Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của em về việc chuẩn bị hành trang để bản thân bước vào tương lai

6 trả lời
Hỏi chi tiết
8.172
3
1
doan man
06/01/2019 21:12:29
Ông cha ta từng nói rằng:" hiền tài là nguyên khí của quốc gia", thanh niên chính là nguồn nhân lực dồi dào đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vậy thanh niên cần trang bị những gì để bước vào thế kỉ mới?

"Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ". Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước như bác Hồ từng nói:"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu...". Qua câu nói ấy, Bác đã khẳng định vai trò của thanh niên, của thế hệ mang non của đất nước. Vì vậy, việc
thế hệ trẻ hiện nay cần có hành trang tốt đẹp để bước vào thế kỉ mới, một thế kỉ với sự hội nhập cao. "Trang bị" ở đây được hiểu là những kiến thức cần thiết về các lĩnh vực: công nghệ, kĩ thuật, xã hội,.. bên cạnh đó là những phẩm chất, đạo đức chuẩn mực của con người.

Trước hết, mỗi thanh niên cần có ý thức ,cần phải rèn luyện, nỗ lực hết mình để khẳng định giá trị của bản thân. Hơn hết, thanh niên phải ý thực được trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội. Ta sinh ra là để sống và cống hiến cho cuộc đời mà không màng những điều nhỏ nhặt và hèn nhát. Với lí tưởng cao đẹp ấy, thanh niên dựa vào đó mà học tập, trau dồi , bồi dưỡng để hướng đến những điều tốt đẹp. Hãy từ việc rèn luyện mà tìm kiếm cho mình một đam mê, một khát vọng, một mục đích sống để phấn đấu và phát triển. Trong hành trình cống hiến cho xã hội, thế hệ trẻ không thể thiếu đi óc sáng tạo. Sự sáng tạo là ngọn nguồn của những điều khác biệt, của những kiệt tác, phát minh vĩ đại của nhân loại. Vì vậy, thanh niên chúng ta không thể khuyết đi tính sáng tạo, cứ mải làm theo một lối mòn như một cái máy được mặc định sẵn, chúng ta sẽ trở thành những con robot bị thui chột mất một tài năng to lớn.

Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo, nên chúng ta cần khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại như " bệnh lười", " bệnh vô cảm",.. Trong Tony buổi sáng từng viết rằng:" Có một thế hệ trẻ mở miệng ra thốt "đam mê" nhưng vẫn dậy muộn, đói ăn ,lười đọc sách và mãi không kiếm ra tiền" . Chính vì vậy mà thế hệ trẻ chúng ta cần nghiêm khắc với bản thân, tìm đam mê nhưng đừng coi nó là một mỹ từ bao biện cho sự lười nhác của mình. Hãy đặt cho đam mê một kế hoạch , một dự định để thực hiện, biến những đam mê thành hành động thiết thực nhất.

Trong xã hội, không phải thanh niên nào cũng có cho mình một hành trang tốt đẹp, họ vẫn còn mắc phải những thiếu sót, những sai lầm của tuổi trẻ. Nhưng có lẽ những sai lầm ấy cũng sẽ trở thành một phần trong hành trang của con người. Khi ta còn trẻ ta được phép mắc lỗi, cứ sai đi vì cuộc đời cho phép, qua những sai lầm ấy ta lại học hỏi được nhiều điều hay, nhiều kinh nghiệm quý báu.

Khi những kĩ năng, hiểu biết và nhận thức được trang bị đầy đủ, những khó khăn trong cuộc sống ta cũng nếm trải đủ vị, lúc ấy thanh niên đã trưởng thành, không còn những bồng bột, hấp tấp khi đối diện với sóng gió cuộc đời. Ta nhìn lại tuổi trẻ, một thời tươi đẹp ta không hồi hận hay nuối tiếc về những hành trang ta mang đi để vượt khơi xa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Thanh Hằng Nguyễn
06/01/2019 21:12:42
Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, mottj thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể
2
1
Thanh Hằng Nguyễn
06/01/2019 21:13:36
Đứng trước thách thức và những cơ hội của việc giao lưu, mở rộng quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, thanh niên Việt Nam cũng như thanh niên nước ngoài cần trau dồi và tích lũy những đức tính như chăm chỉ, sáng tạo và đoàn kết để phát huy được tinh hoa văn hóa dân tộc và những giá trị thâm sâu của văn hóa nước ngoài.

Xã hội luôn luôn phát triển và vận động theo khuynh hướng đi lên, tiến tới thời kì văn minh, tiến bộ, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng phát triển như vũ bão. Đứng trước những thách thức và cơ hội mới của việc mở rộng quan hệ giao lưu, đối ngoại thì thanh niên Việt Nam cần phải chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc và thông minh để bước vào thế kỉ mới.

Thanh niên là những người trẻ tuổi, trẻ lòng chính vì thế hơn ai hết họ cần biết cồng hiến và hi sinh để đóng góp sức lực xây dựng đất nước, xã hội văn minh tiến bộ. Nhưng con người không ai là hoàn hảo, vì thế bản thân mỗi người trẻ cũng cần trau dồi và phát huy những điểm mạnh của bản thân và hạn chế những điểm yếu. Trước nhất là cần có thái độ và tinh thần trách nhiệm cho công việc mình làm. Chỉ khi có một tinh thần trách nhiệm cao thì sản phẩm làm ra mới đạt được năng suất hiệu quả, thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài, khẳng định được uy tín của nước mình trên thị trường thế giới. Tiếp nữa là phải có óc sáng tạo, tính tự lập và bản lĩnh dám nghĩ dám làm. Sự sáng tạo là bởi cuộc sống phát triển luôn luôn đòi hỏi sự ra đời của những phát minh, những cống hiến mưới phục vụ mục đích và nhu cầu thiết yếu ngày càng cao của con người. Cũng cần óc tác phong làm việc chuyên nghiệp để thể hiện bản lĩnh và phong cách của người làm việc có tầm. Đấy là những yếu tố mà thiết nghĩ thế hệ trẻ cần phát huy và nâng cao.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần hạn chế những điểm yếu. Bản chất con người vốn không ai hòan hảo từ trong trứng cả, nhưng con người cũng hơn con vật ở chõ biết tư duy và cảm xúc. Vậy nên tư duy ấy là để ta biết phân tích và phán đoán mặt tích cực để phát huy, đào thải dần những mặt hạn chế. Như lòng ích kỉ, tinh thần đoàn kết chưa cao hay thái độ làm việc chưa nghiêm túc, cẩn thận. Đó là những yếu tố mà một con người trong xã hội văn minh, hiện đại cần trau dồi cho bản thân để đáp ứng nhu cầu thời đại. Sở dĩ người Nhật nổi tiếng trên thế giới như vậy là bởi thái độ và tác phong làm việc cũng như cách hành sử nhân văn, lịch sử của họ khiến cả thế giới cũng phải ngả mũ bái phục.

Khi chuẩn bị được một hành trang vững mạnh thì bạn sẽ có lợi thế hơn trong việc đi tới thành công. Những điều lớn lao đầu bắt nguồn từ sự nhỏ bé, bình dị. Những thành công đều đi lên từ thất bại, chẳng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những vui gai. Vì thế nền tảng cho tương lai và hành trang quý báu cả về nhân cách và trí tuệ là điều không thể thiếu, những yếu tố ấy sẽ là điều kiện cần và đủ để phát triển và tỏa sáng, để khẳng định được giá trị sự tồn tại của bản thân mình.

Càng trong xu hướng phát triển như vũ bão hiện nay thì con người, đặc biệt là thanh niên-thế hệ trẻ, nguồn lực cốt cán cho sự phát triển của dân tộc và nhân loại càng cần trau dồi để chuẩn bị hành trang vững chãi khi bước vào thế kỉ mới
3
1
Thanh Hằng Nguyễn
06/01/2019 21:15:03
Bước sang thế kỷ mới, đất nước đứng trước biết bao khó khăn, thử thách. Để có thể vượt qua tất cả, vươn lên sánh ngang cùng thế giới mỗi chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình hành trang thật chu đáo mà một trong những điều quan trọng cần thiết trong đó là tự nhận thức một cách đúng đắn về chính bản thân mình, nói như Vũ Khoan trong “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”: “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.

Nếu như mỗi bước ngoặt trong cuộc đời là một chuyến đi xa thì cuộc đời con người sẽ là hành trình dài của những chuyến đi. Lên đường là để đến nơi, để chinh phục và để lại tiếp tục những cuộc hành trình mới, từ đó con người trưởng thành hơn lên. Nhưng để mỗi cuộc hành trình đó đều đến đích, cũng giống như một cuộc lên đường, mỗi người phải chuẩn bị hành trang cho mình. Hành trang để ta có thêm niềm tin, vững vàng tiến bước, hành trang để ta có thêm sức mạnh băng qua mọi khó khăn, thử thách. Nếu không tự trang bị cho mình, thì sẽ phải đứng trước nguy cơ tụt hậu. Xã hội đang ngày càng phát triển. Cùng với đó là nhu cầu toàn cầu hóa, nhu cầu hội nhập. Nước ta đứng trước rất nhiều những cơ hội nhưng thử thách cũng vô cùng gian nan. Vốn có một xuất phát điểm thấp, để bắt kịp với trình độ phát triển của thời giới đòi hỏi phải có sự cố gắng rất nhiều của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. Mỗi chúng ta, đặc biệt là những người trẻ tuổi, chúng ta cần phải biết được những điểm yếu và thế mạnh của mình để từ đó có hướng khắc phục và phát huy. Vũ Khoan đã hoàn toàn có lý khi chỉ ra rằng điểm mạnh của người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Thực tế sự phát triển của lịch sử dân tộc ta đặc biệt trong những năm gần đây đã là minh chứng cho nhận định đó. Càng ngày càng có nhiều những học sinh, sinh viên Việt Nam đứng lên khẳng định được mình trong những môi trường đòi hỏi khắc nghiệt của quốc tế. Các cuộc thi ôlimpic quốc tế đạt giải cao, những công trình nghiên cứu, những tài năng được thế giới đề cao và thừa nhận... Đó chính là những biểu hiện cho một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng giàu truyền thống hiếu học, thông minh, chăm chỉ. Không chỉ có thế, người Việt Nam còn là những con người có khả năng nắm bắt kỹ thuật công nghệ mới cao, có khả năng nhạy bén với cái mới. Các thiết bị kỹ thuật nước ngoài được chuyển giao cho Việt Nam được nhanh chóng đưa vào vận hành thành thạo, sử dụng có hiệu quả. Thậm chí chúng ta còn luôn có những sáng kiến cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước: điều kiện địa hình, thời tiết, nhân lực..., phát huy một cách tối đa hiệu quả và năng suất. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với những chủ trương phù hợp của Đảng, nước ta luôn định hướng “đi tắt, đón đầu”, tiếp cận thông tin và công nghệ một cách nhanh nhất, rút ngắn thời gian, rút ngắn chặng đường đi đến bắt kịp với trình độ phát triển của thế giới. Với những thế mạnh ấy, đất nước ta đang tiến dần hơn đến với trình độ phát triển của thế giới.

Nhận thức được những điểm mạnh này của bản thân, khi chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, mỗi chúng ta cần phải không ngừng củng cố, phát triển nó hơn lên, trở thành động lực chính. Việc chuẩn bị hành trang cho tương lai tất nhiên không thể chỉ dừng lại ở đó. Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra: Một sự vật, hiện tượng tồn tại luôn là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn luôn tồn tại những mặt tiêu cực, vừa như rào cản lại vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Để chuẩn bị hành trang cho tương lai, chúng ta cũng cần phải nhận thức rõ được điều đó, bên cạnh những mặt mạnh, cần thấy được những điểm còn yếu kém để có định hướng phát triển. Những điểm yếu được Vũ Khoan chỉ ra ở đây chính là: “những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Trong thời cơ cũng vẫn luôn tiềm ẩn những thách thức. Việc nhanh chóng tiếp cận với tiến bộ thế giới, việc “đi tắt, đón đầu” cũng kéo theo nhiều vấn đề, nếu như không có hướng khắc phục sẽ cản trở quá trình phát triển. Việc chạy theo các môn “thời thượng” khiến bị hổng một lượng lớn các kiến thức cơ bản, nếu không kịp thời bổ sung sẽ dẫn tới tình trạng có ngọn mà không có gốc, không đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững. Đó là quan điểm lệch lạc về việc chỉ cần học tốt và chuyên sâu một số môn cần thiết dẫn đến tình trạng học lệch một bộ phận lớn học sinh hiện nay. Một con người chỉ có thể thực sự tự tin khi được trang bị một cách đầy đủ kiến thức cơ bẳn về mọi mặt. Bên cạnh đó còn là những hạn chế về khả năng thực hành và sáng tạo. Khi đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khi chạy theo những môn học đang thịnh hành trên thế giới chúng ta vướng phải không ít những trở ngại: trình độ phát triển chưa cao nên chưa thể đáp ứng được đầy đủ yêu cầu mới, thời đại mới dẫn đến tình trạng học chay, học vẹt. Đấy là chưa kể đến ảnh hưởng của hình thức giáo dục mang tính truyền thống: thuyết giảng là chính, năng lực hướng dẫn thực hành và sáng tạo của giáo viên còn yếu, thói quen học vẹt, ỷ lại, chưa chủ động của học sinh... Điều này khiến cho việc giáo dục, đào tạo trở nên kém hiệu quả.

Trên đây, để bàn về việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, Vũ Khoan chỉ tập trung bàn về việc chuẩn bị về mặt tri thức, kĩ năng kĩ xảo trong công việc. Tất nhiên, để có thể tự tin bước vào tương lai, chỉ thế thôi chưa đủ nhưng cũng phải khẳng định rằng đó là điều quan trọng, tiên quyết trong quá trình đó. Thế giới đang, ngày càng phát, triển hướng tới trình độ cao, hướng tới nền kinh tế tri thức, không ngừng củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, hiếu biết của mình sẽ là điều vô cùng cần thiết cho quá trình hội nhập. Hội nhập là con đường tất yếu nên vấn đề chuẩn bị hành trang là yếu tố sống còn, quyết định vận mệnh một quốc gia, dân tộc theo hướng phát triển hay tụt hậu. Mỗi con người trong đất nước đó cần luôn là một cá nhân chủ động, tích cực, sáng tạo, trong một tập thể tích cực và sáng tạo. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với những người trẻ tuổi. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Tuổi trẻ từ trước đến nay vẫn là thế hệ được cả xã hội đặt niềm tin: thế hệ tương lai của đất nước. Mang trong mình trọng trách vinh quang nhưng cũng hết sức nặng nề mỗi chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực cố gắng học hỏi để nâng cao tri thức, hướng tới việc hội nhập với nền kinh tế và tri thức thế giới, cần tiếp tục bồi đắp và phát huy những đức tính truyền thông quí báu của dân tộc đồng thời khắc phục những mặt thiếu sót, hạn chế cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, chống tiêu cực trong giáo dục, xã hội hóa vấn đề giáo dục, đưa nước ta trở thành một nước mạnh về mọi mặt, sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới.

Ngày nay, chúng ta đang đứng ở những năm đầu tiên của thế kỷ mới nhưng những nhận định của Vũ Khoan vẫn giữ nguyên giá trị. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, nói rộng hơn cũng chính là chuẩn bị hành trang cho tương lai. Đó sẽ luôn là một điều cần thiết và có ý nghĩa.

3
0
mỹ hoa
06/01/2019 21:19:50
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai. Tương lai - đó là những gì chưa có trong hôm nay, nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người, nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tiếp tục sống một cách có ích hơn. Con người ta, nhất là thanh niên không thể thụ động chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai với hai bàn tay trắng, nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tinh thần để có thể vững bước tới tương lai. Hành trang - đó là tri thức, kĩ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Muốn có hành trang như vậy để bước vào thế kỉ mới, thì hơn bao giờ hết thanh niên phải là những người đi tiên phong trong học tập, học tập có hiệu quả. Nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp cộng hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có như vậy thì đất nước chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước một cách bền vững. Và cũng chỉ có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
07/01/2019 08:42:10
Phó Thủ tướng Vũ Khoan rất quan tâm đến thế hệ trẻ Việt Nam vì ông hiểu rõ rằng chính thế hệ này quyết định tương lai của đất nước. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì muốn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, con người cần phải có một khả năng tương đối toàn diện. Sau những nghiên cứu và khảo sát nghiêm túc, kĩ càng về con người Việt Nam, Phó Thủ tướng đã thẳng thắn và chân thành nhận xét trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” đăng trong tạp chí Tia sáng số Xuân 2001:“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.
Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau ch chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau…
Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư