Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách- mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu nhừng mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10 tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.
Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang TQ, Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tùy là người trung thành nhưng vì “ nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi. Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, NGuyễn Trãi xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.
Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.
Nguyễn Trãi còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,…
Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Với tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chật chẽ, lập luân sắc bén.
Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.
Nguyễn Trãi được coi là một thiên tài văn học, văn chương của ông hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, gốm phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu va đẹp. Năm 1980,Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục , Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Bài làm thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi 2
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.
Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.
Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980,Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Đế 1
Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn có đóng góp vĩ đại vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.
Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh). Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán.
Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê.
Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.
Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc.
Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù.
Nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi:
– Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?
Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước.
Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc.
Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách.
Trong bài tựa ức Trai di tập, Ngô Thế Vinh cho biết: Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người".
Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.
Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm). Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan. Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai. Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau.
Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo".
Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân:
– Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc.
Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi).
Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.
Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành.
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam.
Năm 1442, cả gia đình ông bị hãm hại (tru di tam tộc) khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc.
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước và tìm hỏi con cháu còn sót lại.
Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ưc Trai tâm thượng quang Khuê Tảo".
3/ Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.
Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.
Mở đầu bài phú,tác giả bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Tác giả đã liệt kê một loạt những địa danh nổi tiếng, những thắng cảnh đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như: Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt… Đây là cách nói ước lệ tượng trưng nhằm bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước của Trương Hán Siêu.
Ở phần sau, qua lời nhân vật khách, ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng là một bức tranh sinh động, giản dị:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”
Thông qua những từ láy gợi hình (bát ngát, thướt tha), kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tg đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tg cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước một nhân chứng lịch sử khi hoài niệm về quá khứ oanh liệt.
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Hơn thế nữa, ta còn thấy được hào khí của quân đội trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:
“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”
…
“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Những chiến công vĩ đại của quân ta được kể bằng giọng văn gấp gáp, khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng, mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
Tác giả còn đưa ra luận bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:
“Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Các bô lão đánh giá chiến thắng này có được không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn do có nhiều người tài. Một trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cuối cùng, tác giả kết thúc bài phú bằng lời ca của hai nhân vật khách và các bô lão. Đầu tiên là lời của các bô lão :
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được một triết lý vững chắc: người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở
Nhân vật khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần – là người có đức cao, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân, cho nước.
Với cảm hứng và hoài niệm về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.
Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại. Bài phú chứa chan lòng tự hào, cảm hứng ngợi ca dân tộc vừa lắng đọng nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Đọc bài phú người đọc như được sống lại những năm tháng hào hùng của một thời kì lịch sử, gắn liền với chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng, từ đó thêm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước con người Việt Nam.
Đề 3
Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.
Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.
Mở đầu bài phú,tác giả bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Tác giả đã liệt kê một loạt những địa danh nổi tiếng, những thắng cảnh đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như: Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt… Đây là cách nói ước lệ tượng trưng nhằm bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước của Trương Hán Siêu.
Ở phần sau, qua lời nhân vật khách, ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng là một bức tranh sinh động, giản dị:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”
Thông qua những từ láy gợi hình (bát ngát, thướt tha), kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tg đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tg cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước một nhân chứng lịch sử khi hoài niệm về quá khứ oanh liệt.
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Hơn thế nữa, ta còn thấy được hào khí của quân đội trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:
“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”
…
“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Những chiến công vĩ đại của quân ta được kể bằng giọng văn gấp gáp, khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng, mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
Tác giả còn đưa ra luận bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:
“Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Các bô lão đánh giá chiến thắng này có được không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn do có nhiều người tài. Một trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cuối cùng, tác giả kết thúc bài phú bằng lời ca của hai nhân vật khách và các bô lão. Đầu tiên là lời của các bô lão :
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được một triết lý vững chắc: người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở
Nhân vật khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần – là người có đức cao, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân, cho nước.
Với cảm hứng và hoài niệm về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.
Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại. Bài phú chứa chan lòng tự hào, cảm hứng ngợi ca dân tộc vừa lắng đọng nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Đọc bài phú người đọc như được sống lại những năm tháng hào hùng của một thời kì lịch sử, gắn liền với chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng, từ đó thêm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước con người Việt Nam.
Vấn nạn về ma túy trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Mỗi năm có hàng triệu người sa vào tệ nạn ma túy, gây ra những hậu quả nặng nề cho gia đình cho xã hội. Tệ nạn ma túy là lời cảnh tỉnh cho mỗi người dân về một vấn nạn nguy hiểm hàng đầu.
Ma túy hiện có nhiều loại nhưng nhìn chung đó đều là chất gây nghiện, từ thiên nhiên hoặc tổng hợp được đưa vào cơ thể bằng các cách như tiêm, hút, nhai…gây tàn phá khủng khiếp với sức khỏe con người. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ma túy như hiện nay có thể kể đến sự phát triển của kinh tế kéo theo những người trẻ tuổi có điều kiện kinh tế sa vào những thú vui tiêu cực như ma túy. Đôi khi đến với ma túy một cách vô tình, tò mò hay để thể hiện cá tính của bản thân nhưng không ngờ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đã dính vào là thoát ra được. Ngoài ra còn phải kể đến nhiều thành phần xấu lôi kéo, rủ rê người tốt sa vào con đường ma túy, nghiện ngập. Nếu dính vào ma túy phải rất khó khăn và cần sự giúp đỡ mới có thể thoát ra khỏi nó.
Con người khi sử dụng ma túy để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Nếu mới sử dụng ma túy, dù chỉ là một lần thôi thì người sử dụng sẽ bị nghiện, một khi thuốc đã ngấm sâu vào cơ thể, kích thích cảm giác ham muốn của con người lúc ấy không có thuốc con nghiện sẽ vô cùng bứt rứt, đau đớn từ đó tiếp tục sử dụng nhiều lần. Trong những lần sau cơn nghiện càng khủng khiếp, khó chịu đã kích thích làm cho con nghiện mất tỉnh táo. Suy nghĩ trong đầu con nghiện chỉ là làm thế nào để có thuốc, trong sự u mê, mất tỉnh táo ấy, con nghiện có thể ăn trộm ăn cướp, nguy hiểm hơn là cướp của giết người. Trong cơn phê thuốc con nghiện sẽ điên cuồng, mất kiểm soát gây ra nhiều hệ lụy đau lòng cho xã hội.
Đặc biệt nguy hiểm khi những người nghiện ma túy có nguy cơ nhiễm Hiv/Aids cao. Đây là căn bệnh chưa có phương pháp chữa trị, người mắc bệnh sẽ bị suy giảm đề kháng, khi giai đoạn cuối một cơn cảm cúm cũng có thể lấy đi tính mạng người bệnh. Suy cho cùng ma túy gây ra những hậu quả đau lòng, kiệt quệ kinh tế, đau thương cho gia đình và cả xã hội.
Để phòng tránh, ngăn ngừa tệ nạn này mỗi người dân cần có ý thức tuyên truyền người khác về hậu quả nặng nề của ma túy, giúp những người thân tránh xa ma túy và bài trừ tệ nạn này ra khỏi cộng đồng.
Nguyễn Trãi không những được người người khâm phục ở tài năng quân sự mà còn khâm phục ông là một con người tận trung ái quốc , yêu mến quê hương đất nước thiết tha.Văn võ song toàn ,cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cứu và dựng nước , đáng là bậc anh hùng nước ta.Với những chiến lược quân sự tài ba , lời lẽ chau chuốt của một nhà ngoại giao chính trị , lời văn mượt mà tha thiết của một nhà văn hóa , Nguyễn Trãi đáng là một đại văn hào của dân tộc.Song ông cũng chịu nhiều bất hạnh oan uổng nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.
Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước .Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh- Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán. Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại. Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”. Năm 1439, triều đình ngày cáng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời. Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao . Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ong để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc. Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc. Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén. Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí sáng ngời
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”
Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cả sang tạo ra thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa c xu hướng bình dị. Nguyễn Trãi là một thiên tài văn học của dân tộc, Nguyễn Trãi vừa kết tinh thần truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chưa đứng hai nguồn cảm hứng của dân tộc: yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.
Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông là anh hung dân tộc, là nhà từ tưởng, nhà thơ, nhà văn hoá của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao như Lê thánh Tông truy tặng “Ức Trai tâm thượng quan Khuê Táo”.
Các chất ma túy còn kích thích làm tăng nhịp tim, gây co thắt mạch vành tạo nên những cơn đau thắt vùng ngực. Người sử dụng ma túy dễ dẫn đến tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.
Đặc biệt, ma túy gây kích thích thần kinh. Sử dụng ma túy làm thay đổi các phản xạ thần kinh khiến con nghiện rơi vào các chứng rối làm trầm trọng. Từ cảm giác khoan khoái dễ chịu lúc ban đầu, con nghiện chuyển dần sang cảm giác hoang tưởng, ảo tưởng,.. Và sau những cảm giác đó là sự đau đớn, co giật khủng khiếp. Người nghiện ma túy suốt ngày bần thần, không muốn làm gì, không có khả năng vận động tư duy.
Ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh dục con người. Khi sử dụng ma túy, do các chất kích thích làm tăng khả năng ham muốn của con người. Các con nghiện thường lao vào những cơn trụy lạc điên cuồng. Thế nhưng, ma túy lại làm suy giảm khả năng tình dục ở con người. Càng sử dụng ma túy, con người càng mất đi hứng thú với tình dục. Ma túy còn có thể gây nên dị tật thai nhi hoặc sinh non ở phụ nữ.
Ma túy ảnh hưởng đến danh dự, sự nghiệp và nhân cách, nhân phẩm của bản thân: Ma tuý không những là nguyên nhân trực tiếp huỷ hoại sức khoẻ. Không những thế, ma túy còn làm mất mát tiền bạc, mất khả năng lao động, học tập. Thần kinh người nghiện bị tổn hại khiến họ nhanh chóng thoái hóa nhân cách. Người nghiện ma túy sẽ đánh mất danh dự và sự nghiệp, tan vỡ hạnh phúc gia đình. Thậm chí là có nguy cơ phạm tội. Người nghiện ma túy không được người khác tôn trọng, thường sống trong cô độc, lẩn tránh người khác.Người nghiện ma túy thường người thân phải lo lắng, căng thẳng tinh thân, tổn hại sức khỏe. Không những thế, thân nhân người bị nghiện còn tốn kém tiền bạc để phục vụ cơn nghiện của họ hoặc chi phí chăm sóc, chữa trị cơn nghiện. Do số tiền sử dụng cho ma túy thường khá lớn nên một vài con nghiện để có tiền mua thuốc đã phải làm những công việc phạm pháp, thấp kém gây tổn hại đến danh dự của bản thân và gia đình.
Ma túy ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội và đất nước:Ma túy là một vấn nạn của xã hội các nước. Trước hết, tệ nạn ma túy là nguyên nhân làm mất trật tự an ninh xã hội. Do các con nghiện sau khi sử dụng thuốc thường bị kích thích, gây nên những hành vi quá khích đối với người khác. Một vài trường hợp lại trộm, cướp, trấn lột, hoặc làm các hoạt động bảo kê đe dọa đến an toàn bản thân người khác.
Ma túy làm đảo lộn trật tự xã hội và thuần phong mỹ tục dân tộc. Ngân sách chi tiêu cho các hoạt động phòng chống, xử lí, chữa trị và khắc phục hậu quả ma túy trong những năm gần đây liên tục tăng cao. Ma túy còn là nguyên nhân làm nảy sinh các tệ nạn xã hội khác như mại dâm, cờ bạc, rượu chè,…
Biện pháp phòng tránh tiến đến loại trừ vấn nạn ma túy ra khỏi đời sống:Từ phía nhà nước: Tổ chức truy quét, ngăn chặn tình trạng buôn bán ma túy. Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm có liên quân đến ma túy. Tổ chức điều tra, phát hiện và cai nghiện, giáo dục và tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng nghiện ma túy, ổn định trật tự xã hội.
Từ phía xã hội: Phát hiện và phối hợp ngăn chặn các hành vi có liên quan đến ma túy. Triệt để đấu tranh bài trừ, đẩy lùi hiện tượng ma túy ra khỏi cộng đồng. Tăng cường cổ động, tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ma túy trong cộng đồng bằng những hình thức thiết thực, hiệu quả và kêu gọi cả xã hội cùng chung tay hành động.
Không kì thị, xua đuổi người nghiện ma túy. Bằng tấm lòng nhân ái, giúp họ cai nghiện trong tình thương và sự cảm thông sâu sắc. Tuyên truyền, vận động ủng hộ và chăm sóc những người đã từng phạm tội và gia đình của họ. Đồng thời tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống tội phạm, góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đã từng mắc lỗi.
Từ phía người nghiện ma túy: Tự giác tham gia cai nghiện thành công, làm lại cuộc đời. Tham gia tái hòa nhập cộng đồng, hòa nhập với cuộc sống mới. Quyết tâm không tái nghiện. Đồng thời tham gia các hoạt động kêu gọi phòng chống ma túy cùng cộng đồng.
Từ phía gia đình: không bao che, đấu tranh quyết liệt với các trường hợp nghiện ma túy. Khuyên con em tham gia cai nghiện. Ủng hộ tinh thần, yêu thương, chia sẻ, giúp con em cai nghiện thành công, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Từ phía trường học: có kế hoạch cụ thể và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức toàn thể trong việc triển khai thực hiện chương trình phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Có nhiều biện pháp phòng ngừa phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực trong việc sử dụng sản phẩm điện tử có nội dung không lành mạnh.
Kéo dài qua nhiều thế kỉ, số người chết vì ma túy không ngừng tăng cao. Chi phí khổng lồ cho các chiến dịch phòng tránh và khắc phục hậu quả đang trở thành gánh nặng kinh tế. Vấn đề an ninh thế giới cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ma túy quả thực là một đại dịch khủng khiếp của nhân loại.
Nguyễn Trãi (1380–1442) hiệu là Ức Trai . Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và yêu nước. Cha ông là 1 học trò nghèo đỗ Thái học sinh – Nguyễn Phi Khanh. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã phải chịu nhiều bi kịch.
Năm ông lên 5 tuổi đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Sau đó không lâu, ông ngoại cũng qua đời. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê. Cuộc đời của ông là một chuỗi những gian nan, thử thách.Ông vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi . Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh – Bình Ngô sách “hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người”.
Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.Ngoài ra thơ văn của ông còn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa , triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên , nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước , thương dân.Yêu nước gắn với thương dân, ciệc nhân nghĩa nhằm làm cho nhân dân được sống yên ổn – đó là tư tưởng chủ đạo suốt đời của Nguyễn Trãi.Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những triết lí thế sự sâu sắc mà giản dị ,những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Và trong thơ của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên , đối với ông thiên nhiên là bầu bạn , là gia đình ruột thịt.
Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc , ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu ,biểu , lục , ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một thế giới thẩm mĩ phong phú , vừa trữ tình , trí tuệ, vừa hào hùng , lãng mạn . Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong , để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài nhất .Đó là những bài thơ giàu trì tuệ , sâu sắc , thấm dẫm trỉ nghiệm về cuộc đời , được việt bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng , đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm , ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật.Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ , trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một “thiên cổ hùng văn”. Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |