Em thích nhất là vị vua Lý Thái Tổ - vị vua sáng lập ra nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.
Lý Công Uẩn (sau này lấy niên hiệu là Lý Thái Tổ) người làng Cổ Pháp (Tiên Sơn, Hà Bắc) không có cha, mẹ họ Phạm. Thời niên thiếu của Lý Công Uẩn trải qua trong môi trường Phật giáo. Năm lên ba, Lý Công Uẩn làm con nuôi cho nhà sư Lý Khánh Vân (vì thế ông mang họ Lý). Sau đó ông lại là đệ tử của Sư Vạn Hạnh và ở hẳn trong chùa Lục Tổ (còn gọi là chùa Cổ Pháp)
Lớn lên, Lý Công Uẩn được giữ một chức nhỏ trong đội cấm quân của vua Lê Đại Hành. Ông nổi tiếng là người liêm khiết và được giới Phật giáo ủng hộ. Năm 1005, sau khi Lê Đại Hành mất, các hoàng tử tranh ngôi, Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ mới ba ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết. Lý Công Uẩn không ngại ngần, ôm xác người vua mới mà khóc. Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh toàn thể quân túc vệ.
Lê Long Đĩnh chết vào năm 1009 sau một thời gian trị vì tàn bạo. Lúc bấy giờ giới Phật giáo với các vị cao tăng danh tiếng như sư Vạn Hạnh đang có uy tín trong xã hội và trong triều đình. Họ cùng quan đại thần là Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi được coi là một tất yếu của lịch sử dân tộc, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, lập nên nhà Lý, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Lý Thái Tổ là một vị vua hiền từ, rất lo cho dân.Với cương vị Hoàng đế sáng lập vương triều, nhà vua trước hết lo xây dựng vương triều, củng cố chính quyền trung ương. Bộ máy hành chính được xây dựng có quy củ, cả nước chia làm 24 lộ, các thế lực cát cứ địa phương bị dẹp yên. Nhà vua đặc biệt chăm lo xây dựng cơ sở xã hội, chính trị, tư tưởng cho vương triều. Lý Công Uẩn thi hành chính sách "thân dân", năm 1013 định lại các lệ thuế, từ thuế ruộng đất, ao hồ đến thuế bãi dâu, các thuế sản vật... , và nhiều năm xá thuế cho dân như năm 1016 xá tô thuế 3 năm, năm sau, năm 1017 lại xá tô ruộng...
Vua mất vào năm 1028, ở ngôi được 19 năm.