Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nghĩ của em về cây lúa

4 trả lời
Hỏi chi tiết
13.679
94
33
Phương Dung
25/10/2017 17:04:24
​Đi từ nam ra bắc hình ảnh mà chúng ra bắt gặp nhiều nhất trên hành trình đó là cây lúa. Lúa mọc khắp nơi trên dải đất Việt Nam hình chữ S, nó như là biểu trưng cuộc sống của dân tộc Việt.

Người dân Việt Nam quen với hình ảnh lúa nước trên những cánh đồng làng quê. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với những ruộng đất màu mỡ ,phù du giúp chúng ta có diều kiện để trồng lúa nước.

Cây lúa nước là biểu trưng sức sống con người nhân dân ta. Con người Việt Nam tuy nhỏ bé như cây lúa nhưng sức sống thì vô cùng mãnh liệt. Khi mới là mầm móng nhỏ từ một hạt thóc chúng được người nông dân gieo nên những hạt mầm, những hạt mầm đó được gieo dưới những vùng đất màu mỡ và chúng vươn mình để tạo nên những bông lúa vàng nặng trĩu.

Con người VIệt Nam cũng thế, họ sống trong một đất nước không quá rộng lớn, họ không có một nền tảng ban đầu giàu có như các nước châu âu, châu mĩ nhưng họ với tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước họ nổ lực từng ngày làm việc chăm chỉ, cẩn cù.

Đối với những người nông dân, cây lúa như bạn đồng hành suôt cuộc đời họ. Người Việt Nam coi lúa gạo là lương thực chính. Họ trân trọng những hạt cơm, những hạt cơm đó thơm vị quê nhà và họ cúng ý thưc được rằng để tạo thành những hạt cơm dẻo ngon này là cả mồ hôi, công sức của những người nông dân.

Nó đem lại về mặt kinh tế. Ngoài ra nó có một giá trị văn hóa khá lớn, nếu không có lúa tạo ra những hạt gạo thì văn hóa Việt nam  khó có thể phong phú và giàu bản sắc dân tộc. Nói vậy là bởi vì, những món ăn đặc sắc của người Việt chúng ta đều bắt nguồn từ những hạt lúa đó.

Cây lúa không phải là loài cây chỉ cần gieo nó xuống đất là nó có thể tự mọc lên thành quả mà đó là cả một quá trình tỉ mỉ, cần cù của những người nông dân áo nâu ấy

Cây lúa gắn với kí ức tuổi thơ chúng tôi, gắn với cuộc đời của ba mẹ tôi; những ngày rong chơi thả diều trên những cánh đồng lúa xanh ngắt một màu khiến chúng tôi sẽ không quên những kỉ niệm đẹp ấy.

Dù đang ở trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều loài lương thực khác có thể thay thế lương thực hằng ngày của bạn bằng gạo, thóc nhưng nó chỉ thay thế trong tức thì còn những hạt cơm làm cho bạn không bao giờ chán về vị cơm dẻo ngon đó. Chúng ta cảm ơn trời đất đã tạo điều kiện cho chúng ta trồng nên những hạt mầm tinh túy này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
67
34
Phương Dung
25/10/2017 17:04:50

Trong số những loại cây trồng thì lúa là loại cây rất gắn bó với người nông dân Việt Nam. Lúa được trồng khắp nơi ở đất nước ta, trên những cánh đồng rộng bạt ngàn. Từ hàng ngàn năm nay, cây lúa là nguồn sống, cũng là người bạn tâm giao của người nông dân. Lúa mang lại cho ta nhiều lợi ích và có nhiều vai trò trong đời sống người Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần, tình cảm của người Việt.

Lúa là loại cây thân cỏ. Thân lúa ngắn, chỉ dài khoảng năm mươi hay sáu mươi centimet. Lá lúa dài, cong. Khi đang thời con gái, cây có lá xanh mướt, tràn trề sức sống. Từ trên đê mà nhìn xuống cánh đồng, ta sẽ thấy mát cả tầm mắt. Còn khi lúa chín, lá lúa vàng, từng bông lúa uốn trĩu vì nặng, đợi người nông dân đến gặt mang về. Thân và lá lúa làm cho ta cảm giác lúa rất mảnh dẻ, yếu đuối. Lúa được trồng khắp nơi trên dất nước ta. Không chỉ ở đồng bằng, ở miền núi còn có lúa nương, những ruộng bậc thang trồng lúa trên các sườn núi. ở nơi đất quá chua, người ta phải khử chua thì mới có thể trồng lúa được. Khi trồng lúa, ta phải lưu ý, cung cấp đủ nước cho lúa nhưng cũng không thể để úng làm lúa chết. Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi ra đời. Những nhà máy, những trạm bơm nước đặt gần những con sông lớn. Nước sẽ đi qua mương, qua nhiều rãnh nhỏ quanh ruộng vào tưới cho lúa. Có thể nhiều người chưa biết rằng có rất nhiều giống lúa mới, năng suất cao phục vụ cho bà con nông dân.

Tuy phải trồng trọt, chăm sóc vất vả nhưng cây lúa không phụ công người. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất của người Việt Nam. Tất cả chúng ta đều sống bằng nguồn lương thực chính là cơm, gạo. Thật không thể tưởng tượng đời sống chúng ta sẽ ra sao khi không có cây lúa. Rồi những tấm bánh, những thứ quà quê ngon lành, gắn bó với người Việt Nam được làm từ gạo của cây lúa, nào là bánh gai, bánh cuốn... những chiếc bánh vô cùng thân thuộc của dân tộc. Đặc biệt bánh chưng, bánh giầy, những thức bánh có ý nghĩa quan trọng, để cúng trong dịp lễ Tết cùng có thành phần chính từ gạo. Lúa thật vô cùng quan trọng. Không chỉ có thóc, gạo, những phần khác của cây lúa cũng có nhiểu lợi ích. Trong gian bếp nhà quê, lúc nào chẳng có một đống vỏ trấu. Đó là chất đốt rất tốt giúp cho việc nấu bếp của người nông dân. Ngoài ra, do giữ nhiệt rất tốt, đảm bảo nhiệt độ nên vỏ trấu còn dùng để ấp trứng, làm cho trứng nở. Lúa còn cung cấp cám là thức ăn cần thiết trong chăn nuôi. Lợn, gà... đều lấy cám làm thức ăn. Thân, lá lúa sau khi gặt được phơi khô thành rơm, rạ. Rơm, rạ là chất đốt, lợp nhà. Sau khi ủ, nó cũng có thể làm phân bón tự nhiên tốt cho cây trồng. Khi nghề trồng nấm phát triển thì rơm càng có công dụng to lớn dùng để nuôi nấm. Lúa cung cấp cho chúng ta từ món ăn đến nguyên liệu làm kinh tế. Lúa thật không thể thiếu với người Việt Nam ta.

Không chỉ có vai trò về kinh tế mà quan trọng hơn còn là ý nghĩa của lúa đối với đời sống tinh thần tình cảm của người dân. Trải qua bao nhiêu thời kì lịch sử, cây lúa vẫn gắn bó khăng khít với người Việt Nam. Nó là người bạn của chúng ta trong suốt quá trình dựng và giữ nước. Lúa đã trở thành biểu tượng của người nông dân. Để cúng trời, đất, cúng ông bà, tổ tiên, ta đều dùng những thực phẩm của lúa như bánh chưng, bánh giầy. Ta đã dâng lên cha ông mình sản vật quý nhất: cây lúa. Và cả những món ăn dân tộc đặc sắc như cốm hay các thức bánh đều từ lúa mà ra. Những thức ăn đó mang đậm hương vị cánh đồng, làng quê Việt Nam, gợi ta nhớ đến quê hương. Nó cũng là niềm tự hào của chúng ta đối với các bạn bè quốc tế. Du khách đến Việt Nam mà không thưởng thức các món ăn như bánh, bún, phở... thì chưa là đến Việt Nam, chưa hiểu đặc sắc văn hoá Việt Nam. Chính cây lúa đã tạo nên nét đặc sắc đó, đặc sắc của ẩm thực dân tộc.

Người dân Việt Nam từ bao đời nay luôn coi cây lúa là bạn. Chúng luôn cùng sống với chúng ta như lúc cùng người nông làm việc hay xuất hiện trong mỗi bữa ăn, mỗi dịp lễ, Tết. Cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cây lúa luôn bên cạnh người Việt Nam. Vai trò của lúa là vô cùng to lớn. Đi đâu xa quê, xa đất. nước, mỗi khi nghĩ về cây lúa, trong chúng ta lại dâng lên một cảm giác nhớ quê hương. Cây lúa chính là biểu trưng của con người và đất nước Việt Nam.

19
28
Phương Dung
25/10/2017 17:05:15

Cảnh tượng về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.

Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội.

Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà... cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: " Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ" Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng si mê cây lúa từ bao giờ không biết.

Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra... xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ ấy tan ra nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo:

-Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa)

Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn của tụi trẻ con chúng tôi.

Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi.

Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi.

Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt.

Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô.

Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch.

Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ba thường bảo tôi:

-Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm!

Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau.

36
19
Noo Phước Thịnh
26/10/2017 16:52:06

Cây lúa có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, từ đồng bằng màu mỡ đến những vùng núi cao trập trùng, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của lúa. Thử bóc một hạt lúa, ta sẽ thấy ngay hạt gạo trắng ngần bên trong. Những hạt gạo trắng trẻo, tinh khiết khiến ta liên tưởng tới hình ảnh những cô thôn nữ dịu dàng. Hình ảnh những cô thiếu nữ còn được dùng để chỉ lúa khi hãy còn xanh. Lúa đương thì con gái xanh mơn mởn, màu xanh tươi trẻ, màu xanh báo hiệu một vụ mùa bội thu. Trong những ngày ấy, nếu bạn có dịp đi qua ruộng lúa, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngào .rất đặc trưng của lúa, một mùi 'thơm thoang thoảng, không quá nồng nàn mà xiết bao gợi nhớ. vẻ dẹp, mùi thơm của lúa chỉ giản dị, mộc mạc như người dân quê. Có lẽ vì vậy mà cây lúa gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam.

Lúa gắn bó với người dân quê đất Việt cũng bởi lúa mang lại giá trị vật chất to lớn. Nước ta là đâ't nước nông nghiệp, mà nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu lại dựa vào cây lúa. Lua cung cấp lương thực cho người Việt Nam. Từ hạt gạo, ta có thể làm ra biết bao nhiêu món ăn ngon, bổ như cơm trắng, hay các loại bánh: bánh chưng, bánh giầy, bánh nếp, bánh tẻ, bánh phở... Những món ăn không nơi đâu có được, những món ăn mang dậm hương vị đồng dất quê nhà khiên những người con xa quê luôn bồi hồi nhớ về, khiến những vị du khách nước ngoài ăn một lần rồi nhớ mãi không quên. Ngày xưa, khi đất nước ta còn dưới ách ngoại xâm, được ăn một bát cơm trắng là niềm mơ ước của mỗi người. Còn ngày nay, không những đã tự cung cấp dủ ăn mà nước ta còn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Với công nghệ hiện đại, giờ đây việc gặt lúa, tuốt lúa cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Các bác nông dân không còn phải vâ't vả nữa mà mỗi năm lại có thể trồng được những hai, ba vụ lúa thay vì một vụ như trước. Trong những ngày nông nhàn, những người nông dân có thể dùng rơm rạ bện chổi bán lấy tiền để tăng thu nhập. Rơm còn được dùng để ủ nấm làm thành món nấm rơm rất ngon lại bổ nên được các bà nội trợ Ưa thích. Chưa hết, rơm còn được dùng đê lợp mái nhà che nắng, che mưa. Đâu chỉ có thế, rơm còn được dùng làm thức ăn cho trâu bò, còn thóc để nấu cám cho lợn ăn. Ngoài ra, người nông dân còn tận dụng rơm làm thành những cái ổ rất êm ái cho gà ấp trứng. Vậy đấy, từ một cây lúa nhỏ bé mà đem lại cho ta biết bao lợi ích, ta phải biết ơn cây lúa nhiều lắm.

Như đã nói, lúa không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà nó còn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt Nam. Từ ngàn xưa, cây lúa đã là một biểu trưng cho nền văn minh lúa nước. Sự tích Bánh chưng, bánh giầy từ thuở Hùng Vương dựng nước vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà lại sửa soạn làm hai món bánh thơm thảo dâng lên tổ tiên. Dù đó chỉ là món ăn đơn giản nhưng lại mang nặng lòng biết ơn, hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên mình. Ngày xuân thì có bánh chưng, bánh giầy, còn mùa thu với Tết Trung thu cũng không thể thiếu một món ăn làm từ lúa, đó chính là cốm - một thức quà của lúa non (Thạch Lam). Cốm được gói trong lá sen nên vừa mang hương thơm của lúa non vừa ướp đượm hương sen quê nhà, tạo nên một hương vị rất đặc trưng. Hơn thế nữa, cây lúa còn đi vào thơ văn, ca dao và cả trong tiếng hát của người dân Việt Nam. Trong những ngày hội mùa, cây lúa được đặc biệt tôn vinh, đây là cách để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với lúa, bởi lúa đã đồng hành cùng người dân Việt Nam suốt bao thế kỉ qua.

Cây lúa đã đi vào lòng người Việt Nam như một phần không thể thiếu từ bao đời nay. Cây lúa đem lại những lợi ích kinh tế và cả những giá trị vô giá về tinh * thần. Có thể coi lúa là biểu trưng cho tinh thần người Việt Nam không ngại khó, ngại khổ, bởi lúa có thể sinh trưởng tốt ởkhắp nơi, từ những miền đất trù phú tốt tươi đến cả miền đồi núi dất nghèo. Chính vì lúa gắn bó với người Việt Nam như vậy nên ta lại càng phải biết trân trọng, giữ gìn và tiếp tục phát huy nền văn minh lúa nước lâu đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư