Vì:
Qua ca dao, dân ca ta cảm nhận được sâu sắc nhịp trái tim yêu thương của người bình dân với tất cả sự ấm áp, ngọt ngào cùng tình yêu thương, lòng lạc quan, nghị lực ý chí phi thường vượt lên mọi khổ cực của cuộc sống.Vì thế nhân vật trữ tình trong ca dao là người bình dân, người thi sĩ, những người sáng tác, người diễn xướng,… thống nhất với nhau.
– Chủ thể trữ tình thường được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với đối tượng trữ tình, biểu hiện qua hai loại nhân vật:
+ Nhân vật hiển ngôn: hình tượng con người được trực tiếp thể hiện tình cảm, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca.
+ Nhân vật biểu tượng: thông qua biểu tượng, con người bộc lộ tâm tư cảm xúc với nhau, đó là những biểu tượng gần gũi với con người Việt Nam: con cò, con thuyền, cây đa, bến nước, sân đình….
-"Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao."
– "Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền."
– Các nhân vật trữ tình được đặt trong nhiều mối quan hệ:
+ Quan hệ gia đình: mẹ-con, cha-con, mẹ chồng-nàng dâu, vợ-chồng, anh-em,…
-"Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang."
– “Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
+ Quan hệ lứa đôi: chàng trai-cô gái, bạn bè,…
– “Thương ai rồi lại nhớ ai/ Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng”.
+ Quan hệ xã hội: người nông dân-quan lại, chủ-tớ…
– "Con ơi nhớ lấy câu này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan."
– "Con vua thì lại làm vua/ Con vải ở chùa lại quét lá đa."
– Nhân vật trữ tình hiện lên trong sinh hoạt hằng ngày, cuộc sống lao động, trong mối quan hệ với thiên nhiên, gia đình, làng xóm…có lúc đối thoại, có lúc độc thoại…