Để hiểu hơn về câu tục ngữ này, chúng ta phải biết được giá trị của một miếng lụa. Trong thời xưa, lụa được cho là một món hàng xa xỉ. chỉ dành riêng cho người giàu có mà thôi. Thời nhà Đường, màu sắc của mảnh vải lụa phản ánh địa vị và cấp bậc của người đó trong xã hội. Nghĩa đen khi dịch ra của câu tục ngữ đó là, vẻ đẹp của một con người được quyết định bởi trang phục mà họ mặc trên người. Trong khi đó, hàm ý của câu tục ngữ này lại sâu xa hơn. Có nhiều câu nói trong văn hóa phương Tây nói về việc đánh giá con người qua vẻ bề ngòai; Đừng đánh giá quyển sách qua chiếc bìa muốn nhắc nhở người nghe đừng đánh giá chỉ thông qua vẻ ngòai, trong khi Cứ giả vờ đi cho đến khi bạn biến nó thành sự thật lại khuyên nhủ bạn rèn luyện sự tự tin của mình trong khi bạn trau dồi chuyên môn. Câu tục ngữ này là biến thể của cụm từ mặc đẹp để gây ấn tượng trong phương Tây. “Lúa tốt vì phân” nhấn mạnh câu phía trước, và cùng nhau ám chỉ việc cái đẹp ở bất kỳ đâu (con người hay thiên nhiên) cũng đều đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc.
Cũng về chủ đề cái đẹp, Việt Nam cũng có một câu tục ngữ nổi tiếng nữa. “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Dù bạn vẻ ngòai có xinh đẹp tới bao nhiêu, thì cái đẹp về thể chất cũng không thể sánh được với cái đẹp trong tâm hồn. Một tâm hồn đẹp sẽ khiến một người có vẻ ngoài bình thường trở nên xinh đẹp, và ngược lại, một người với vẻ ngoài xinh đẹp tới mấy nếu nội tâm xấu xí sẽ trở nên kém hấp dẫn. Sau tất cả, vẻ đẹp hình thể sẽ dần trở nên tầm thường, trong khi một trái tim xinh đẹp lại trở nên vô giá hơn.