Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn dài 10 - 12 câu trình bày hiểu biết của em về lòng khiêm tốn

Viết một đoạn văn dài 10 - 12 câu trình bày hiểu biết của em về lòng khiêm tốn
a.Lập dàn ý .
b,Viết thành đoạn văn
9 trả lời
Hỏi chi tiết
28.975
105
38
Nguyễn Thị Thu Hà
23/07/2018 19:55:30
a) Lập dàn ý
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là lòng khiêm tốn

- Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập
- Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người
2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn
- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi
- Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi
- Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.
3. Bình luận về lòng khiêm tốn
a. Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?
- Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi
- Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo
b. Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhân mình giỏi
- Luôn khoe khan bản thân, cho rằng mình giỏi
Ví dụ: như chú dế mèn trong truyện “ dế mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài
4. Rèn luyện đức tính khiêm tốn
- Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất
- Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về dức tính khiêm tốn
- Rút kinh nghiệm học tập cho bản thân
b) Viết đoạn văn
Bạn tự liên kết các ý trên nhé

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
84
37
Mimi Qeen Ni
23/07/2018 20:07:37
a) Lập dàn ý:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng khiêm tốn
II. THÂN BÀI
Giải thích:
Lòng khiêm tốn là một đức tính tốt của mỗi con người
Là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân thái quá trước đám đông. Hơn hết là đánh giá năng lực của mình một cách đúng mực
Vì sao mỗi người cần có lòng khiêm tốn?
  • Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết
  • Vì lòng khiêm tốn giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều bổ ích và những kiến thức mới
  • Vì lòng khiêm tốn giúp ta thành công
  • Vì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, kiêu ngạo sẽ lạc hậu
  • (dẫn chứng minh họa)

Làm gì để có được lòng khiêm tốn?
  • Nhìn nhận khả năng thật sự của bản thân
  • Nhún nhường trước người khác, nhất là những người có nhiều kinh nghiệm hơn mình để học hỏi và rèn luyện
  • Không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố,..
  • (dẫn chứng minh họa)

Phê phán
  • Những kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy
  • Những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ
  • Những kẻ không chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn

III. KẾT BÀI
Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của sự khiêm tốn trong cuộc sống hiện nay
b) Viết thành đoạn văn:
Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.
119
37
Tiểu Khả Ái
23/07/2018 20:17:40
MB:
Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính khiêm tốn . Lòng khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người.
TB:
Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nới. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản thân. Họ cũng không bao giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ. Khiêm nhường là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tật không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết. Tuy nhiên, nếu không có khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự mình vươn lên, không tự mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá kiêu ngạo. Vậy mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt rè, tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây mất đoàn kết. Ta cũng cần thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng cao bản thân, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều đó.
KB:
Khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự rèn luyện bản thân mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần phát triển xã hội và đất nước.
42
29
Cute Mai's
24/07/2018 09:56:12
E cảm ơn các cj ạ
13
31
Con đĩ đứng đường
17/09/2019 20:41:51
Alô
32
9
Ko tên
30/10/2019 20:30:47
Các chị cho em một đoạn văn giống như trong đề nhưng chỉ vỏn vẹn 8-10 câu thôi đc ko ạ
5
4
NoName.688458
27/02/2020 11:58:12
Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lối sống khiêm tốn, tôn trọng người khác. 
 
38
4
Hàn Nhược Vy
18/03/2020 22:25:48
    Khiêm tốn là một đức tính ý nghĩa và quan trọng trong mỗi cuộc sống của chúng ta.Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất.Những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng… nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết nhờ vậy tạo được sự gần gũi, giao tiếp ôn hòa nhờ đó kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi trong mỗi con người. Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Đây là một đức tình cần được rèn luyện từ ngay khi còn nhỏ, nếu không khi lớn lên, bạn sẽ mắc phải một sai lầm lớn
 
Huy Đỗ Gia
hay nhưng hơi dài
5
1
Quyên :>
13/05/2020 21:07:59

Giúp em với 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo