Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về đồ dùng trong gia đình

13 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
15.031
27
15
Phạm Thu Thuỷ
16/11/2018 20:03:58
Chiếc bàn là luôn là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đó là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ra và làm mất nếp nhăn. Xã hội ngày càng phát triển nhưng chiếc bàn là hơi nước vẫn được người tiêu dùng lựa chọn vì những lợi ích không thể thay thế.
Chiếc bàn là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay từ thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã biết dùng chiếc chảo có bỏ than nóng lên trên để làm thẳng các sản phẩm bằng vải. Trước khi có bàn là điện, người ta làm nóng bàn là bằng cách sử dụng xăng, cồn, ga, dầu cá…Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn. Khi xã hội được công nghiêp hóa cao độ, các bàn là dùng chất đốt được thay thế dần bởi các bàn là chạy bằng điện, sử dụng một điện trở có điện trở suất cao để phát ra nhiều nhiệt khi có dòng điện chạy qua. Loại bàn là dùng nguồn nhiệt là điện trở được sáng chế vào năm 1882 do một người Mỹ tại New York là Henry W. Seely. Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.
Hiện nay trên thị trường tiêu thụ xuất hiện nhiều mẫu mã bàn là, kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên chiếc bàn là hơi nước được dùng phổ biến hơn cả. Hai loại bàn là hơi nước ta thường gặp là bàn là cây và bàn là mini cầm tay. Đối với bàn là cây thì quần áo không cần phải trải ra để ủi, mà có thể được ủi thẳng khi đang được treo chỉ với vài động tác đơn giản. Bàn là mini cầm tay với thiết kế nhỏ gọn, không cồng kềnh, thuận lợi cho những chuyến đi du lịch xa.
Bên ngoài chiếc bàn là trông khá đơn giản nhưng cấu tạo bên trong lại khá nhiều chi tiết. Kết cấu của bàn là có thể dựng đứng lên trên phần đuôi của nó, điều này cốt để cho mặt là nóng không tiếp xúc với các vật khác khiến chúng bị hư hại dưới tác dụng của nhiệt. Phần vỏ được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm hoặc nhựa chịu nhiệt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. Đối với bàn là hơi nước thì bộ phận quan trọng nhất là chiếc nồi hơi. Nồi hơi có tác dụng đun nước sôi tạo áp suất đẩy hơi nước qua dây dẫn lên đầu. Vì vậy nồi hơi nếu được sản xuất chính hãng và đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như độ bền của bàn là. Ngoài nồi hơi thì ống dẫn hơi cũng là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi bàn là. Có hai loại ống hơi được sản xuất là ống hơi mềm và ống cứng. Cả hai đều chịu được sức nóng của hơi nước và đều dẫn hơi nước. Ngoài ra bàn là còn có các bộ phận như nguồn sinh điện, nút điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo hiệu, rơle nhiệt. Trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau, được đặt cách điện với vỏ. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt. Ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo, khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Các bàn là hiện nay đều thiết kế một bộ phận tiết kiệm năng lượng. Nếu như bàn là bị "để quên" không tắt trong vòng 10-15 phút, bàn là sẽ tự tắt để tiết kiệm điện và chống cháy nổ. Công suất của bàn là dao động từ 1500w đến 1800w.
Bàn là đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng và gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không và kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đồng thời, đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Sau đó ta đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là. Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng. Khi bắt đầu là lưu ý phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là. Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.
Chiếc bàn là hơi nước có rất nhiều lợi ích. Trước hết chúng có kiểu dáng khá đa dạng, màu sắc bắt mắt nên thu hút được người mua. Ngoài ra chúng sử dụng được hầu hết với các loại vải, kể cả những loại vải “khó tính” như lụa, lanh, nhung, dạ, len… mà không gây hư hại. Bàn là hơi nước làm phẳng quần áo bằng áp lực của luồng hơi nước nóng nên không lo quần áo bị cháy hoặc biến dạng sợi vải, đồng thời chúng cũng ủi nhanh hơn so với là thông thường
Chiếc bàn là là một người bạn thân thiết với con người. Nó mang lại những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ, giúp con người tự tin khi mặc. Vì thế cần bảo vệ, giữ gìn chiếc bàn là thật tốt để nó mãi chung tay góp sức vào sinh hoạt của mỗi người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
27
8
Chymtee :"v
16/11/2018 20:04:31
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH (Cái bàn là)
Chiếc bàn là luôn là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đó là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ra và làm mất nếp nhăn. Xã hội ngày càng phát triển nhưng chiếc bàn là hơi nước vẫn được người tiêu dùng lựa chọn vì những lợi ích không thể thay thế.
Chiếc bàn là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay từ thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã biết dùng chiếc chảo có bỏ than nóng lên trên để làm thẳng các sản phẩm bằng vải. Trước khi có bàn là điện, người ta làm nóng bàn là bằng cách sử dụng xăng, cồn, ga, dầu cá…Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn. Khi xã hội được công nghiêp hóa cao độ, các bàn là dùng chất đốt được thay thế dần bởi các bàn là chạy bằng điện, sử dụng một điện trở có điện trở suất cao để phát ra nhiều nhiệt khi có dòng điện chạy qua. Loại bàn là dùng nguồn nhiệt là điện trở được sáng chế vào năm 1882 do một người Mỹ tại New York là Henry W. Seely. Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.
Hiện nay trên thị trường tiêu thụ xuất hiện nhiều mẫu mã bàn là, kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên chiếc bàn là hơi nước được dùng phổ biến hơn cả. Hai loại bàn là hơi nước ta thường gặp là bàn là cây và bàn là mini cầm tay. Đối với bàn là cây thì quần áo không cần phải trải ra để ủi, mà có thể được ủi thẳng khi đang được treo chỉ với vài động tác đơn giản. Bàn là mini cầm tay với thiết kế nhỏ gọn, không cồng kềnh, thuận lợi cho những chuyến đi du lịch xa.
Bên ngoài chiếc bàn là trông khá đơn giản nhưng cấu tạo bên trong lại khá nhiều chi tiết. Kết cấu của bàn là có thể dựng đứng lên trên phần đuôi của nó, điều này cốt để cho mặt là nóng không tiếp xúc với các vật khác khiến chúng bị hư hại dưới tác dụng của nhiệt. Phần vỏ được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm hoặc nhựa chịu nhiệt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. Đối với bàn là hơi nước thì bộ phận quan trọng nhất là chiếc nồi hơi. Nồi hơi có tác dụng đun nước sôi tạo áp suất đẩy hơi nước qua dây dẫn lên đầu. Vì vậy nồi hơi nếu được sản xuất chính hãng và đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như độ bền của bàn là. Ngoài nồi hơi thì ống dẫn hơi cũng là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi bàn là. Có hai loại ống hơi được sản xuất là ống hơi mềm và ống cứng. Cả hai đều chịu được sức nóng của hơi nước và đều dẫn hơi nước. Ngoài ra bàn là còn có các bộ phận như nguồn sinh điện, nút điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo hiệu, rơle nhiệt. Trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau, được đặt cách điện với vỏ. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt. Ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo, khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Các bàn là hiện nay đều thiết kế một bộ phận tiết kiệm năng lượng. Nếu như bàn là bị "để quên" không tắt trong vòng 10-15 phút, bàn là sẽ tự tắt để tiết kiệm điện và chống cháy nổ. Công suất của bàn là dao động từ 1500w đến 1800w.
Bàn là đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng và gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không và kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đồng thời, đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Sau đó ta đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là. Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng. Khi bắt đầu là lưu ý phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là. Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.
Chiếc bàn là hơi nước có rất nhiều lợi ích. Trước hết chúng có kiểu dáng khá đa dạng, màu sắc bắt mắt nên thu hút được người mua. Ngoài ra chúng sử dụng được hầu hết với các loại vải, kể cả những loại vải “khó tính” như lụa, lanh, nhung, dạ, len… mà không gây hư hại. Bàn là hơi nước làm phẳng quần áo bằng áp lực của luồng hơi nước nóng nên không lo quần áo bị cháy hoặc biến dạng sợi vải, đồng thời chúng cũng ủi nhanh hơn so với là thông thường
Chiếc bàn là là một người bạn thân thiết với con người. Nó mang lại những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ, giúp con người tự tin khi mặc. Vì thế cần bảo vệ, giữ gìn chiếc bàn là thật tốt để nó mãi chung tay góp sức vào sinh hoạt của mỗi người.
28
10
Chymtee :"v
16/11/2018 20:05:09
THUYẾT MINH VỀ CÁI PHÍCH, CÁI BÌNH THỦY
Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.
Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.
Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ. Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.
Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.
Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết. Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà. Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh.
Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại. Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí. Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.
Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.
25
7
Ni Tani-Kun
16/11/2018 20:05:14
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều các loại đồ dùng, vật dụng được con người sử dụng trong gia đình. Đó là những vật dụng hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có công dụng như một loại bình để chứa nước, đặc biệt là giữ cho nước luôn ấm để mọi người trong gia đình có thể sử dụng bất kì lúc nào, mà không cần tốn công hâm nóng hay đi đun lại nước. Vật dụng thần kì này mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Đó là chiếc phích nước.
Phích nước là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Công dụng lớn nhất của chiếc phích nước chính là giữ nước nóng ở nhiệt độ ổn định. Phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng nước của con người mà không mất thêm nhiều công sức đun nóng. Với thiết kế đặc biệt, chiếc phích nước có thể duy trì độ nóng của nước trong một thời gian khá dài, khoảng bảy đến mười ngày. Chiếc phích nước được cấu tạo bởi các bộ phận chính như: vỏ phích- đây là bộ phận bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhựa. Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng.
Bộ phận thứ hai của chiếc phích mà ta có thể kể đến, đó chính là ruột phích. Trong cấu tạo của phích, ruột phích được xem là bộ phận quan trọng nhất, nó có vai trò giữ nhiệt độ của nước nóng. Do ruột phích được làm bằng một lớp thủy tinh mỏng, sau đó được tráng trên bề mặt một lớp bạc nên phích nước có thể duy trì nhiệt độ của nước trong một thời gian dài. Bộ phận thứ ba của chiếc phích nước là chiếc lắp phích, bộ phận này cũng vô cùng quan trọng bởi nó là bộ phận dùng để che kín miệng phích, cách li được nước nóng trong phích tiếp xúc với không khí bên ngoài. Chiếc lắp phích thường được làm bằng nhựa, gồm hai lớp. Lớp ở trong có những đường xoáy để tạo độ khít với phích nước, lớp bên ngoài có hình dạng như một chiếc cốc nhỏ, đậy ở trên cùng.
Phích nước thường có dạng hình trụ dài, kích thước ở thân đều nhau, miệng tương đối nhỏ. Với kích thước này chỉ thích hợp dùng siêu đổ nước trực tiếp hoặc dùng những chiếc ca có miệng để rót nước vào phích. Màu sắc, hình dạng, kích thước của những chiếc phích cũng khá đa dạng. Ngày nay, người ta sản xuất phích nước với rất nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của mỗi người, mỗi gia đình. Nếu như hình dáng bên ngoài của chiếc phích có hình trụ dài thì ruột phích lại có hình trứng, thon tròn ở dưới đáy, thuôn dài ở phần thân.
Về kích thước của những chiếc phích phụ thuộc hoàn toàn vào dung lượng nước mà nó có thể chứa. Thể tích thông thường nhất của những chiếc phích là khoảng 300 ml, nhưng cũng có những loại phích có kích thước lớn hơn 500 ml để phục vụ cho những gia đình đông người, cho những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều. Phích nước có công dụng có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, song giá thành của nó cũng rất rẻ, giá dao động từ một trăm nghìn đồng đến hai trăm năm mươi nghìn đồng, tùy thuộc vào thể tích, mẫu mã, nhãn hiệu… nhờ những chiếc phích nước mà con người luôn có nước nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như: pha trà, pha mì tôm, hòa cà phê….
Những chiếc phích mang lại nhiều tiện ích cho con người, trong đó quan trọng nhất là tiết kiệm được thời gian, công sức. Con người có thể sử dụng nước nóng bất kì lúc nào, nhiệt độ trong phích luôn được đảm bảo, nhu cầu sử dụng cũng được đáp ứng tốt hơn. Như vậy, phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình.
14
7
Chymtee :"v
16/11/2018 20:05:41
Chiếc bàn là luôn là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đó là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ra và làm mất nếp nhăn. Xã hội ngày càng phát triển nhưng chiếc bàn là hơi nước vẫn được người tiêu dùng lựa chọn vì những lợi ích không thể thay thế
Chiếc bàn là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay từ thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã biết dùng chiếc chảo có bỏ than nóng lên trên để làm thẳng các sản phẩm bằng vải. Trước khi có bàn là điện, người ta làm nóng bàn là bằng cách sử dụng xăng, cồn, ga, dầu cá…Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn. Khi xã hội được công nghiêp hóa cao độ, các bàn là dùng chất đốt được thay thế dần bởi các bàn là chạy bằng điện, sử dụng một điện trở có điện trở suất cao để phát ra nhiều nhiệt khi có dòng điện chạy qua. Loại bàn là dùng nguồn nhiệt là điện trở được sáng chế vào năm 1882 do một người Mỹ tại New York là Henry W. Seely. Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.
Hiện nay trên thị trường tiêu thụ xuất hiện nhiều mẫu mã bàn là, kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên chiếc bàn là hơi nước được dùng phổ biến hơn cả. Hai loại bàn là hơi nước ta thường gặp là bàn là cây và bàn là mini cầm tay. Đối với bàn là cây thì quần áo không cần phải trải ra để ủi, mà có thể được ủi thẳng khi đang được treo chỉ với vài động tác đơn giản. Bàn là mini cầm tay với thiết kế nhỏ gọn, không cồng kềnh, thuận lợi cho những chuyến đi du lịch xa.
Bên ngoài chiếc bàn là trông khá đơn giản nhưng cấu tạo bên trong lại khá nhiều chi tiết. Kết cấu của bàn là có thể dựng đứng lên trên phần đuôi của nó, điều này cốt để cho mặt là nóng không tiếp xúc với các vật khác khiến chúng bị hư hại dưới tác dụng của nhiệt. Phần vỏ được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm hoặc nhựa chịu nhiệt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. Đối với bàn là hơi nước thì bộ phận quan trọng nhất là chiếc nồi hơi. Nồi hơi có tác dụng đun nước sôi tạo áp suất đẩy hơi nước qua dây dẫn lên đầu. Vì vậy nồi hơi nếu được sản xuất chính hãng và đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như độ bền của bàn là. Ngoài nồi hơi thì ống dẫn hơi cũng là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi bàn là. Có hai loại ống hơi được sản xuất là ống hơi mềm và ống cứng. Cả hai đều chịu được sức nóng của hơi nước và đều dẫn hơi nước. Ngoài ra bàn là còn có các bộ phận như nguồn sinh điện, nút điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo hiệu, rơle nhiệt. Trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau, được đặt cách điện với vỏ. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt. Ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo, khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Các bàn là hiện nay đều thiết kế một bộ phận tiết kiệm năng lượng. Nếu như bàn là bị "để quên" không tắt trong vòng 10-15 phút, bàn là sẽ tự tắt để tiết kiệm điện và chống cháy nổ. Công suất của bàn là dao động từ 1500w đến 1800w.
Bàn là đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng và gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không và kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đồng thời, đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Sau đó ta đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là. Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng. Khi bắt đầu là lưu ý phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là. Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.
Chiếc bàn là hơi nước có rất nhiều lợi ích. Trước hết chúng có kiểu dáng khá đa dạng, màu sắc bắt mắt nên thu hút được người mua. Ngoài ra chúng sử dụng được hầu hết với các loại vải, kể cả những loại vải “khó tính” như lụa, lanh, nhung, dạ, len… mà không gây hư hại. Bàn là hơi nước làm phẳng quần áo bằng áp lực của luồng hơi nước nóng nên không lo quần áo bị cháy hoặc biến dạng sợi vải, đồng thời chúng cũng ủi nhanh hơn so với là thông thường.
Chiếc bàn là là một người bạn thân thiết với con người. Nó mang lại những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ, giúp con người tự tin khi mặc. Vì thế cần bảo vệ, giữ gìn chiếc bàn là thật tốt để nó mãi chung tay góp sức vào sinh hoạt của mỗi người.
20
9
Ni Tani-Kun
16/11/2018 20:08:29
Trong các đồ dùng sinh hoạt của con người, có lẽ chúng tôi thuộc vào loại thông dụng nhất. Chúng tôi phải làm việc căng thẳng vào những ngày hè oi bức, nóng nực. Chắc các bạn biết tôi là ai rồi chứ. Tôi là quạt đấy mà. Tôi rất vui khi được gặp gỡ giao lưu với các bạn để giới thiệu về họ hàng của chúng tôi.
Có lẽ từ rất lâu rồi họ nhà quạt đã xuất hiện trên sự sống đất từ khi con người xuất hiện hay con người có cảm giác mà cũng có thể từ khi họ có hiểu biết. Tôi được nghe rất nhiều câu chuyện về họ nhà quạt, có truyện kể rằng từ rất xa xưa quạt có thể tạo nên sức thần kỳ và còn được dùng cho các vua chúa cung đình. Kể từ đó chúng tôi ra đời trong niềm vui sướng của các bạn đấy. Thật là thú vị!
Họ quạt chúng tôi rất đông gồm hai dòng họ lớn là họ quạt điện và họ quạt thủ công. Tuy họ quạt điện có bề thế, chỗ đứng hơn trên thị trường nhưng quạt thủ công lại có bề dầy lịch sử và có ý nghĩa văn hoá. Chúng tôi luôn giúp đỡ nhau để phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn cho các bạn. Tôi luôn tự hào vì mỗi anh em họ quạt lại mang những nét riêng biệt với nhiều lợi ích sử dụng.
Dòng họ quạt điện gồm quạt trần, quạt cây, quạt treo và cả quạt bàn nữa. Họ được chế tạo bởi những công nghệ hiện đại gồm hai bộ phận chính là động cơ điện và cánh quạt.
Cánh của chúng tôi được lắp với trục động cơ điện, làm bằng nhựa hoặc kim loại. Cánh của họ quạt điện khiến đằng quạt giấy phải trầm trồ thán phục bởi kiểu dáng mới lạ để tạo ra gió khi quay. Các bạn có biết lưới bảo vệ là người bạn tốt nhất của chúng tôi không, anh ấy luôn bảo vệ che chở cho đôi cánh của họ quạt đấy. Các bạn phải chăm sóc giữ gìn tốt vì lưới bảo vệ còn giữ an toàn cho người sử dụng.
Bộ phận chính thứ hai của họ quạt máy là động cơ điện chứa các thiết bị quan trọng để chúng tôi có thể hoạt động được. Phần động cơ điện của chúng tôi cũng chẳng khác nào bộ não của con người.
Ngoài ra họ quạt điện còn có vỏ bọc bên ngoài thường làm bằng nhựa để cách điện, chống điện ở bên trong rò rỉ ra ngoài gây nguy hiểm khi sử dụng. Trên thân của chúng tôi còn có bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và hẹn giờ. Ở quạt bàn và quạt cây thường có quai xách gần với lưới bảo vệ để tiện vận chuyển còn ở quạt trần và quạt treo tường còn có móc treo gắn tường, ở cạnh chúng tôi các bạn sẽ luôn được an toàn, ở một số anh em trong họ quạt điện còn có chân hình bánh tròn để dễ xê dịch. Nhưng các bạn ạ, chúng tôi sẽ luôn phục vụ tốt các bạn nếu các bạn biết giữ gìn những anh quạt điện. Các bạn nhớ phải lau chùi thường xuyên cho thân hình chúng tôi được sạch sẽ. Có thế chúng tôi mới được mọi người để ý. Các bạn đừng quên lau dầu để chúng tôi hoạt động hiệu quả nhé.
Mặc dù quạt máy rất hiện đại và hữu ích nhưng không phải vậy mà xem thường quạt thủ công. Tuy được kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ chỉ bằng giấy hoặc nan tre chẻ mỏng nhưng cũng được nhiều người tin dùng. Từ xa xưa khi công nghệ chưa phát triển quạt thủ công đã gắn liền với người nông dân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các bạn cũng đã trông thấy trong các dịp lễ hội thường thấy chúng tôi xuất hiện trên tay các cụ già và những người dâng hương. Họ quạt giấy chúng tôi chỉ mặc một lớp áo mỏng bằng giấy hoặc nan tre và cũng có thể làm bằng vải lụa. Bộ xương mềm mại dẻo dai nhưng cũng rất rắn chắc của chúng tôi làm bằng tre. Với đời sống hiện đại khi khoa học kỹ thuật phát triển quạt thủ công ít được dùng trong khi có rất nhiều loại quạt điện. Nhưng trong những lúc mất điện thì quạt thủ công lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Họ hàng quạt thủ công chúng tôi còn được vẻ vang hãnh diện hơn khi sau những câu quan họ mượt mà đằm thắm.
Không chỉ vậy chúng tôi còn được dùng để trang trí trong những căn nhà hoặc lễ hội. Tôi rất buồn vì họ quạt thủ công có tuổi thọ không cao. Nhưng chính vì vậy mà mọi người lại càng phải giữ gìn cẩn thận hơn. Tôi nghe nói ngày nay còn phát minh ra cả máy điều hoà nữa chứ nhưng không phải vậy mà chúng tôi thất nghiệp đâu vì con người luôn cần đến chúng tôi mà, phải không các bạn?
Chúng tôi hy vọng sẽ dốc hết sức mình phục vụ con người để không phụ lòng tin tưởng của các bạn. Nếu các bạn đối xử tốt với chúng tôi thì tôi tin chắc cuộc sống của các bạn sẽ thêm vui tươi, sảng khoái hơn bao giờ hết.
Họ quạt chúng tôi rất tự hào với chính mình bởi chúng tôi đã là một phần trong cuộc sống của các bạn. Được các bạn tin dùng và sử dụng họ quạt đã rất vui rồi. Tôi mong trong tương lai sẽ còn nhiều người biết đến chúng tôi hơn nữa. Thôi chào các bạn nhé, ông chủ đi làm về rồi, tôi phải làm việc đây.

Bài làm 2
Quạt là đồ dùng vô cùng gần gũi với người dân. Chiếc quạt đã tạo ra gió làm dịu đi cái nóng của mùa hè đối với con người. Không những thế, nó còn giúp con người ngủ ngon hơn, thoải mái hơn.
Quạt bây giờ có quạt điện và quạt thủ công. Tuy chúng có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều có công dụng là làm mát. Ngoài ra quạt thủ công còn là đồ vật trang trí trong nhà, biểu diễn nghệ thuật.
Quạt thủ công đã xuất hiện từ rất lâu đời. Bà la sát đã dùng chiếc quạt ba tiêu của mình để quạt Tôn Ngộ Không bay xa tới mười nghìn dặm chỉ một cái vung tay. Tác giả Ngô Thừa Ân đã nói quá sức mạnh của chiếc quạt. Nhưng thật sự quạt thủ công đã có vai trò rất lớn trong xã hội cũ. Từ vua chúa sử dụng những chiếc quạt làm bằng lông vũ xinh đẹp để tạo sự thoải mái trong giấc ngủ trưa đến các sĩ tử dùng quạt giấy để biểu thị sự nho nhã, có học của mình trước mọi người. Bây giờ, theo tôi được biết, quạt thủ công chủ yếu là quạt giấy và quạt nan. Theo đúng tên gọi của nó, nguyên liệu làm quạt là giấy và nan tre nhỏ, mảnh. Người ta làm quạt theo một hình mẫu nhưng bây giờ có rất nhiều mẫu đẹp như hình rồng, hình phượng...
Hồi nhỏ, tôi đã hỏi bà:
Bà ơi, tại sao cái quạt nhà mình lại tự quay được thế?
Tại trong đó có tay thần cháu ạ - Bà tôi cười.
Bây giờ, tôi đã biết tại sao quạt điện lại tự chạy được. Trong quạt có bộ phận được gọi là roto và stato. Khi ta cắm phích điện vào ổ thì có một luồng điện truyền vào roto làm roto quay. Roto gắn với thanh sắt nối với cánh quạt. Vì vậy khi roto quay thì cánh quạt quay và tạo ra gió. Bộ phận chính của quạt là phần quay và phần điều chỉnh. Phần quay chính là stato, roto và cánh quạt. Còn phần điều chỉnh là các nút bấm. Ngoài ra, vỏ và lồng bảo vệ cánh quạt cũng là bộ phận không thể thiếu để làm nên chiếc quạt hoàn chỉnh. Chiếc quạt cóc gắn liền với nhân dân ta nửa cuối thế kỷ XX đã bị đào thải trên thị trường. Giờ đây có vô cùng những sản phẩm quạt điện từ rẻ tiền đến đắt giá. Từ chiếc "để bàn MD" đến "điều khiểu Euro". Từ "Quạt cây ASIA" đến "quạt trần nhỏ xíu mắc màn". Tất cả đều là số ít trong hàng loạt sản phẩm quạt điện ngày nay. Tuy chỉ biết công đoạn dây chuyền để sản xuất quạt điện nhưng tôi vẫn công nhận rằng người phát minh ra động cơ điện là thiên tài.
Giờ đây, công nghệ làm mát hiện đại như máy điều hoà, máy lạnh đã quen thuộc trên thị trường, nhưng những chiếc quạt có lẽ sẽ luôn có "đất dụng võ".
20
8
doan man
16/11/2018 20:08:46
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.
Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
16
5
doan man
16/11/2018 20:11:53
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
6
5
nguyễn trà my
16/11/2018 20:54:17
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
Chiếc bàn là luôn là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đó là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ra và làm mất nếp nhăn. Xã hội ngày càng phát triển nhưng chiếc bàn là hơi nước vẫn được người tiêu dùng lựa chọn vì những lợi ích không thể thay thế.
Chiếc bàn là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay từ thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã biết dùng chiếc chảo có bỏ than nóng lên trên để làm thẳng các sản phẩm bằng vải. Trước khi có bàn là điện, người ta làm nóng bàn là bằng cách sử dụng xăng, cồn, ga, dầu cá…Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn. Khi xã hội được công nghiêp hóa cao độ, các bàn là dùng chất đốt được thay thế dần bởi các bàn là chạy bằng điện, sử dụng một điện trở có điện trở suất cao để phát ra nhiều nhiệt khi có dòng điện chạy qua. Loại bàn là dùng nguồn nhiệt là điện trở được sáng chế vào năm 1882 do một người Mỹ tại New York là Henry W. Seely. Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.
Hiện nay trên thị trường tiêu thụ xuất hiện nhiều mẫu mã bàn là, kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên chiếc bàn là hơi nước được dùng phổ biến hơn cả. Hai loại bàn là hơi nước ta thường gặp là bàn là cây và bàn là mini cầm tay. Đối với bàn là cây thì quần áo không cần phải trải ra để ủi, mà có thể được ủi thẳng khi đang được treo chỉ với vài động tác đơn giản. Bàn là mini cầm tay với thiết kế nhỏ gọn, không cồng kềnh, thuận lợi cho những chuyến đi du lịch xa.
Bên ngoài chiếc bàn là trông khá đơn giản nhưng cấu tạo bên trong lại khá nhiều chi tiết. Kết cấu của bàn là có thể dựng đứng lên trên phần đuôi của nó, điều này cốt để cho mặt là nóng không tiếp xúc với các vật khác khiến chúng bị hư hại dưới tác dụng của nhiệt. Phần vỏ được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm hoặc nhựa chịu nhiệt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. Đối với bàn là hơi nước thì bộ phận quan trọng nhất là chiếc nồi hơi. Nồi hơi có tác dụng đun nước sôi tạo áp suất đẩy hơi nước qua dây dẫn lên đầu. Vì vậy nồi hơi nếu được sản xuất chính hãng và đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như độ bền của bàn là. Ngoài nồi hơi thì ống dẫn hơi cũng là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi bàn là. Có hai loại ống hơi được sản xuất là ống hơi mềm và ống cứng. Cả hai đều chịu được sức nóng của hơi nước và đều dẫn hơi nước. Ngoài ra bàn là còn có các bộ phận như nguồn sinh điện, nút điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo hiệu, rơle nhiệt. Trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau, được đặt cách điện với vỏ. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt. Ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo, khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Các bàn là hiện nay đều thiết kế một bộ phận tiết kiệm năng lượng. Nếu như bàn là bị "để quên" không tắt trong vòng 10-15 phút, bàn là sẽ tự tắt để tiết kiệm điện và chống cháy nổ. Công suất của bàn là dao động từ 1500w đến 1800w.
Bàn là đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng và gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không và kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đồng thời, đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Sau đó ta đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là. Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng. Khi bắt đầu là lưu ý phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là. Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.
Chiếc bàn là hơi nước có rất nhiều lợi ích. Trước hết chúng có kiểu dáng khá đa dạng, màu sắc bắt mắt nên thu hút được người mua. Ngoài ra chúng sử dụng được hầu hết với các loại vải, kể cả những loại vải “khó tính” như lụa, lanh, nhung, dạ, len… mà không gây hư hại. Bàn là hơi nước làm phẳng quần áo bằng áp lực của luồng hơi nước nóng nên không lo quần áo bị cháy hoặc biến dạng sợi vải, đồng thời chúng cũng ủi nhanh hơn so với là thông thường
Chiếc bàn là là một người bạn thân thiết với con người. Nó mang lại những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ, giúp con người tự tin khi mặc. Vì thế cần bảo vệ, giữ gìn chiếc bàn là thật tốt để nó mãi chung tay góp sức vào sinh hoạt của mỗi người
Là một người Việt Nam chúng ta rất tự hào về người dân mình, dân tộc mình bởi nơi đây có những con người có lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Tình yêu ấy càng được thể hiện rõ khi đất nước có giặc ngoại xâm. Những người dân Việt Nam không quản nguy hiểm xung phong ra trận để đánh giặc hoặc họ nghe theo tiếng nói của Đảng, làm theo lời Bác để phục vụ cho kháng chiến thắng lợi. Họ sẵn sàng hi sinh tài sản của mình để khẳng định lòng tự trọng của làng của quê hương không bao giờ bán nước. Và mỗi nhà văn khi lấy đề tài người nông dân trong cách mạng đều khắc họa rất rõ những nét tính cách này. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi ta gặp dạng bài nêu suy nghĩ thì có đề truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng với cách làm này thì các bạn sẽ có một định hướng đúng và làm bài một cách tốt nhất. Để triển khai đề bài này, ta sẽ nêu lên tình yêu làng, yêu quê hương đất nước, tin vào đảng vào cách mạnh vào Bác Hồ và có lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản vật chất.
13
5
Huấn Nguyễn
22/11/2019 19:19:44
Nhà em có rất nhiều đồ dùng trong đó bộ bàn ghế là nơi mà gia đình em hay ngồi uống nước và nói chuyện nhiều nhất. Vì vậy nó rất gần gũi, trang nhã và cũng thể hiện sự tinh tế của chủ nhà.
Bộ bàn ghế đó được làm bằng gỗ xoan. Những người thợ khéo tay đã đóng lại và làm thành bộ bàn ghế đẹp và vô cùng hấp dẫn. Bộ bàn ghế được tạo thành từ những miếng ghép khác nhau. Hình ảnh của bộ bàn ghế đã tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho người mới gặp lần đầu. Chiếc bàn được làm chắc chắn và được sơn màu vàng, được trang trí họa tiết hoa văn rõ ràng và tạo nên nhiều ấn tượng. Gam màu của nó toát lên sự sang trọng.
Bề mặt của bộ bàn ghế phẳng được trang trí và mài nhẵn ở giữa có hoa văn và các đường nét công phu.Trên bàn có những đường nét uyển chuyển và được làm rất cẩn thận, nó có bốn chân rất vững chắc và tạo nên những khoảng không gian riêng và vô cùng gần gũi cho con người.
Đường nét của chiếc bàn này được trang trí theo hướng thủ công hiện đại, mỗi đường nét đều vẽ ra như phượng múa rồng bay. Tất cả thể hiện sự trang nhã và sự gần gũi. Ghế thì được làm chắc chắn có tựa lưng và cũng được làm rất cẩn thận với tông màu vàng đã tạo nên một không khí trang nhã và nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người.
Em rất thích bộ bàn ghế trong gia đình em vì nó gần gũi và thể hiện nét đẹp truyền thống, mang lại những giây phút thoải mái khi ngồi trên chúng.
13
3
Huấn Nguyễn
22/11/2019 20:16:33
Đời sống ngày càng phát triển, con người sẽ luôn luôn cần trang bị thêm nhiều những vật dụng để thuận tiện hơn trong đời sống và công việc bản thân mình. Trong số đó, một vật dụng vô cùng phổ biến và có vai trò lợi ích thực tiễn chính là đồng hồ treo tường. Nhờ nó mà con người có thể biết được thời gian và chủ động hơn trong công việc của mình.
Đồng hồ được biết đến là một loại công cụ dùng để đo đạc và quản lý thời gian. Đây là một công cụ đo tính thời gian trong phạm vi một ngày - tức 24 giờ với độ chia nhỏ nhất là đơn vị giây. Đồng hồ có có độ chính xác cao và có cấu tạo phức tạp, thường trong mỗi gia đình sẽ luôn luôn có một chiếc đồng hồ gọi là đồng hồ treo tường.
Lịch sử ra đời trước đồng hồ là vấn đề được quan tâm. Trước khi đồng hồ ra đời, người ta sẽ thường sử dụng một số dụng cụ khác nhau để tính thời gian một cách tương đối như: đèn cầy, mặt trời, ... hoặc dựa vào thói quen sinh hoạt của các loài vật để đoán định khoảng thời gian. Loại đồng hồ con người sử dụng ngày nay hình thành trong khoảng thế kỉ 17 và có nguồn gốc từ châu Âu. Cho tới thế kỷ 18, đồng hồ treo tường trở nên rất thông dụng và phổ biến tại châu Âu. Hiện nay, đồng hồ đã du nhập vào phổ biến trên toàn thế giới.
Thông thường, một chiếc đồng hồ treo tường cơ bản sẽ có cấu tạo bao gồm: thân hộp đựng, các loại kim, hệ thống chuyển động, mặt số và chuông báo. Thân hộp đựng có chức năng bảo vệ toàn bộ các bộ phận máy cấu tạo bên trong, thường sẽ được cấu tạo bởi vòng tròn, mặt kính và nắp đáy. Mặt số của đồng hồ treo tường là một tấm kim loại, trên mặt số có các vạch chỉ giờ chỉ phút chỉ giây. Tùy theo những loại đồng hồ khác nhau mà mặt số của đồng hồ sẽ có hình dáng khác nhau. Trên mặt số của chiếc đồng hồ treo tường thường sẽ có tổ hợp 3 kim: kim giờ, kim phút và kim giây, trong đó kim giờ là kim ngắn nhất, kim giây thường sẽ được cấu tạo bởi một màu khác hơn so với kim giờ và kim phút. Bộ phận vô cùng quan trọng của bất kì một chiếc đồng hồ treo tường nào đó chính là bộ chuyển động. Hệ thống này bao gồm các bánh răng và có tác dụng giúp cho các loại kim có cơ chế chuyển động được…. Ngoài một số bộ phận cơ bản này thì tùy từng loại đồng hồ khác nhau mà người ta sẽ có thêm những bộ phận nhỏ khác nhau cho phù hợp.
Đồng hồ treo tường thường có rất nhiều loại, trước hết có thể kể đến đồng hồ cơ đồng hồ cơ. Với loại đồng hồ này, mặt đồng hồ sẽ là những con số từ 1 đến 12 và sử dụng kim để chỉ giờ và cả phút. Ngoài ra đồng hồ treo tường cũng có thể là đồng hồ điện tử. Đây là loại đồng hồ ra đời sau, với việc sử dụng hệ thống số để thể hiện thời gian thay vì có kim chỉ giờ chỉ phút như các loại đồng hồ thông thường. Tiện lợi hơn, đồng hồ treo tường còn có một loại đó là đồng hồ được cài đặt âm thanh, loại đồng hồ này sẽ sử dụng âm thanh để báo giờ.
Cách đếm thời gian ở mỗi loại đồng hồ thường có sự khác nhau, đồng hồ cơ học thì người ta sử dụng con lắc với cơ chế dao động điều hòa cùng với bánh răng, đồng hồ điện thì sẽ sử dụng điện, dùng pin để chạy…..
Đồng hồ treo tường có vai trò trước hết chính là giúp con người nhận biết và kiểm soát thời gian để thực hiện các công việc trong gia đình. Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống, nhu cầu thẩm mĩ của con người ngày càng được nâng cao, chính vì vậy, những chiếc đồng hồ không còn đơn thuần chỉ để giúp con người nhận biết thời gian nữa mà còn có thể giúp con người trang trí phòng ốc. Một số loại đồng hồ mang tính chất phong thủy, tâm linh.
Chiếc đồng hồ treo tường đã trở nên vô cùng phổ biến trong đời sống của người dân và chắc chắn trong tương lai cũng sẽ luôn luôn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong để con người có thể thực hiện các hoạt động học tập và làm việc của mình .
6
1
Lily Hà
10/12/2019 21:27:00
Chiếc đồng hồ treo tường là một vật dụng khá quan trọng trong đời sống của mỗi người, vì nó giúp chúng ta xác định được thời gian để giải quyết những vấnVào năm 1761, một người thợ làm đồng hồ tên John Harrison đã đạt được một giải thưởng lớn khi đã chế tạo thành công một đồng hồ chỉ chạy sai 5 giây trong vòng 10 ngày.
William Clement vào năm 1670 thiết kế đưa đồng hồ quả lắc vào trong một hộp dài, từ đó nó trở thành một vật dụng trang trí trong rất nhiều gia đình thời đó. Vào 17 tháng 11 năm 1797, Eli Terry đăng kí bản quyền về đồng hồ đầu tiên. Ông là một trong số những người thiết lập công nghiệp đồng hồ ở Hoa Kỳ Alenander Bain, một người thợ người Scotland, đã phát minh ra đồng hồ điện vào năm 1840, sử dụng một môtơ điện và một hệ thống nam châm điện. Năm 1841, ông được cấp bằng phát minh về con lắc điện từ. đề trong cuộc sống , và đến bây giờ nó đã được sáng tạo thành nhiều loại đồng hồ khác nhau. Hình dáng của đồng hồ cũng khá là đa dạng có khi là hình vuông, hình tròn hay hình các con thú,… Để chúng ta tha hồ lựa chọn theo sở thích của mình. Nói về cấu tạo thì đồng hồ gồm có hai phần là vỏ và ruột. Phần vỏ thường được làm bằng nhựa hay sắt với nhiều màu sắc đa dạng. Mặt đồng hồ dược một tấm kính che bên ngoài, bởi tấm kính trong suốt nên giúp ta thấy được mặt số bên trong. Còn mặt sau, đối với loại đồng hồ xưa thì có bộ phạn để lên dây cót, còn đối với loại đồng hồ tân tiến hiện nay thì có một chỗ để lắp pin. Nói đến phần ruột là mặt số, xét theo tùy loại mẫu mã có thể là 12 chữ số, 4 chữ số hay 3 cây kim. Kim chỉ giờ ngắn, to nhất và quay chậm nhất. Kim chỉ phút dài và mảnh hơn. Kim hỉ giây nhỏ bằng cây tăm, chuyển động nhanh nhất. Đối với đồng hồ báo thức thì có thêm một cây kim nhỏ bằng kim chỉ giây nhưng ngắn hơn.
Để bảo quản cho đồng hồ bền và không bị cũ theo thời gian thì ta nên đặt đồng hồ ở vị trí bằng phẳng cố định, tránh để đồng hồ rơi xuống đất để đồng hồ không bị hư hỏng, lau chùi hằng ngày, nhiều nhất là một năm lau từ một đến hai lần công việc đó sẽ giúp chiếc đồng hồ của ta không bị bẩn hay bị bay màu làm giảm nét thẩm mĩ.
Chiếc đồng hồ đối với em là một vật dụng cần thiết, nó giúp em thức dậy sớm vào những buổi sáng để em có thể chuẩn bị cho việc học, không những chúng giúp cho em cũng như lứa tuổi học sinh mà còn giúp cho những người làm việc nữa, em yêu quý chiếc đồng hồ này biết bao, mặt dù nó chỉ được treo trên tường và em không thể đem theo mỗi khi đi đâu nhưng em đã xem nó như một người bạn đồng hành trong cuộc sống.
1
0
Dam Hung
20/12/2022 15:21:12

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.

Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc - Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi.

Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài.

Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.

Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.

Nguyên lí hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra.

Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ "hâm nóng" để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.

Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm... Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.

Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm bảo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc.

Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện.

Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.

Với sự phát triển tốc độ của kỹ thuật số, giống như nhiều thiết bị, vật dụng khác, nồi cơm điện cũng được cải tiến từng ngày. Nồi cơm điện đi vào đời sống sinh hoạt, có mặt ở khắp thế giới và trở thành một phần trong cuộc sống của con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×