Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Việt Nam đã làm gì để hiện đại hóa đất nước?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
726
2
0
Vu Thien
14/10/2017 19:41:49

Tăng cường thể chế kinh tế

Vấn đề quan trọng đầu tiên và trên hết trong chương trình đổi mới của Việt Nam là tăng cường thể chế kinh tế.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Việt Nam cần thực hiện cải cách một cách quyết liệt nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ và hội nhập quốc tế sâu hơn nữa.

"Chính điều này sẽ giúp cho Việt Nam phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường” theo lời Bộ trưởng Vinh. "Tư nhân cần đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong cung cấp dịch vụ công.” "Một khu vực kinh tế tư nhân mạnh hơn sẽ giúp tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai”.

Bà Kwakwa cho hay "Cải thiện tiếp cận tài chính , tạo sân chơi công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và các công ty đầu tư nước ngoài, và giải quyết các vấn đề về phát triển năng lực là điều quan trọng. Hiện đại hóa ngành nông nghiệp, quản lý quá trình đô thị hóa liên tục, xây dựng nền tảng vững chắc cho giáo dục đại học và đào tạo nghề cũng là những lĩnh vực ưu tiên cải cách”

Phát triển lực lượng lao động cạnh tranh hơn

Thông điệp chính mà bà Kwakwa đưa ra khi nói về giáo dục, đổi mới sáng tạo và phát triển tinh thần kinh doanh là đảm bảo cho mọi trẻ em có cơ hội phát triển, bất kể hoàn cảnh và xuất thân của các em như thế nào.

Theo bà Kwakwa, trẻ em cần phải được đảm bảo có một "khởi đầu tốt ngay từ khi còn nhỏ và phải được đến trường để học hành.” Cần phải đảm bảo hầu hết trẻ em hoàn thành giáo dục trung học và sau đó có cơ hội lựa chọn theo học tiếp các chương trình đại học hoặc cao đẳng chất lượng cao.

"Nếu người dân được hưởng một nền giáo dục tốt, ta sẽ có được nhiều lợi thế về nguồn nhân lực như tay nghề, và khả năng thích ứng với môi trường công việc đầy biến động,”bà Kwakwa phát biểu.

Theo Bộ trưởng Vinh, nhà nước cần hỗ trợ lớp trẻ và các doanh nghiệp phát triển các ý tưởng sáng tạo, dạy nghề và hỗ trợ khởi nghiệp. Ông cho rằng đây là con đường hữu hiệu thúc đẩy tăng năng suất lao động—một điểm quan trọng quá trình phát triển đến năm 2035.

Tăng cường cung cấp dịch vụ

Đề cập vấn đề cung cấp dịch vụ thiết yếu, bà Kwakwa gợi ý Chính phủ Việt Nam nên áp dụng các cơ chế sáng tạo, ví dụ áp dụng quản trị điện tử (e-governance).

Việt Nam cần bứt phá khỏi khuôn khổ đã đạt được của chính mình và học hỏi các nước đi trước, ví dụ từ Hàn quốc.

Theo bà Kwakwa "E-governance không chỉ giúp tiết kiệm chi phí dịch vụ mà còn giảm cơ hội lạm quyền. Đồng thời, tăng cường sự giám sát của người dân đối với các cơ quan công quyền thông qua việc đánh giá chất lượng cũng rất quan trọng.”

Nâng cao trách nhiệm giải trình và nhà nước pháp quyền

Theo ý kiến Bộ trưởng Vinh, tăng trưởng dựa trên khu vực kinh tế tư nhân phải đi kèm với xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhà nước phải là nhà nước của dân và phục vụ nhân dân, giúp người dân tham gia quá trình hoạch định chính sách, lựa chọn lãnh đạo đất nước, xây dựng Hiến pháp.

Bà Kwakwa nhấn mạnh trách nhiệm giải trình và minh bạch là nền tảng của một khu vực công hoạt động hiệu quả và là chìa khóa cho tăng trưởng bền vững.

Theo bà, muốn làm vậy cần bắt đầu bằng việc "công bố cho người dân biết kế hoạch ngân sách và kế hoạch một cách đúng hạn, xây dựng một bộ máy dịch vụ cạnh tranh và trọng dụng người tài, tạo cơ hội cho người dân có thể đóng góp và buộc quan chức chịu trách nhiệm.”

Bộ trưởngVinh cũng nhấn mạnh vấn đề trách nhiệm giải trình. Ông nói, "trong chương trình cải cách gần đây, Chính phủ và Quốc hội đã hướng tới cải cách triệt để thể chế kinh tế theo hướng minh bạch. Các cơ quan Nhà nước phải toàn tâm toàn ý phục vụ doanh nghiệp và người dân.”

"Chống tham nhũng là vấn đề lâu dài,” bà Kwakwa nói. "Nó đòi hỏi Chính phủ, xã hội và mỗi người dân Việt Nam phải không ngừng đấu tranh, và đấu tranh một cách quyết liệt.”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
14/10/2017 20:04:32

Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học – công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu; b). Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh. Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường và công nghiệp văn hoá; c). Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu; d).Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ cao; e). Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển), du lịch biển, đảo. Tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển; g). Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan toả phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùng khác: h). Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị; chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng.

Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập trung đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại. Ưu tiên và đa dạng hoá hình thức đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâm là: hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn và giữa các trục giao thông đầu mối; hạ tầng ngành điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; hạ tầng thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hạ tầng đô thị lớn hiện đại, đồng bộ, từng bước đáp ứng chuẩn mực đô thị xanh của nước công nghiệp./.

1
0
Quỳnh Anh Đỗ
15/10/2017 19:58:05
​Trong 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện của nền kinh tế đất nước vào kinh tế toàn cầu đã mang lại cho chúng ta những cơ hội vô cùng to lớn nhưng cũng xen lẫn nhiều thách thức không hề nhỏ”. Điều này được, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhấn mạnh tại hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận-thực tiễn cốt yếu về công nghiệp hoá-hiện đại hoá trong quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam”. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định những thành tựu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa đã góp phần quan trọng làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững, nâng cao tiềm lực và vị thế quốc tế của đất nước. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:Có thể nói chúng ta đã chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tương đối thành công, đó là tỉ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP giảm từ 38,1% năm 1986 xuống mực 18,4% năm 2013, trong khi tỷ trọng của khu vực công nghiệp đã tăng từ 28,9% lên 38,3%. Đặc biệt trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển đã hình thành một số vùng kinh tế trọng điểm giữ vai trò động lực tăng trưởng. Nhiều khu công nghiệp khu chế xuất, khu công nghệ cao đã hình thành trong cả nước thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các thành phầm kinh tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu, nhà quản lý, nhà khoa học phát huy dân chủ, cởi mở, trao đổi thẳng thắn các vấn đề bất cập, khó khăn mà nền kinh tế đất nước đang đối mặt để có giải pháp khắc phục. Đặc biệt, việc lựa chọn, xây dựng mô hình công nghiệp hóa-hiện đại hóa theo hướng hiện đại trong thời gian tới cần theo hướng ưu tiên nguồn lực vào ngành và lĩnh vực nào và dựa trên cơ sở thực tiễn nào, các giải pháp và chính sách ưu tiên nên được thiết kế ra sao để đạt được các mục tiêu đề ra./. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư