Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Triều đình nhà Lí được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào? Em hãy cho biết những nét đọc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lí? Em hãy nêu những chủ trương quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần? Theo em chủ trương nào của nhà Trần quyết định phần lớn đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên? Theo em trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

1. Triều đình nhà Lí được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào? Em hãy cho biết những nét đọc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lí?
2. Em hãy nêu những chủ trương quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần? Theo em chủ trương nào của nhà Trần quyết định phần lớn đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến?
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên? Theo em trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
4. Em hãy trình bày những thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh từ năm 1424 đến năm 1427?
5. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Minh?
6. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyên? Hậu quả của cuộc chiến tranh đó?
8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.673
1
0
Trinh Le
20/04/2017 21:26:56
Câu 5: 
Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trinh Le
20/04/2017 21:44:14
​Câu 6:
Nguyên nhân:
Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam - thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

Hậu quả:
Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Đối với nền kinh tế (nòng, thủ công, thương nghiệp), đời sống của nhân dân, sự trì trệ của đất nước do chiến tranh nhiều năm và đất nước bị chia cắt do các tập đoàn phong kiến gây nên.
1
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:01:43
C1:
Triều đại này bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009
Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm: 家李 • 李朝, nhà Lý • Lý triều), còn được gọi là nhà Hậu Lý (Hán-Nôm: 家後李 • 後李朝, nhà Hậu Lý • Lí Hậu triều) (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế), là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi vua Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê, trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Nét độc đáo:
Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc 
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch. 
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch. 

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao. 
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:20:41
Câu 2. Em hãy nêu những chủ trương quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên 
Nhà Trần chuẩn bị  kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ (kháng chiến chống quân Nguyện lần I  (1258).
* Chủ trương đánh giặc của nhà Trần :thực hiện “vườn không nhà trống”; tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng ;đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch , phản công lớn truy kích địch .
II Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên 1285.
-Năm 1282 hội nghị  các vương hầu, quý tộc,quan lại ở Bình Than – Hải Dương  bàn kế đánh giặc và  chia quân đóng giữ ở các nơi hiểm yếu.Trần Quốc Toản “Phá giặc mạnh, báo ơn vua”.
-Cử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy  toàn quân, ông viết “Hịch Tướng Sĩ”, khơi dậy lòng yêu nuớc của nhân dân ta và khích lệ  binh sĩ xông lên giết giặc, cứu nước bảo vệ quê hương.
-Đầu năm  1285, đại biểu phụ lão họp ở Điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.
-Vua Trần chỉ huy tập trận , duyệt binh ở Đông bộ Đầu.
-Các chiến sĩ thích 2 chữ “Sát Thát”.
-Thể hiện quyết tâm cao độ chống giặc cứu nước, thà chết chứ không chịu đầu hàng.
*  Cách đánh của quân dân ta thời Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai 1285 :
-Khi giặc mạnh, ta chủ động vừa đánh vừa rút quân để bảo toàn lực lượng .
-Thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch thiếu lương thực .
-Huy động tòan dân đánh giặc
-Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt địch  lấy kế : “Lấy yếu đánh mạnh,lấy ít đánh nhiều” mà nhà Trần đã áp dụng ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
* Nguyên nhân thắng lợi :nhà Trần chuẩn bị chu đáo,có quân đội mạnh, tinh thần quyết chiến đấu cao,kinh tế vững mạnh , nhân dân đoàn kết ủng hộ, huy động cả nước đánh giặc .
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:21:26
C3
* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:24:27
C4:
* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:25:56
C5
Nguyên nhân:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
 
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
 
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
 
Ý nghĩa:
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
 
Ý nghĩa lịch sử:
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
 
+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:30:59
C6:
Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều: Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.

Chiến tranh Trịnh – Nguyễn dẫn đến hậu quả: đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối TK XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×