Anh Sáu là cán bộ thoát li gia đình đi kháng chiến chống Pháp, từ lúc đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Bẩy năm sau, anh mới có dịp ghé qua nhà. Đứa con gái nhất định không chịu nhận anh là ba vì vết sẹo ở mặt khiến anh không giống trong tấm hình anh chụp chung với má nó trước đây. Sau mấy ngày anh ở nhà, con bé đều có tỏ thái độ bướng bỉnh, lạnh lùng và xa cách. Trong bữa cơm, anh Sáu gắp cho con miếng trứng cá vàng ươm, con bé đã hất tung xuống đất. Không kìm được nóng giận, anh Sáu đánh nó một cái vào mông. Con bé bỏ ăn, chống xuồng về với bà ngoại bên kia sông.
Sáng hôm sau, anh Sáu lên đường. Bà ngoại đưa cháu về. Anh Sáu bịn rịn chia tay mọi người. Bất chợt, con bé kêu thét lên gọi ba và ôm chặt lấy cổ, vừa hôn ba vừa khóc, không cho đi. Thì ra, bà ngoại đã giải thích về vết sẹo trên mặt ba nó là do giặc Pháp bắn bị thương. Hai cha con quyến luyến không rời. Con bé mếu máo bảo bao giờ ba về, nhớ mua cho nó chiếc lược.
Những ngày ở chiến khu, anh Sáu kì công làm cho con chiếc lược bằng ngà voi. Nhưng không may, anh đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mĩ – ngụy năm 1958. Trước khi anh nhắm mắt, người đồng đội thân thiết hứa sẽ trao chiếc lược ngà tận tay con gái anh.
– Anh Sáu cố tìm mọi cách để làm quen Với đứa con gái tám tuổi mà anh yêu quý. Anh mong được con gọi một tiếng “Ba!" Sau mấy ngày, béThu vẫn giữ vẻ lạnh nhạt, xa lánh. Trong bữa cơm, anh ân cần gắp cho con gái miếng trứng cá ngon nhất. Không ngờ, con bé lấy đũa hất tung xuống đất. Anh Sáu nổi giận, phát một cái vào mông nó. Con bé bỏ cơm, chạy ra bờ sông, chông xuồng về bên ngoại. Đêm ấy, nó đã được ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba nó.
– Lúc chia tay với mọi người để lên đường công tác, anh Sáu đã hoàn toàn thât vọng vì không được đứa con gái nhận là ba, thì cũng chính là lúc bé Thu bày tỏ tình cảm tha thiết, nồng nàn của đứa con đối với người cha mà bé hằng ngưỡng mộ và mong đợi.
Tình cảm cha con sâu nặng và cảm động của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.