Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt đặc điểm kinh tế và chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ, Nhật và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai

Tóm tắt đặc điểm kinh tế và chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ, Nhật và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
( Bạ nào lập đc bảng thì có thể gửi ảnh cho mình dc không ạ, rất cảm ơn) :))))
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
908
1
0
doan man
02/12/2018 14:04:39
Mỹ
Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.
Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như :
1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
02/12/2018 14:07:27
chính sách đối nội ,đối ngoại của Mỹ
Cũng như trước đây, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ. Tuy bề ngoài hai đảng này có vẻ đối lập nhau, nhưng thực chất đều thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm : phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kếch sù ở Mĩ.
Về đối nội, để phục vụ mưu đó bá chủ thế giới, những năm đầu tiên sau chiến tranh, Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản Mĩ họat động. :chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước. Tuy sau này do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, một vài đạo luật đã phải hủy bỏ, nhưng chính quyền của các đời tổng thống vẫn tiếp tục thực hiện hàng -loạt chính sách nhằm ngăn cản phong trào công nhân, thực hiện chính sách phân biệt
- Chủng tộc đối với người da đen và da màu... Mặc dù gặp không ít khó khăn trở ngại, các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục và có thời kì bùng lên dữ dội như các “mùa hè nóng bỏng” của người da đen diễn ra trong những năm 1963, 1969 - 1975), phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam 1969 - 1972)..
Về đối ngoại, với một tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới. Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược... Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ rao riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.
1
0
doan man
02/12/2018 14:10:10
chính sách đối nội ,đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh
Về đối nội,
nhờ những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản đã chuyển từ một xã hội chuyên chế sang một xã hội dân chủ. Đảng Cộng sản và nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động, phong trào bãi công và các phong trào dân chủ phát triển rộng rãi. Suốt một thời kì dài từ năm 1955 đến năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do (LDP), đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản liên tục cầm quyền. Nhưng từ năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do đã mất quyền lập chính phủ, phải nhường chỗ hoặc liên minh với các lực lượng đối lập.
Đây là một sự kiện quan trọng, một móc trong đời sống chính trị ở Nhật Bản. Tình hình chính trị Nhật Bản không thật ổn định, có lúc chỉ trong một thời gian, các chính phủ liên tiếp thay đổi, đòi hỏi phải có một mô hình chính trị mới với sự tham gia cầm quyền của nhiều chính đảng.
về đối ngoại
sau chiến tranh Nhật Bản là một nước bại trận, hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật đã được gia hạn vào các năm 1960- 1970 và được nâng cấp vào những năm 1996- 1997. Nhờ đó, trong thời kì Chiến tranh lạnh, Nhật Bản chỉ dành 1 % tổng sản phẩm quốc dân cho những chi phí quân sự, còn tập trung sức vào phát triển kinh tế (trong khi các nước khác chi phí quân sự là 4 - 5%, thậm chí có nước lên tới 20%).
Từ nhiều thập niên qua, các giới cầm quyền Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.
1
0
doan man
02/12/2018 14:13:51
chính sách đối ngoại của Tây Âu sau chiến tranh
* Giai đoạn 1945 – 1950
- Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… đã tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng đều thất bại.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.
* Giai đoạn 1950 – 1973
- Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe, nhiều nước Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
- Các nước Tây Âu đã tham gia “ Kế hoạch Mác san”, gia nhập khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, tháng 4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đứng về phía Mĩ trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam, ủng hộ Ixaren trong các cuộc Chiến tranh Trung Đông.
- Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
* Giai đoạn 1973 – 1991
- Từ năm 1973 trở đi, quan hệ giữa Mĩ và các nước Tây Âu cũng diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ Mĩ – Pháp…
- Tháng 8/1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu và hai nước Mĩ, Canađa kí định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. Tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi rõ rệt.
- Vào cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10/1990).
* Từ năm 1991 đến năm 2000
- Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…
1
0
NguyễnNhư
30/12/2023 23:03:22

Những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ

Chính sách đối nội
- Sau CTTGII, Mĩ theo thể chế cộng hoà liên ban do 2 đảng là đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà thay nhau cầm quyền
- Để phục vụ mưu đồ bá chủ thế giới, sau chiến tranh Mĩ đã ban hành hàng loạt các đạo luật phản động như cấm Đảng cộng sản Mĩ hoạt động, chống lại các phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước
Chính sách đối ngoại
- nhằm mưu đồ thống trị thế giới, các chính quyền Mĩ đã đề ra 'chiến lược toàn cầu" với các mục tiêu chống phá CNXH, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộcm đàn áp phong trài công nhân và phong trào dân chủ
- Mĩ viện trợ cho các chính quyền thân Mĩ, thiết lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược
- gần đây, Mĩ đang ráo riết xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×