Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ những di chỉ (di tích) nào chứng tỏ Việt Nam là quê hương của nghề trồng lúa nước? Dấu hiệu chứng minh Nho giáo bị suy thoái trong các thế kỉ X-XV?

Câu 1. Từ những di chỉ (di tích) nào chứng tỏ Việt Nam là quê hương của nghề trồng lúa nước?
Câu 2. Dấu hiệu chứng minh Nho giáo bị suy thoái trong các thế kỉ X-XV?
Câu 3. Tại sao Nho giáo phát triển ở thời Lê Sơ?
Câu 4. Nêu các vai trò quan trọng của phong trào Tây Sơn?
Câu 5. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống lại triều Nguyễn và các triều đại trước đó như thế nào?
Câu 6. Điểm nổi bật của tình hình nước Anh trước cách mạng là gì ?
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
704
0
0
Trinh Le
05/05/2017 22:02:51
Câu 4:
Phong trảo Tây Sơn có các vai trò lớn sau:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
+Từ 1773-1777, Tây Sơn đánh chiếm Nhơn, Phú Xuân, Gia định . Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
+ Từ 1784-1785 Đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng Rạch Giầm- Xoài Mút

- Lật đổ chính quyền họ Trịnh
+ Giữa 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị suy sụp
+ Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, ciệc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước
- Đánh tan quân xâm lược Thanh
Với chiến thắng Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Đa quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Huyền Thu
05/05/2017 22:05:45
Câu 3:
- Các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. ngay nền giáo dục lấy nho giáo làm nền giáo dục chính, sách giáo khoa lấy tứ thư ngũ kinh làm giáo án. Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho thành lập quốc tử giám dựng bia tiến sĩ, thế nên Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ. 
- Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ.
0
0
Huyền Thu
05/05/2017 22:07:19
Câu 6:
- Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng. Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương, chủ yếu là bán len dạ và buôn nô lệ da đen.
- Công nghiệp len dạ phát triển làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều địa chủ, vốn là quý tộc, chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ, rồi thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường. Bộ phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hoá, trở thành tầng lớp quý tộc mới.
- Chế độ phong kiến, với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh, ngày càng cản trở sự kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới. Dưới thời vua Sác-lơ I (từ năm 1625), nhiều thứ thuế mới được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến, đời sống nhân dân càng thêm cơ cực.
- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động được biểụ hiện qua những cuộc xung đột giữa Quốc hội với nhà vua.
0
0
Huyền Thu
05/05/2017 22:09:03
Câu 5:
+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.
+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.
+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.
0
0
Huyền Thu
05/05/2017 22:13:30
Câu 2:
+ Trật tự phong kiến và các quan hệ xã hội bị đảo lộn: Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi. Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế trật tự quan hệ phong kiến dã bị lỗi thời.
+ Nhà nước phong kiến bị khủng hoảng, chính quyền thời Lê bị suy sụp.
+ Trước đây quy định quan hệ Vua – Tôi, Cha– Con, Vợ - Chồng một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×