Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong câu ca dao sau đây: Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta. Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì?

Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì?
6 trả lời
Hỏi chi tiết
13.855
49
12
Phương Dung
03/02/2019 18:52:35
Người nông dân không chỉ đơn thuần coi trâu là một con vật kéo cày mà còn là người bạn thân thiết. Họ tâm tình, trò chuyện với nó như với một người bạn. Không quý sao được khi con trâu là tài sản lớn. Không thương sao được khi từ sáng sớm cho đến nửa đêm, con trâu luôn làm việc bên cạnh con người. Con trâu gắn bó với người nông dân từ thuở ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Vì vậy, quan hệ giữa người nông dân với con trâu không chỉ là mối quan hệ bình thường giữa người chủ và vật nuôi mà còn là quan hệ bạn bè tình sâu nghĩa nặng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
83
16
Quỳnh Anh Đỗ
04/02/2019 09:39:39
Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.
22
17
Trịnh Quang Đức
04/02/2019 16:26:55
Trong câu ca dao trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa "Trâu ơi''
– Người nói (xưng ta) là người nông dân (người cày).
– Vai nghe là con trâu (được nhân hoá : có khả năng giao tiếp như con ngưòi).
– Hoàn cảnh giao tiếp : trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, cày ruộng bằng trâu (con trâu là đầu cơ nghiệp). Trâu gắn bó với nghề nông, vói ngưòi nồng dân.
– Mục đích giao tiếp : khuyên nhủ con trâu (và có thể hiểu rộng ra là kêu gọi những người khác) cùng làm việc vói người nông dân, cùng chia sẻ nỗi vất vả và cùng hưởng thành quả lao động.
– Nội dung giao tiếp : Cày cấy là công việc của nhà nông, trong đó con trâu có góp công sức. Vì thế con trâu và ngưòi nông dân là hai nhân vật thân thiết, gắn bó cùng làm, cùng hưởng thành quả. Từ đó, người nông dân kêu gọi con trâu cùng làm việc đồng…
– Cách thức giao tiếp : nói chuyện thân tình, khuyên nhủ nhẹ nhàng, hứa hẹn , chân thành.
2
9
Trâm Lê
28/12/2022 19:39:46
Người nông dân không chỉ đơn thuần coi trâu là một con vật mà còn là người bạn thân thiết, đáng quý . Họ tâm tình, trò chuyện với trâu như một người bạn. Cách xưng hô thật dịu dàng, thân mật. Họ biết việc cày đồng là vất vả, mệt nhọc : trên đầu nắng như đổ lửa, dưới chân nước nóng như đun, cả trâu và người cùng chịu. Người thì mồ hôi thánh thót như mưa, trâu để vươn cổ kéo cày bước đi chậm chạp, nặng nề. Người nông dân ta là thế đấy! Thương mình một, thương trâu mười.
1
7
Tiên Thủy
17/08/2023 18:20:58
Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.
2
7
Phan Ngọc Phương ...
30/11/2023 19:48:26
người nông dân rất yêu thương trâu nên đối xử tốt với trâu

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo