Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về tính tự lập của con người

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
993
1
0
Vân Cốc
16/12/2018 09:46:04
Mỗi một sinh vật sinh ra trong trái đất này đều phải có tính tự lập để sinh sống và tồn tại. Những con chim non mới sinh ra khi xa mẹ cần tự lập, tự học cách vỗ cánh để bay và tự kiếm ăn nuôi sống bản thân mình. Những con thú trong rừng cần tự lập học cách rình mồi, kiếm mồi để duy trì sự sống. Và con người cũng cần tính tự lập. Nó sẽ quyết định đến nhân cách và tương lai của một con người. Tự lập là điều cần thiết của mỗi người, cần rèn luyện và cần có quá trình.
Tự lập là gì? “Tự” là do mình, xuất phát từ bản thân mình, không lệ thuộc vào bất kỳ ai. Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đươpng trong tương lai để đi. Tự lập trái ngược với phó mặc, với lệ thuộc. Đây là một đức tình tốt của con người, giúp cho con người ngày càng sống bản lĩnh, tự tin với bản thân mình hơn.
Hiện nay tự lập được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ. Chúng ta cần thiết phải xây dựng đức tình này từ lúc còn bé, để tạo thành thói quen tốt, không ỉ lại và dựa dẫm vào bất kỳ ai khi mình có thể tự tay làm được điều đó. Trong mỗi chúng ta, từ lập biểu hiển ở những hành động nhỏ nhất, gần gũi và bình dị nhất trong cuộc sống hằng ngày.
Nếu là một người tự lập thì bạn sẽ không trông chờ vào chiếc máy giặt hay chờ mẹ đi làm về giặt một đống quần áo chất đống hàng tuần. Thay vào đó bạn sẵn sàng bắt tay vào việc giặt quần áo cho bản thân mình. Hẳn rằng bạn sẽ thấy rất vui khi làm điều đó, bởi bạn đã không còn trông mong vào bất kỳ điều gì hoặc bất kỳ ai nữa
Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng đáng buồn ở thành phố, những ia đình có điều kiện, thuê người giúp việc, bận tất bật quanh năm, họ quẳng lại cho đứa con “rất nhiều tiền” và để cho nó tự sống. Những người con vì có tiền nên đâm ra lười, ỉ lại cho người giúp việc, đến việc tự nấu cơm cho mình ăn cũng không làm được. Hai mươi tuổi đầu rồi cũng không thể nấu được một bữa cơm trọn vẹn. Đây là thực tế rất đáng buồn, đáng trách ở một số bộ phận thành thị. Thực trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các em sau này. Các em mãi mãi sẽ không thể tự quyết định được bản thân muốn gì, mong gì, thích gì, vì lối sống dựa, dẫm, ỉ lại đã ăn sâu vào tận tâm can của các em.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/12/2018 11:43:55
Câu 1:
Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dãn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/12/2018 11:50:46
Câu 2:

Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam, với giọng văn điềm tĩnh, sâu lắng, Hai đứa trẻ đã để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện miêu tả về bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối, nói lên cái nghèo khổ của người dân trong xã hội lúc bấy giờ. Tuy sống trong nghèo khổ nhưng họ luôn mơ ước có cuộc sống tươi đẹp hơn trong tương lai.

Một trong những nét đặc trưng của truyện Hai đứa trẻ là truyện ngắn không có cốt truyện. "Hai đứa trẻ" ngồi trên chiếc chõng nát trước cửa hàng của một phố huyện, ngắm cảnh phố xá lúc chiều muộn đi vào đêm; tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em vẫn cố thức để đợi xem chuyến tàu đêm đi qua, rồi mới khép cửa hàng đi ngủ... Với lối miêu tả chầm chậm, giản dị, không có những biến cố, nhưng Hai đứa trẻ không hề nhạt nhẽo, vô vị, mà trái lại, rất thấm thía, nhiều dư vị, dư vang.

Câu chuyện bắt đầu với khung cảnh chiều muộn ở một miền quê nghèo, "một chiều êm ả như ru". Rồi màn đêm dần dần buông xuống, "một đêm mùa hạ êm như nhung và thoáng qua gió mát...". Dưới ngòi bút tinh tế và nặng lòng gắn bó với quê hương của Thạch Lam, "bức tranh quê" ở đây rất bình dị mà rất đỗi thân thiết và nên thơ.

Thạch Lam đã vẽ lên bức tranh đời sống phố huyện qua cái nhìn, cái cẩm nhận của một tâm hồn ngây thơ bé nhỏ là bé Liên, đó là cách xây dựng truyện tinh tế, sắc sảo, để người đọc thấy được cuộc sống chân thực hơn, sống động hơn. Chính bức tranh đời sống vừa rất mực chân thực vừa thấm đượm cảm xúc trữ tình này đã gây nên cảm giác buồn thương day dứt là cảm giác chủ yếu của người đọc sau khi gấp trang sách. Ý nghĩa tư tưởng của truyện chủ yếu toát lên từ bức tránh đời sống, phố huyện nghèo đó.

Buổi chiều thường gợi cho người ta buồn và có nhiều suy tư, hai đứa trẻ đứng trước cảnh chiều tàn đó, cũng có những cảm nhận về cuộc sống xung quanh mình. Có cảnh bãi chợ trống trải, vắng vẻ khi buổi chợ "đã vãn từ lâu". "Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất". Cảnh chợ tàn càng phơi bày sự nghèo nàn, xơ xác của đời sống phố huyện nghèo: "Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía". Và cái mùi vị riêng rất quen thuộc mà chị em Liên có cảm tưởng là "mùi riêng của đất của quê hương này" - chính là mùi vị của nghèo khổ, lầm than: mùi âm ẩm bốc lên lẫn mùi cát bụi, rác rưởi... của cái chợ nghèo.

Hình ảnh những con người nghèo khổ, lam lũ, nhếch nhác, của phố huyện hiện dần ra, trước khung cảnh của phố : "mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại"; mẹ con chị Tí lễ mễ đội chõng, xách diếu đóm ra dọn hàng, "ngày chị đi mò cua bắt tép, tối đến chị mới dọn cái hàng nước này (...) chị chả kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối đến nửa đêm", nhưng "Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì!"; "gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để ở trước mặt", "thằng con bò ra đất, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường...". Và hai chị em Liên, với "cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở thì thầy Liên mất việc". Rồi hình ảnh bà cụ Thi hơi điên, mua rượu uống và cười khanh khách, lảo đảo đi vào bóng tối... Tất cả đều là những kiếp sống lầm than, cực khổ, tàn tạ.

Tại cửa hàng nhà mình, với ánh đèn leo lét, Liên ngắm nhìn mọi vật xung quanh và cảm nhận về bức tranh đời sống tại phố huyện của mình. Khắp phố huyện lúc này chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, cái bếp lửa của bác Siêu, ngọn đèn Hoa Kì vặn nhỏ của Liên..., tức chỉ là mấy đốm sáng tù mù. Những đốm lửa nhỏ nhoi ấy chẳng làm cho phố huyện trở nên sáng sủa mà chỉ càng khiến cho đêm tối càng thêm mịt mùng, dày đặc mà thôi. "Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí". Hình ảnh ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí "chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" ấy trở đi trở lại tới 7 lần trong truyện, là hình ảnh đầy ám ảnh và có sức gợi rất nhiều về những kiếp sống nhỏ nhoi leo lắt, mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. Truyện kết thúc cũng với hình ảnh ngọn đèn tù mù của chị Tí đi vào giấc ngủ chập chờn của cô bé Liên.

Không phải chỉ có chiều tối hôm nay mọi vật mới diễn ra buồn như vậy, mà cảnh đó, diễn ra hàng ngày, nhưng hôm nay hai chị em Liên mới thể hiện cảm nhận của mình. Bởi vì chiều tối nào cũng vậy, mẹ con chị Tí lại lễ mễ dọn hàng; chị em Liên lại đếm những phong thuốc lào, những bánh xà phòng, tính tiền hàng và tối nào cũng "ngồi trên chõng tre dưới gốc bàng" để ngắm nhìn phong cảnh ngoài phố; tối nào bác phở Siêu cũng gánh hàng ra và thổi lửa, bác Xẩm cũng rải chiếu và bày cái thau sắt... Mọi người lại chờ đợi những điều mọi ngày họ vẫn chờ đợi: mấy chú lính trong huyện hay người nhà cụ thừa, cụ lục đi gọi người đánh tổ tôm rẽ vào uống nước, hút thuốc... Nhịp sống ấy cứ lặp đi lặp lại ngày này sang tháng khác, đơn điệu, uể oải, buồn tẻ. Nhưng biết làm sao được! Không phải những con người khốn khổ ấy không hi vọng - không hi vọng thì làm sao sống được? "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ". Có điều, sự mong đợi ấy thật tội nghiệp: "một cái gì tươi sáng" ấy là "một cái gì?" thật mơ hồ; và biết đến bao giờ nó mới đến?

Tuy còn là một đứa trẻ ngây thơ, nhưng Liên đã hiểu được cuộc sống nơi đây thật là nghèo túng, em đã biết so sánh với cuộc sống đủ đầy nơi phố thị đông đúc. Điều đó thể hiện khát vọng với một cuộc sống tươi đẹp hơn trong tâm hồn đứa trẻ thơ ngây ấy. Chính vì khao khát được thoát khỏi cảnh tù đọng, mù tối ấy mà Liên đêm đêm cố thức để đợi xem chuyến tàu đêm đi qua. Chuyến tàu đêm rầm rộ với "cái toa đèn sáng trưng" là hình ảnh cụ thể của "một cái gì tươi sáng" mà cô mong đợi. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.

Bức tranh về đời sống của phố huyện nghèo hiện lên trong con mắt của Liên thật chân thực. Thể hiện niềm cảm thông với những con người lao động nghèo khổ, họ không tìm cho mình được lối thoát, phải chịu cảnh nghèo khó triền miên, bế tắc, tác giả đã khắc họa lên hình ảnh phố huyện nghèo, miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×