Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn khoảng 300 chữ bàn về bạo lực học đường

viết đoạn văn khoảng 300 chữ bàn về : bạo lực học đường;thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay;nghiện facebook;sử dụng điện thoại di động của học sinh trong các trường học;học tủ họ lệch;gian lận trong thi cử kiểm tra;bệnh vô cảm;phong trào ủng hộ quỹ vì người nghèo;những người không chịu thua số phận;
9 trả lời
Hỏi chi tiết
9.416
20
11
Đức Duy Nguyễn Peter
03/01/2019 08:35:44
Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.
Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.
Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.
Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.
Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.
Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.
Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.
Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.
Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
32
4
Quỳnh Anh Đỗ
03/01/2019 16:38:25
Bạo lực học đường
Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
12
1
Quỳnh Anh Đỗ
03/01/2019 16:41:25
Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay.
Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ? Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói. Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội.
3
2
Quỳnh Anh Đỗ
03/01/2019 16:43:55
Hiện tượng nghiện Facebook.
Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên, ngỡ tưởng Facebook mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích nhưng càng ngày nhiều người sử dụng khiến cho Facebook mang nhiều tác hại xấu bởi hiện tượng nghiện facebook lại càng phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện Facebook. Khi nhu cầu kết bạn tăng, đặc biệt kết bạn toàn cầu thì người sử dụng facebook muốn dành nhiều thời giờ sử dụng và lâu dần trở thành thói quen. Trên mạng xã hội, người sử dụng buồn vui được bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ ai quản lý. Đó chỉ là mạng xã hội ảo, nên họ luôn có quan điểm nếu bị chỉ trích cũng không sợ vì tất cả chỉ là ảo. Điều này càng thu hút người sử dụng online Facebook nhiều hơn. Trên mạng xã hội, người dùng có thể ẩn danh tính, không cần phải là chính mình nên họ càng muốn dùng facebook nhiều hơn. Hơn thế, nhiều bạn trẻ nổi tiếng nhờ Facebook bởi vậy vì mong muốn nổi tiếng mà nhiều người dùng facebook để tăng độ phổ biến của mình. Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên nghiện Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Nghiện Facebook gay ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo,tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có.
6
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/01/2019 16:49:15
Vấn đề học tủ học lệch.
Học tập là quá trình tiếp nhận tri thức để giúp chúng ta sống và làm việc tốt hon. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi con người cần trang bị cho mình những tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những lĩnh vực đó, phải cần đến kiến thức chung của các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vì nhiều lí do khác nhau, nhiều học sinh có tình trạng học sinh học lệch, đó là hiện tượng thích những môn tự nhiên nhưng không mấy quan tâm đến các môn xã hội. Các bạn chưa hiểu được rằng, học lệch sẽ để lại một hệ lụy rất lớn về sau, lúc đó chúng ta cần học lại cũng thật khó khăn vì mất nhiều thời gian, công sức. Học lệch là hiện tượng thích môn học này mà xem thường môn học kia, có thể là việc thích học các môn tự nhiên mà thiếu quan tâm đến các môn xã hội hoặc là học tập những môn không yêu thích chưa đến nơi đến chốn. Nếu học lệch sẽ để lại nhiều hậu quả sau này cho bản thân ta: Có thể bạn học giỏi tự nhiên nhưng giao tiếp xã hội kém, thiếu kinh nghiệm sống. Khi cần viết một văn bản hay trình bày một vấn đề trước đám đông, chúng ta sẽ gặp lúng túng. Nhiều môn khoa học xã hội giúp ta hoàn thiện nhân cách, hiểu được lịch sử vẻ vang của cha ông hoặc răn dạy chúng ta về nhũng bài học đạo lý. Trong nhiều lĩnh vực, ngoài kiến thức chuyên môn, đòi hỏi chúng ta cần có sự năng động, ứng xử nhanh nhạy, giao tiếp tốt. Chưa kể, nếu cố tình học lệch, chúng ta sẽ mất cân bằng về tư duy. Thiếu kiến thức xã hội, ta khó cảm nhận về nghệ thuật cùa cuộc sống đa chiều, muôn vẻ.
4
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/01/2019 16:52:26
Việc gian lận trong thi cử kiểm tra.
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang trên đà hội nhập với thế giới trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Công việc của chúng ta, những người giữ nhiệm vụ xây dựng đất nước trong tương lai là thu nhận, trau dồi kiến thức để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến làm ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức và nhân cách của học sinh mà ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng nói ra. Đó là hiện tượng quay cóp trong “ngành” học tập. Hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và đang là vấn đề cả xã hội phải quan tâm. Chúng ta không ai không biết đến hiện tượng quay cóp, đó là hiện tượng dối trá trong kiểm tra, thi cử. Quay cóp đồng nghĩa với nhìn và chép bài của người khác trong giờ kiểm tra dưới mọi hình thức: giở vở, ghi tài liệu lên bàn, lên giấy đủ kích cỡ. Dấu tài liệu ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, hộp bút, dán lên đùi, bên cánh tay, dưới giày, trong áo, thậm chí là trong…quần, không những thế, “phe lười học” còn ghi cả tài liệu lên chính làn da mềm mại của mình. Hiện nay, lại có cả phương tiện hiện đại “ hỗ trợ” cho việc quay cóp, đó là bút tàng hình và điện thoại di động. Nói tóm lại là biểu hiện của hiện tượng tiêu cực này rất phong phú về “chủng loại và cách thức”. Trước khi kiểm tra, thay vì dành thời gian để học bài, xem lại bài thì ta lại chỉ lo chép tài liệu, photo tài liệu hay mất thời gian thu âm vào điện thoại. Khi kiểm tra, thay vì tập trung làm bài, ta lại nhìn ngang ngó dọc để tìm sự cứu trợ từ các bạn khác, nếu không ai hỗ trợ thì lại ngồi đợi, khi thầy cô không chú ý thì “tự lực cánh sinh” bằng cách giở tài liệu “mật”, lén lút đến vã mồ hôi. Hành động quay cóp này có thể đem lại cho học sinh những cái “lợi” nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta.
5
0
Quỳnh Anh Đỗ
04/01/2019 07:08:26
Bệnh vô cảm.
Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế…Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da…có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người. Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
04/01/2019 07:13:02
Phog trào ủng hộ quỹ vì người nghèo.
Phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” là một hành động thiết thực mà mỗi người làm để giúp đỡ đồng bào mình. Thông qua hoạt động này mà các tổ chức và cá nhân có thể san sẻ bớt với người nghèo gánh nặng về vật chất. Trẻ em nghèo được tạo điều kiện để đến trường, thắp sáng ước mơ. Người lao động được cấp vốn để làm ăn, sinh sống.., Quan trọng hơn nữa, nó mang đến cho họ liều thuốc tinh thần vì cảm giác nhận được sự quan tâm, giúp đỡ. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền thống “Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách”. Chúng ta hiểu sâu sắc "Một miếng khi đói bằng một gói khi no” nên Đảng và Nhà nước cũng như nhân dân đều rất quan tâm đến cuộc sống của người nghèo cũng như những biện pháp để cải thiện cuộc sống của họ. Từ những nghĩa cử cao đẹp trong hình ảnh những cụ ông, cụ bà sáng sớm chờ ngoài cửa Phòng tiếp dân của ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc để đóng góp chút lương hưu ủng hộ cuộc vận động “Vì người nghèo” làm cho những người tổ chức không khỏi xúc động đến những người đã đóng góp một phần lớn tài sản của mình, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho người nghèo; từ những em bé vuốt phẳng từng cuốn sách gửi cho bạn bè nghèo cùng trang lứa đến những cô bé, cậu bé tích cóp từng dòng tiên tiêu vặt ít ỏi mong muốn được chia sẻ với những bạn nhỏ bất hạnh hơn mình như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin..
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
04/01/2019 07:22:20
Những người không chịu thua số phận.
Nếu chúng ta bình tĩnh dành một chút thời gian suy ngẫm về cuộc đời chúng ta sẽ thấy rằng thành công ở một mức nhất định với những người bình thường như chúng ta quả thật là đã khó. Vậy mà với những người bị khiếm khuyết về tay chân mắt… việc đó còn khó hơn rất nhiều. Tấm gương sáng nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam cận đại có lẽ chính là người thầy Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện về cậu bé bị liệt cả hai tay, đứng ngoài cửa lớp học lén chữ đã quá quen thuộc với bao thế hệ học sinh Việt. Cậu học trò nhỏ với khát khao con chữ đã tập viết chữ bằng chân. Dùng ngón chân kẹp vào gạch để tập viết, sau này ông đã tâm sự rằng : ” Lúc đầu, ngón chân tôi cứ cứng đờ ra, vẽ trên giấy đủ thứ hình thù. Đôi lúc chân còn bị chuột rút, tôi đau đến phát khóc. Qua một tháng mà chữ vẫn chưa ra hình thù gì, nhiều người xung quanh ái ngại khuyên tôi bỏ cuộc.” Nhưng không với một trái tim nóng bỏng, yêu đời tin vào tường lại Thấy Ký đã viết nên câu chuyện của mình. Đã trở thành một nhà giáo ưu tú, và là nhà giáo đầu tiền soạn giáo án bằng chân ở Việt Nam. Câu chuyện của thầy đã tiếp thêm nghị lực cho những người bị khuyết tật đứng lên chống lại số phận cũng như cổ vũ cho hàng ngàn thế hệ học sinh không ngừng nỗ lực phấn đấu rèn luyện mình. Chúng ta những người đã may mắn hơn họ về mặt hình hài, thể chất thì đừng chán nản, đừng dễ gục ngã trước khó khăn hãy học tập và rèn luyện theo những con người không chịu thua số phận. Đồng thời không ngừng giúp đỡ những người bị khuyết tật để họ có thể vươn lên khẳng định giá trị của bản thân mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư