Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào? Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?

a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?
b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?
c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?
e) Văn thuyết minh có lợi ích gì trong cuộc sống? Nêu ví dụ minh họa.
f) Muốn viết văn bản thuyết minh, cần thực hiện các bước nào? Vì sao phải làm như vậy?
g) Nêu các phương pháp để thuyết minh sự vật.
i) Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng gì?
k) Văn bản tường trình và văn bản thông báo cần đảm bảo những yêu cầu gì về thể thức, nội dung?
9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.011
25
3
Nguyễn Tấn Hiếu
18/05/2018 15:45:03
a,
- Văn bản cần có tính thống nhất để không rời xa hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.
b, Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:
+ Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.
+ Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.
+ Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.
Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:
+ Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
+ Viết thành bản tóm tắt.
c, Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.
d, Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý: Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng nhưng nên lạm dụng.
vô trang mình 5 sao nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
1
Ryo Bùi
18/05/2018 15:47:23
a. Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn.
Thể hiện ở đối tượng và vấn đề chính mà văn bản ấy biểu đạt.
b. Tóm tắt văn bản nói chung, tóm tắt văn bản tự sự nói riêng là việc làm xuất phát từ nhu cầu thực tế. Trong cuộc sống, nhiều trường hợp chúng ta muốn thông báo ngắn gọn nội dung một sự việc, một câu chuyện nào đó đã được biết cho người khác. Khi ấy, chúng ta cần đến thao tác tóm tắt.
Để thông báo những nội dung chính của một văn bản tự sự nào đó đến người khác, chúng ta cần đến thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
Các bước tóm tắt một văn bản tự sự:
- Đọc văn bản, xác định chủ đề (việc xác định chủ đề văn bản sẽ quyết định việc lựa chọn nhân vật, sự việc,…)
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt:
+ Nhân vật chính;
+ Sự việc chính;
- Sắp xếp nhân vật, sự việc theo trật tự nhất định, phản ánh trung thành câu chuyện được kể trong văn bản gốc;
- Viết bằng lời văn của mình nội dung cần tóm tắt.
3
0
Nguyễn Tấn Hiếu
18/05/2018 15:49:57
e, Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Ví dụ :
+ Giới thiệu một sản phẩm mới.
+ Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.
+ Giới thiệu tiểu sử một danh nhân, một nhà văn.
+ Giới thiệu một tác phẩm...
3
2
Ryo Bùi
18/05/2018 15:50:55
c.
Làm tăng thêm chất lãng mạn cho câu chuyện.
Làm cho câu chuyện sinh động và sâu sắc hơn
d. Yếu tố nòng cốt của văn tự sự là sự việc và nhân vật. Muốn viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trước hết phải xác định được sự việc và nhân vật chính của bài văn tự sự.
2. Thông thường, các yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp, đan xen và hoà quyện tạo nên tính sinh động của một văn bản, đoạn văn tự sự.
2
1
Nguyễn Tấn Hiếu
18/05/2018 15:52:47
f, Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Vì là một việc thường bị người học xem nhẹ hoặc bỏ qua vì sợ mất thời gian nhưng trên thực tế đây lại là một bước vô cùng quan trọng. Tìm hiểu đề và tìm ý giúp chúng ta xác định đúng thể loại và trọng tâm đề bài từ đó không xa rời đề bài. Đây chính là bước tiền đề, làm bàn đạp giúp việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều. Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số vấn đề chính như: xác định đối tượng thuyết minh; sưu tầm, ghi chép và lựa chon các tư liệu cho bài viết; lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
Bước 2: Lập dàn bài
Vì lập dàn bài là bước giúp người học sắp xếp bố cục bài làm một cách khoa học, hợp lý, cụ thể từ đó là khung để viết bài một cách trôi chảy, không bỏ sót ý. Khi lập dàn bài, tùy theo phong cách học tập của mỗi người sẽ lập những kiểu dàn bài khác nhau. Có thể là theo phongc ách truyền thống bằng cách gạch đầu dòng, cũng có thể lập theo sơ đồ tư duy. Tuy nhiên, dù với phong cách nào thì một dàn bài cũng cần có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Bước 3: Viết bài
Vì đây là bước để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Người học dựa vào dàn bài đã lập để phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi phân. Ở bước này, người học cần chú ý về hai mặt: thứ nhất là đảm bảo về nội dung của bài văn: viết đúng nội dung đề bài đã nêu, đi đúng trọng tâm, không lan man, lạc đề; Thứ hai là về mặt hình thức: bài viết phải đảm bảo đầy đủ ba phần, không để mắc các lỗi thông thường về cú pháp, chính tả, ngữ pháp… ý tứ rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa
Vì đây là bước cuối cùng để hoàn thiện một bài bài văn. Thao tác này giúp chúng ta đánh giá lại tổng thể bài viết, tìm ra những lỗi mà mình mắc phải, sửa chữa để bài văn trở nên hoàn mỹ hơn, từ đó cũng rút ra được những kinh nghiệm cho những bài viết sau. Đây là một bước đơn giản nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong quy trình viết một văn bản thuyết minh.
3
1
Nguyễn Tấn Hiếu
18/05/2018 15:53:50
g, Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ.
+ Phương pháp dùng số liệu.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích.
vô trang mình 5 sao nha
2
1
Nguyễn Tấn Hiếu
18/05/2018 15:55:04
i, - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận:
+ Yếu tố biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận có hiệu quả thuyết phục vì nó có tác động tới tình cảm của người nghe.
+ Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong văn bản nghị luận được rõ ràng cụ thể và sinh động hơn, làm tăng sức thuyết phục.
vô trang mình 5 sao nha
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
18/05/2018 16:00:16
k,
Văn bản thông báo :
Nội dung và thể thức một văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm… cụ thể, chính xác.
Văn bản thông báo phải tuân thủ các thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
Văn bản tường trình :
  • Nội dung của bản tường trình phải trình bày được thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình. Thể thức trình bày của bản tường trình theo quy cách của một văn bản hành chính.
2
1
Nguyễn Tấn Hiếu
18/05/2018 16:05:55
e, Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Ví dụ :
+ Giới thiệu một sản phẩm mới.
+ Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.
+ Giới thiệu tiểu sử một danh nhân, một nhà văn.
+ Giới thiệu một tác phẩm...
g, Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ.
+ Phương pháp dùng số liệu.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích.
i, - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận:
+ Yếu tố biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận có hiệu quả thuyết phục vì nó có tác động tới tình cảm của người nghe.
+ Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong văn bản nghị luận được rõ ràng cụ thể và sinh động hơn, làm tăng sức thuyết phục.
vô trang mình 5 sao nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×