Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài tập làm văn: Đề 1. Cây lúa Việt Nam; Đề 3. Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em

Giúp em đề số 1 và đề số 3:
Đề 1. Cây lúa Việt Nam.
Đề 3. Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.405
15
8
Trần Lan
15/09/2016 15:00:53
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới.

Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu "Người sống về gạo, cá bạo về nước", hay "Em xinh là xinh như cây lúa", v.v.. - Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó. Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết". Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất. Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh. Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng... Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ! Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
5
Đề 3:
Sáng sớm tinh mơ, chiều vàng ngả bóng, nơi vườn quê, nơi sườn non, nơi cánh rừng ngọn suối, tiếng chim hót véo von... ta lắng tai nghe mà thấy yêu đời kì lạ. Tiếng chim của đất trời đôi với em là khúc hát của quê hương, là bài ca của sự sống.
 
Tiếng chim nơi ngôi vườn của bà ngoại trong những tháng ngày hè, đối với em đã trở thành kỉ niệm. Nhất là tiếng hót của chim họa mi. Năm học lớp Ba, em bị ốm nặng. Bố mẹ đi công tác xa. Em ở với bà. Bà chăm sóc thuốc men mãi mà em vẫn đau yếu, người xanh xao gầy tóp lại. Nhiều tuần, bà thức trắng đêm. Thế rồi, một hôm sau cơn mưa rào, trời hửng nắng. Em nằm chập chờn bỗng nghe chim hót trên cây nhãn vườn bà. Hai con chim trống mái thi nhau cất tiếng hót véo von, lánh lót, réo rắt. Lần đầu trong cuộc đời, em mới được nghe chim hót hay như thế. Tiếng hót họa mi nghe thật “mê”, và kì lạ thay, cơn sốt chiều ấy dịu dần trong bóng chiều buông. Em thấy thanh thản lâng lâng. Em ngủ say lúc nào không biết.
 
Sáng hôm sau, rồi chiều hôm sau, cặp chim họa mi lại đến hót ở vườn bà. Qua cành nhãn, em nhìn thấy hoạ mi đang sát cánh nhau cùng hót. Lúc đầu em ngỡ, họa mi phải đẹp lắm mới có giọng hót hay như thế. Nhưng không phải, lông họa mi không rực rỡ sắc màu như hoàng yến, như chim thiên đường,... mà chỉ khoác một màu nâu đỏ bình dị, mộc mạc. Xung quanh mắt chim có một vành lông trắng kéo dài từ đuôi mắt ra sau gáy, như một nét vẽ lượn sóng. Người ta gọi các “mi vẽ” ấy là “họa mi”, sau trở thành tên của con chim ca sĩ này chăng ? Cái mỏ màu ngà, cái cổ rướn cao... họa mi hót mê say, cả vườn cây như lắng nghe âm thanh lúc trong lúc đục, lúc nhặt lúc khoan, đầm ấm ríu ran. Họa mi hót sớm sớm chiều chiều như tiếng đàn thần đã làm cho em khỏi bệnh. Hơn tuần lễ sau, chim họa mi bay đi đến vườn quê nào, cánh rừng nào, em cứ bâng khuâng mãi. Có nhiều đêm nằm mơ, em vẫn nghe họa mi hót.
 
Về lại thành phố, em nói lại với bố mẹ về tiếng chim họa mi hót nơi vườn bà. Hình như sau đó, mẹ em viết thư cho anh trai em, một sĩ quan Công an Biên phòng Tây Bắc. Tết năm ấy, anh về phép thăm nhà, và mang về cho em một đôi chim họa mi làm quà. Mỗi con được nhốt trong một chiếc lồng son vô cùng xinh xắn, cả nhà ai cũng vui thích về đôi chim họa mi ấy. Anh trai em còn cho biết: “ở các chợ miền núi, người ta nuôi và bán chim họa mi không chỉ để nghe giọng hót mà còn cho nó chọi nhau. Thế võ tranh hùng của họa mi lúc kịch chiến hấp dẫn lắm”

Rồi không biết ai xui, độ tháng sau, em mở lồng cho chim họa mi bay đi. Em viết thư cho anh trai: “Anh ơi, họa mi đã làm cho em khỏi bệnh. Em đã trả lại tự do cho đôi chim họa mi là để tạ ơn loài chim thảo hiền ấy. Chắc là anh đồng tình với việc làm của em ?”... Mẹ em bảo: “Con còn bận học, thì giờ đâu mà nuôi chim ? Vả lại, con chim nào cũng cần tự do. Bầu trời bao la là cái lồng chim con ạ! Con làm thế là phải đạo...”
7
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 08:36:20
DE 1
Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, bên mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thẳm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi. Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc vàng căng mẩy. Hạt thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba con còn theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm. Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mẹ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cảnh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín bốn xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ. Nắng hửng trời quan, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghỉ ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành, bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ: Vừa bằng thằng bé lên ba Thắng lưng chon cón chạy ra ngoài đồng. Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần những cánh đồng đất ải trắng trước đây đã thành những ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. Rì rào rì rào… lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương: Việt Nam đất nước quê hương tôi Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi Đồng xanh lúa rập rờn biển cả… Chẳng mấy mốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa cả làng quê toàn màu vàng, ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng ròn, chú cún vàng nhảy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái. Cứ thế một hay hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân.: Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, mỗi hécta cho ba tấn thóc, không chỉ là cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà nó còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa thóc quê hương như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng Sông Cửu Long. Năm tháng trôi qua bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật quý.
17
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 08:37:46
DE 3
Quê hương của mỗi người luôn gắn liền với hình ảnh cái giếng, cây đa, hay những cánh đồng lúa chín vàng. Nhưng để có thể nói lên một làng quê mộc mạc, chân chất mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam thì chỉ có hình ảnh con trâu. Chính vì vậy để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về sự hữu ích của trâu trong công việc đông áng, tôi sẽ giới thiệu về con trâu Việt Nam.

Trung bình mỗi vòng đời cùa trâu mẹ có thể cho từ năm đến sáu nghé con. Nhưng nếu trâu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì số lượng nghé con ra đời sẽ nhiều hơn. Bên cạnh việc cày bừa, trâu cũng cho sữa và thịt trong sản xuất, nhưng do sữa trâu không béo và tươi như bò nên không tiêu thụ nhiều trên thị trường. Còn thịt trâu cùng được bán rộng răi bởi nó có chứa nhiều chất bổ dưỡng và ăn rất ngon. Ngoài thịt và sữa, chúng ta có thể dùng phân trâu để bón ruộng, vườn cây ăn trái sẽ góp phần giúp cây tươi tốt. Ở một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên, người ta thường dùng da trâu làm căng mặt trống. Ngoài ra, da trâu cùng có thể làm ra một liều thuốc trị bệnh bao tử. Bởi tính cần cù. chăm chi nên trâu luôn được mọi người ví như sự hiện diện của con người Việt Nam ta. Ở trâu, ta còn có thể thấy được sức mạnh dẻo dai. bền bỉ. Nhờ vào sức mạnh ấy trâu có thể giúp con người kéo cày., kéo bừa trên ruộng đồng hay kéo xe, kéo gỗ. Tuy trâu kéo cà rền cà rịch, chậm chạp nhưng bù lại trâu có thể kéo nặng. Khi gặp ổ gà trâu cũng có thê vượt qua. Trâu không chỉ hiện diện trên cánh đồng mà còn được mọi người đưa vào các lễ hội, điển hình như ở Đồ Sơn - Hải Phòng hằng năm đều diễn ra lễ hội chọi trâu, dân chúng hưởng ứng rất nồng nhiệt khi lễ hội bắt đầu. Vòng "chung kết" được diễn ra vào mồng chín tháng tám âm lịch. Quan niệm cho rằng nếu nhà nào có trâu thắng thì sẽ gặp nhiều điều may mắn và hạnh phúc. Đó là ở đồng bằng, còn ở Tây Nguyên thì các dân làng thường hay tổ chức buổi giết trâu đem tế thần linh cầu mong cho một năm mới gặp nhiều điều an lành.Trước hết về đặc điểm sinh học, trâu thuộc họ bò, được xếp vào bộ nhai lại, được liệt vào nhóm sừng rồng, bộ guốc chẵn và là lớp thú có vú. Còn về nguồn gốc thì sao? Trâu có nguồn gốc từ loài trâu rừng, đã dược con người thuần hóa từ rất lâu. Trâu thuộc nhóm trâu đầm lầy. Giống trâu rất dễ nhận dạng, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng như thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc. Ngoài ra, ở dưới cố chỗ hai xương ức có hai dải lông màu trắng. Loài trâu luôn khoác lên mình bộ áo màu xám đen. Đó là về đặc điểm bên ngoài, về cân nặng thì trâu đực nặng từ 400-500 kg. Đặc điểm sinh sản của trâu không có tỉ lệ cao như các loài khác, tuy vậy nhưng vẫn đảm bảo được năng suất trong nông nghiệp. Khi nuôi trâu cái đến ba hay bốn tuổi thì có thể bắt đầu sinh sản. Mỗi lứa trâu mẹ sinh được một trâu con. Ở một số địa phương, trâu còn được gọi là nghé.

Trâu gần liền với cuộc sống của người nông dân, gắn liêền với các trò chơi dân gian hay trong lịch sử, trâu là một hình ảnh đẹp, nói lên tuổi thơ cua các vị anh hùng. Một hình ảnh về vị chiến sĩ nhỏ tuổi đã khắc sâu vào tâm trí người đời chính là Đinh Bộ Lĩnh. Ai ai cũng từng một lần nhắc đến hình ảnh chú bé Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu chơi trò “cờ lau tập trận”. Khi lớn lên, chú bé đã dẹp loạn mười hai sứ quân, mang đến cuộc sống sung túc cho muôn dân, mang đến hoà bình cho đất nước Việt Nam ta. Con trâu còn được ông bà dùng để nêu ra những bài học kinh nghiệm quý báu hay những luân lí qua các câu ca cao như: “mất trâu mới chịu làm chuồng”, “đặt cái cày trước mũi con trâu’'... Bên cạnh đó, trâu còn được dùng để chỉ ra những hạng người xấu xa: “đầu trâu mặt ngựa”, “ngựa tìm ngựa, trâu tìm trâu”, hơn nữa là còn dùng để phê phán “lì như trâu”, “đàn gảy tai trâu”. Ọua các câu tục ngữ ấy đã cho ta thấy chỉ về vẻ ngoài xấu xí mà con người đã vội quên đi bao công lao của trâu trên ruộng đồng, đă gán ghép nó với bao nhiêu tội xấu.Thật tội nghiệp cho loài trâu cần mẫn, luôn chăm chỉ cày bừa. Hình ảnh con trâu đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, từ các bác nông dân hay các em nhỏ đều thuộc bài ca dao ngộ nghĩnh “Thằng Bờm’'

“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu”

Bài ca dao là hình ảnh giúp ta gợi nhớ về chú trâu mạnh mẽ, chăm chỉ. Bài ca dao dí dóm đã phần nào đưa trâu ngày một khắc sâu thêm trong tâm trí mỗi người dân. Ngoài ra, hình ảnh trâu còn được Bà Huyện Thanh Quan khắc hoạ vào bức tranh ca cổ cùa mình. Nhà văn Giang Nam đã đưa trâu vào bài thư "Quê hương’’ của mình. Chính nhờ vào hình ảnh con trâu mà bài thơ đà trở nên đặc sắc để sáng tác ra một câu thơ “Trâu về lại xanh Thái Bình”. Bao đời nay, trâu đã đi sâu vào lòng người dân Việt Nam. Trâu cùng như một tiếng nói riêng cho sự cần cù, cần mẫn, trâu đã nói lên tính cách của người dân ta. Để có thể giúp trâu đạt năng suất cao trong việc cày bừa, ta nên có cách chăm sóc thật hợp lí: một tuần ta nên cho trâu nghỉ ngơi. Còn mỗi khi cày bừa xong, ta không nên cho trâu ăn liền mà cần phải cho trâu tắm rửa. nghỉ ngơi khoảng ba mươi phút. Vừa rồi là một số mẹo chăm sóc giúp trâu có thể khoẻ mạnh nhằm tăng năng suất hoạt động.

Ngày nay, dù ở một số nơi đã có máy cày nhưng trâu vẫn mãi là công cụ hữu ích cho ruộng đồng, cho việc cày bừa. Hình ảnh "Con trâu đi trước, cái cày đi sau" là in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam. Trâu được mọi người xem là thành viên thân thiết trong gia đình. Trâu sẽ là sự hiện diện cho tính cần cù, chăm chỉ của người nông dân trong việc đồng áng và trâu sẽ mãi là tiếng nói riêng cho nền nông nghiệp Việt Nam.
3
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
23/05/2017 10:32:33
Đề 4
Nói đến Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta, có thể nhắc đến Chùa Một Cột — dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc — tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc. Hay Khuê Văn Các — viên ngọc minh châu kết tinh của một nền khoa học ngàn đời. Nhưng chúng ta vẫn nghe nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả. Nằm trong lòng Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, nơi đây có Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình. Đài Nghiên, Tháp Bút nhắc đến nền văn vật lâu đời. Chỉ với ba biểu tượng đó, hồ Hoàn Kiếm đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi! Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng cho Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kì Tháng Long — Đông Đô - Hà Nội. Để đến tham quan Hồ Gươm, chúng ta có thể đi từ nhiều con đường khác nhau như Hàng Bài, Tràng Thi, Hàng Khay hay các khu phố cổ, Hồ Gươm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, là nơi kết nối giữa các phô" cổ với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch lại cách đây hơn một thế kỉ. Chắc hẳn chúng ta đều biết Hồ Gươm chính là một dòng chảy còn sót lại của sông Hồng. Cách đây hàng trăm năm về trước, Hồ Gươm ăn thông với sông Hồng, là một nhánh nhận nước của sông Hồng, chạy dài qua các phô" Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Hàng Chuối,.. Từ thê" kỉ XIX, khi nước ta đang bị thực dân Pháp cai trị, do sông Hồng đổi dâng nên Hồ Gươm chỉ còn là một sông nhỏ chạy qua Hàm Cá Mập (bến tàu điện một thời). Vì thê", để qua sông, người Pháp đã bắc một chiếc cầu bằng gỗ và dần dần san đất. Và ngày nay, nơi đó chính là phô" cầu Gỗ mà ai cũng biết. Từ xưa đến nay, Hồ Gươm đã trải qua lịch sử với bao nhiêu tên gọi khác nhau. Cách đây khoảng sáu thê" kỉ, Hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phô" Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, rồi tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên trước kia Hồ Gươm được gọi là Hồ Lục Thủy. Sau đó là cái tên Tả Vọng để phân biệt với Hữu Vọng. Sau khi các triều đại chọn Thăng Long làm kinh đô, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thủy quân. Tương truyền vào thê" kỉ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu chống giặc Minh xâm lược dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi (1427). Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) có một người đánh cá là Lê Thận (sau khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn) đã kéo được một lưỡi gươm, sau đó Lê Lợi lại nhặt được chuôi gươm ở trên cây, khi ghép chuôi gươm và lưỡi gươm lại thành thanh gươm, đặt tên là “Thuận Thiên” có nghĩa là “thuận theo ý trời”. Gươm báu đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chông giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền ở hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất hiện, nổi lên khỏi mặt nước. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ. Chắc hẳn ai cũng biết hồi tháng 5 âm lịch 2010, khi Hà Nội kỉ niệm 583 năm vua Lê chiến thắng giặc Minh, chúng ta đã được chứng kiến hình ảnh Cụ Rùa bò lên mặt nước... Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và càng tin hơn vào sự linh thiêng của Hồ Gươm — viên ngọc xanh giữa lòng Thủ đô này... Hồ Gươm rất đặc biệt. Nó có một màu sắc riêng, khác hẳn các hồ khác. Hồ Gươm xưa kia trong lắm, đẹp lắm, có màu nước xanh biêng biếc... Các bạn có biết màu xanh ấy là do đâu khống? Trong lớp bùn của Hồ Gươm, có sự sinh sông của một loài tảo. Nhờ sự quang hợp của loài tảo đó mà Hồ Gươm có màu xanh như vậy! Đã có lần, các nhà khoa học đã thử lấy thứ tảo ấy đem đi nơi khác trồng nhưng chúng không sống được! Phải chăng Hồ Gươm có một điều đặc biệt khác?... Nhưng bây giờ, màu xanh trong trẻo ấy đã bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do con người gây ra. Chính những người dân không ý thức, vứt rác bừa bãi xuống hồ và Nhà nước không có biện pháp làm sạch hồ thường xuyên nên đã làm cho nước hồ đục hơn và bên bờ hồ vương vãi những túi rác mà người dân đã vứt xuống. Điều đó sẽ dẫn đôn hậu quả gì? Trước hết, Hồ Gươm đã không còn đẹp như trước nữa mà đã mất đi vẻ tự nhiên của nó. Và hậu quả thứ hai là những Cụ Rùa đã bị tổn thương vì môi trường quá bẩn. Ngày trước, Cụ Rùa chỉ nổi lên vào những dịp lễ, còn thời gian gần đây, Cụ Rùa nổi lên rất thường xuyên và mọi người đã nhìn thấy những vết thương trên thân Cụ Rùa. Có lẽ nào những người vứt rác xuống hồ không thể hiểu được những điều này? Và vài ba năm trước, việc làm sạch Hồ Gươm đã bắt đầu được chú trọng. Tất cả chúng ta đều đã nhận thây một điều rằng, mặc dù Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề này nhưng thực sự là nước hồ ngày càng bẩn thêm. Vi vậy, điều quan trọng vẫn là ý thức của người dân, chúng ta phải giữ gìn hồ sạch sẽ để không làm mất đi vẻ đẹp của Hồ Gươm nói riêng và vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội và hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung. Ở Hồ Gươm, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy Đài Nghiên và Tháp Bút được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1864. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “Viết lên trời xanh”, ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn được gọi là Đài Nghiên, trên đó có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, ba chân kê nghiên là hình tượng ba con ếch. Sở dĩ có ba con ếch đội là bởi vì nhà thơ Nguyễn Văn Siêu muốn nhắc chúng ta đừng kiêu căng rồi dẫn đến hậu quả khó lường như trong truyện ngụ ngôn Ech ngồi đáy giếng và Nguyễn Văn Siêu cũng muốn viết lên trời xanh khát vọng hòa bình, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Có một điểm đặc biệt giữa Tháp Bút và Đài Nghiên. Đó là vào những buổi trưa hè, nhìn từ cổng ngoài di vào có hai bức tường đứng hai bên, cả hai bức tường cao quý ấy đều khắc tên những người đỗ đạt, khiến cho các sĩ tử đi qua đều cố gắng học hành. Đi tiếp vào trong ta sẽ thấy cầu Thê Húc. cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và được sơn màu đỏ. cầu được thiết kế cong cong và uốn lượn như hình con tôm. cầu Thê Húc hướng về phía Đông, phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí và những tia nắng đầu tiên. Với ý nghĩa ấy, cây cầu mang màu đỏ — màu của sự sống, màu của hạnh phúc, của sự cao quý, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến ngày nay - cây cầu Thê Húc — đó chính là biểu tượng của thần Mặt Trời! Tên của cây cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”. Đi sâu vào trong, chúng ta sẽ đến với đền Ngọc Sơn linh thiêng. Ngôi đền được xây dựng trên đảo Ngọc. Cả khu đền được lợp ngói đỏ trông tươi tắn với hình ảnh cong cong trạm trổ tinh tế. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Xuân — vị thánh trụ trì việc văn chương khoa cử. Ngoài hiên có tủ kính với Cụ Rùa được đặt bên trong khi các nhà khoa học vớt lên vào những thập niên sáu mươi của thế kỉ XX. Cụ Rùa có tuổi thọ khoảng 500 - 600 tuổi. Không chỉ có một Cụ Rùa mà dưới Hồ Gươm còn có vài Cụ Rùa khác. Hồ Gươm được du khách coi là một danh lam thắng cảnh. Quanh hồ là những loài cây trông lộng lẫy như: cây phượng, cây bằng lăng, cây liễu sư. Ngoài ra còn có nhiều loài hoa được trồng và được ghép thành hình chữ ở bên bờ hồ. Ngày nay, chúng ta đều thấy rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước và người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ. Họ chụp ảnh, họ bàn tán và họ cũng cảm thấy thanh thản... Chắc chắn là như vậy!... Bên Hồ Gươm không chỉ có du khách đi dạo, chúng ta còn thấy cả các cụ già ngồi chơi cờ, còn các bác, các cô thì tập thể dục cho cơ thể săn chắc, khỏe mạnh. Những đứa trẻ cũng thường ra bờ hồ đùa nghịch, vui chơi tận hưởng không khí thoáng mát. Từ Hồ Gươm, chúng ta cũng có thể nhìn được những địa điểm nổi tiếng của Hà Nội như Tượng đài Lý Thái Tể, Bưu điện Hà Nội với đồng hồ cổ kính được đặt ở trên nóc hay những khu phố cổ,... Như vậy, chúng ta có thể thấy được Hồ Gươm đẹp thế nào, phong phú về màu sắc thế nào... Rủ nhau xem cảnh Kiêm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiến, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này ? Hồ Gươm có thể từ nhiều thế kỉ trước, có thể có nhiều tên gọi nhưng với tôi, Hồ Gươm chỉ mới hơn mười ba tuổi. Dù có thế nào, Hồ Gươm mãi mãi là một phần trong trái tim tôi.
1
0
Ni Lin
15/02/2021 23:18:01

Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời, phát triển từ rất sớm. Do vậy, từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt.

Cây lúa có mặt ở Việt Nam và trên thế giới từ bao giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn. Không ai biết được chính xác, cụ thể thời gian và không gian. Có lẽ chúng xuất hiện cùng với những ngày đầu con người biết đến trồng trọt.

Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chặng hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến trong Nam, không có nơi đâu là thiếu vắng hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông trải dài vô tận. Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy... Tuy khác nhau về giống nhưng chúng đều có chung đặc điểm. Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ, mang đậm hồn dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo.

Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước. Nếu thiếu nước, lúa không thể phát triển bình thường được. Quá trình sinh trưởng của lúa chia làm 3 thời kỳ. Khi mới cấy, cây lúa còn là những cây mạ trưởng thành. Người nông dân tiến hành nhổ cấy trên các thửa ruộng. Những ngày đầu, lúa phát triển có hơi chậm chắc vì còn chưa quen thuộc với môi trường sống. Thân cây lúc đó mảnh mai và yếu ớt, dài khoảng 20cm, với 4, 5 chiếc lá nhỏ xanh non. Khoảng thời gian sau đó, ước chừng một tháng, lúa đã trưởng thành và được người dân yêu quý gọi với cái tên lúa đang trong thời con gái vì đây là giai đoạn mà cây lúa phát triển nhất: Đẻ nhánh và làm đòng. Chiều cao của chúng bây giờ đã khoảng 50-60cm với nhiều lá xanh đậm sắc, dài ôm chặt lấy thân. Bên trong là những chiếc đòng trắng ngần, tinh khiết.

Cuối cùng là thời kỳ lúa trổ bông và làm mẩy. Đây là giai đoạn cây lúa vươn cao nhất, khoảng 80-100cm, thân cây cứng cáp. Mỗi cây lúa cho một bông, chừng 200 hạt, mỗi hạt là một bông hoa. Thời kỳ trổ bông, lúa giữ gìn từng cánh hoa, thơm phức rồi nhờ gió thụ phấn cho nhau. Khoảng một tuần sau, lúa làm mẩy và chín dần. Những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm dưới ánh mặt trời khiến cánh đồng quê trở nên đẹp lung linh như dát vàng. Lúc đấy, lúa đã sẵn sàng chờ con người đến cắt mang về.

Để trồng ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm, người nông dân luôn phải tần tảo một nắng, hai sương, không quản ngại khó nhọc, tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, trục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi vất vả, tảo tần, kể làm sao cho hết!

Lúa tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều công dụng. Hạt gạo được coi là nguồn lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. Rơm còn là thức ăn chính của trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm. Hạt gạo qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng. Hạt nếp xay thành bột để làm nên những loại bánh thơm ngon, hấp dẫn như bánh trôi, bánh tét, bánh giò...Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường quốc tế giúp làm tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Thái Lan.

Người dân ta vẫn thường nói với nhau rằng: "Hạt lúa là hạt vàng". Cây lúa không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người mỗi ngày mà còn in dấu vẻ đẹp bình dị của hồn quê, vẻ đẹp tảo tần của con người, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Việt Nam yêu dấu.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×