cảm khác nhau đối với cộng đồng mà họ đang sống. Những suy nghĩ và tình cảm này biểu thị những kiến thức, niềm tin, thái độ và giá trị xã hội và nó giúp con người quyết định ứng xử bằng cách này hay cách khác đối với các sự việc diễn ra.

Kiến thức: kiến thức thường được tích luỹ qua tự học tập, học tập, qua kinh nghiệm sống. Kiến thức thu được cung cấp bởi các giáo viên, cha mẹ, bạn bè, sách vở, báo chí v.v… Trẻ em đưa tay vào lửa chúng biết được lửa làm nóng và đau. Điều này làm cho trẻ em có được hiểu biết là không bao giờ đưa tay vào lửa nữa. Trẻ em có thể nhìn thấy một con vật nào đó chạy ngang qua đường và bị xe cán phải, từ sự việc này trẻ em học được rằng chạy ngang qua đường có thể nguy hiểm và cần phải cẩn thận khi đi sang đường. Kiến thức của mỗi người được tích luỹ trong suốt cuộc đời.

Niềm tin: niềm tin là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân cũng như kinh nghiệm của nhóm. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả các khía cạnh của đời sống. Hầu hết các niềm tin có nguồn gốc từ lâu đời và vì thế mà xã hội chấp nhận và ít khi đặt câu hỏi về giá trị của niềm tin. Niềm tin thường bắt nguồn từ cha mẹ, ông bà và những người mà chúng ta kính trọng. Chúng ta thường chấp nhận niềm tin mà không cần cố gắng để xác định điều đó là đúng hay sai

Thái độ: thái độ phản ánh những điều mọi người thích hoặc không thích, tin hay không tin. Thái độ thường bắt nguồn từ niềm tin, kinh nghiệm hoặc được tích luỹ trong cuộc sống của chúng ta hoặc những người sống và làm việc gần gũi xung quan chúng ta như: cha mẹ, ông bà, anh em họ hàng, đồng nghiệp … Những người sống gần gũi chúng ta có thể làm cho chúng ta suy nghĩ, quan tâm đến hành vi nào đó hoặc cũng có thể làm người ta lo lắng về vấn đề nào đó. Tóm lại thái độ rất quan trọng đối với hành vi của con người. Trong giáo dục sức khỏe cần phân tích rõ tại sao mọi người lại có thái độ nhất định đối với các hành vi sức khỏe như vậy để từ Ôn có tác động nhằm làm chuyển đổi thái độ

Giá trị: trong đời sống có những niềm tin và những chuẩn mực rất quan trọng đối với chúng ta. Những người trong cộng đồng chia sẻ những giá trị của cuộc sống.

b. Những người có ảnh hưởng quan trọng đối với chúng ta.

Lý do thứ hai của những hành vi sức khỏe của chúng ta là do ảnh hưởng từ những người có vai trò quan trọng đối với chúng ta trong cuộc sống. Khi một người nào đó được chúng ta nói là người quan trọng của chúng ta thì ta thường dễ dàng nghe theo những lời họ nói, làm theo những điều họ khuyên hoặc những việc họ làm. Những người có ảnh hưởng lớn đối với chúng ta thường là cha mẹ, ông bà, vợ chồng, lãnh đạo cộng đồng, cha cố, đồng nghiệp, bạn thân, những người sẵn sàng giúp đỡ chúng ta khi cần như: giáo viên, cán bộ y tế, những người lãnh đạo v.v. . .

Giáo viên có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với học sinh, nhất là ở lứa tuổi càng nhỏ thì học sinh càng ảnh hưởng bởi các hành vi của thầy cô giáo. Nếu học sinh nhìn thấy thầy giáo rửa tay trước khi ăn chúng có thể bắt chước hành vi này của thầy giáo không có gì khó khăn.

Mọi người đều thích có bạn bè và trong nhóm bạn bè chúng ta có thể dễ thấy những hành vi ứng xử của họ tương tự như nhau. Trong nhóm trẻ em vị thành niên thân thiết với nhau, nếu có một em hút thuốc lá, các em khác có thể sẽ hút thuốc lá theo. Như vậy hành vi của cá nhân chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những người sống xung quanh ta.

c. Nguồn lực sẵn có:

Nguồn lực sắn có là lý do thứ 3 đối với sự thay đổi các hành vi sức khỏe của con người là liệu có các nguồn lực nhất định để giúp cho họ thay đổi hành vi hay không. Nguồn lực bao gồm những điều kiện thuận lợi, tiện, thời gian, nhân lực, phục vụ, kỹ năng và cơ sở vật chất.

– Thời gian: thời gian là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người, có những hành vi phải cần có thời gian để thực hành hoặc để thay đổi được Ví dụ một thợ may có rất nhiều việc phải làm trong khoảng thời gian ngắn. Chẳng may anh ta bị đau đầu, anh ta muốn đến bệnh viện để khám bệnh, nhưng anh ta lại sợ đi khám bệnh phải chờ đợi lâu mất thời gian vì bệnh viện rất đông người và như thế anh ta sẽ không kịp trả hàng cho khách đúng hẹn. Điều này sẽ làm mất uy tín đối với khách hàng nên anh quyết định đến hiệu thuốc gần nhà mua thuốc tự điều trị. Nguồn dịch vụ y tế rất quan trọng nhưng nếu không thuận tiện (quá đông) cũng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng các dịch vụ đó.

– Tiền: tiền rất cần thiết cho một số hành vi. Có những bà mẹ rất muốn chăm sóc con cái bằng cách mua các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt, cá, trứng v.v… cho con của họ, nhưng vì không có đủ tiền nên bà mẹ buộc phải mua các loại thực phẩm phù hợp với số tiền hiện có của mình. Có một số người buộc phải thực hiện những công việc nguy hiểm, thiếu những phương tiện bảo hộ vì muốn có tiền.

– Nhân lực: nhân lực đôi khi ảnh hưởng lớn đến hành vi của chúng ta. Nếu một cộng đồng nào đó có thể huy động nguồn nhân lực dễ dàng thì việc tổ chức các lao động phúc lợi cho cộng đồng sẽ được thực hiện dễ dàng thường xuyên. Ví dụ như: huy động nhân lực tham gia xây dựng trường học, trạm y tế, làm các công trình vệ sinh, thực hiện vệ sinh đường làng ngõ xóm v.v. . .

d. Yếu tố văn hoá:

Các yếu tố này ảnh hưởng đến hành vi con người đã trình bày ở trên rất khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Những biểu hiện thông thường của hành vi như những niềm tin, các giá trị được xã hội chấp nhận, sử dụng các nguồn lực trong cộng đồng … là những yếu tố góp phần hình thành mô hình lối sống. Điều này được hiểu như là nền văn hoá.

Như vậy ta có thể có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi sức khỏe của con người. Cùng một cách ứng xử nhưng cũng có thể có nhiều lý do khác nhau: Ví dụ: ba bà mẹ cùng cho con ăn hoa quả nhưng khi hỏi, họ trả lời với những lý do khác nhau: – Bà mẹ A cho là cho con ăn hoa quả sẽ khỏe mạnh. – Bà mẹ B cho là vì bà mẹ chồng trước đây thường cho chồng bà ăn hoa quả nên bà cũng cho con bà ăn hoa quả. – Còn bà mẹ C thì cho con ăn hoa quả vì có giá rẻ hơn các loại bánh kẹo.

Tìm hiểu kỹ những nguyên nhân của các hành vi chúng ta có thể có khả năng đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề có liên quan đến sức khỏe của cá nhân hay cộng đồng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×