Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu biện phát giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường

Nêu biện phát giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường ; về chất thải sinh hoạt ; về tác hại do tự nhiên gây ra ; về ô  nhiễm môi trường nước
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
152
2
0
Hiển
09/01/2022 20:25:44
+5đ tặng
  1. Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung.
  2. Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước.
  3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
  4. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bảo Phùng Gia
09/01/2022 20:26:41
+4đ tặng

 Ưu tiên 1 - Khu vực phát triển đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ: Xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, các trung tâm thương mai dịch vụ, khu sinh thái,… gắn với bảo vệ cảnh quan cây xanh, mặt nước, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn tập trung của mỗi khu chức năng.

* Ưu tiên 2: Khu vực ở sinh thái: Hình thành các khu dân cư với mật độ xây dựng thấp, công viên sinh thái, phát triển hài hòa cảnh quan và môi trường. Có các giải pháp thu gom và xử lý nước thải hiệu quả, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh môi trường.

* Ưu tiên 3: Khu công nghiệp, công nghệ cao, logistics: Định hướng phát triển công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường theo chương trình giám sát môi trường tổng thể và chi tiết. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.

* Ưu tiên 4: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Định hướng phát triển ngành nông nghiệp sạch, chất lượng cao; Hạn chế và sử dụng hợp lý, đúng kỹ thuật hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học,…

* Ưu tiên 5: Khu dịch vụ du lịch: Xây dựng các công trình phù hợp, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phù hợp, hiệu quả, bảo đảm các tiêu chí kỹ thuật, mỹ quan và môi trường.

* Ưu tiên 6: Khu vực đất cây xanh: Cần được duy trì, phát triển, đầu tư quy hoạch, thiết kế, tăng tính thẩm mỹ; trồng các loại cây phù hợp, ưu tiên sử dụng các chủng loại cây trồng đặc trưng của thành phố và từng khu vực cụ thể (theo khí hậu, thổ nhưỡng); có biện pháp chăm sóc hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất.

* Ưu tiên 7: Khu vực nông nghiệp và dân cư nông thôn: Khuyến cáo người dân sử dụng hợp lý hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, từng bước tiến dần đến phát triển nông nghiệp sạch; Xây dựng cộng đồng dân cư nông thôn theo tiêu chí phát triển nông thôn mới, có lối sống lành mạnh, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.

0
0
nòng nọc
09/01/2022 20:30:07
+3đ tặng

a) Phân vùng bảo vệ môi trường

Căn cứ vào mức độ và phạm vi tác động môi trường, mục tiêu bảo vệ môi trường chính. Khu vực nghiên cứu quy hoạch được chia thành 7 phạm vi ưu tiên bảo vệ môi trường chính:

* Ưu tiên 1 - Khu vực phát triển đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ: Xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, các trung tâm thương mai dịch vụ, khu sinh thái,… gắn với bảo vệ cảnh quan cây xanh, mặt nước, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn tập trung của mỗi khu chức năng.

* Ưu tiên 2: Khu vực ở sinh thái: Hình thành các khu dân cư với mật độ xây dựng thấp, công viên sinh thái, phát triển hài hòa cảnh quan và môi trường. Có các giải pháp thu gom và xử lý nước thải hiệu quả, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh môi trường.

* Ưu tiên 3: Khu công nghiệp, công nghệ cao, logistics: Định hướng phát triển công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường theo chương trình giám sát môi trường tổng thể và chi tiết. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.

* Ưu tiên 4: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Định hướng phát triển ngành nông nghiệp sạch, chất lượng cao; Hạn chế và sử dụng hợp lý, đúng kỹ thuật hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học,…

* Ưu tiên 5: Khu dịch vụ du lịch: Xây dựng các công trình phù hợp, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phù hợp, hiệu quả, bảo đảm các tiêu chí kỹ thuật, mỹ quan và môi trường.

* Ưu tiên 6: Khu vực đất cây xanh: Cần được duy trì, phát triển, đầu tư quy hoạch, thiết kế, tăng tính thẩm mỹ; trồng các loại cây phù hợp, ưu tiên sử dụng các chủng loại cây trồng đặc trưng của thành phố và từng khu vực cụ thể (theo khí hậu, thổ nhưỡng); có biện pháp chăm sóc hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất.

* Ưu tiên 7: Khu vực nông nghiệp và dân cư nông thôn: Khuyến cáo người dân sử dụng hợp lý hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, từng bước tiến dần đến phát triển nông nghiệp sạch; Xây dựng cộng đồng dân cư nông thôn theo tiêu chí phát triển nông thôn mới, có lối sống lành mạnh, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

b) Các quy định về môi trường và vùng đệm cảnh quan đối với từng khu vực:

Căn cứ theo mức độ tác động tới môi trường xung quanh và các quy định trong quy chuẩn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đề xuất các quy định cụ thể nhằm quản lý các nguồn và hoạt động tác động đến môi trường trong khu vực quy hoạch như sau:

Bảng phân khu vực và các quy định cụ thể đối với công tác quản lý và bảo vệ môi trường

Các khu vực nhạy cảm về môi trường

Các quy định quản lý cụ thể

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn

Việc quy định khoảng cách an toàn về môi trường phải được tuân thủ theo QCVN 01:2008/BXD, tối thiểu là 1.000m; hình thành hành lang cách ly cây xanh; bố trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường và công khai số liệu để người dân được biết. Xây dựng kế hoạch giải tỏa, bố trí tái định cư theo lộ trình từ trong ra ngoài.

 

Sân bay Đà Nẵng

Kiểm soát quy hoạch chiều cao, quy hoạch không gian cây xanh cách ly và quy hoạch đô thị quanh sân bay. Xung quanh khu vực sân bay hạn chế phát triển khu ở, chỉ phát triển thương mại - dịch vụ, giải trí,....

 

Khu vực phát triển công nghiệp, logistic

Khu công nghiệp, logistic đặt ở vị trí không nằm trong khu dân cư và ở cuối hướng gió. Khoảng cách ly tối thiểu với khu vực dân cư là 50m. Diện tích cây xanh được bố trí dày trong từng cơ sở công nghiệp, tạo khoảng cách ly vệ sinh với khu dân cư .

 

Khu vực ven sông, kênh mương thủy lợi và hồ cảnh quan tự nhiên

Các thủy vực trong khu vực như sông, kênh mương thủy lợi, ven các hồ cảnh quan đảm bảo vùng đệm xanh cách ly tối thiểu 20 m tới công trình xây dựng.

 

Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (đường giao thông, bãi đỗ xe, nhà máy xử lý nước thải, nghĩa trang…)

Đảm bảo cách ly cây xanh đối với công trình ven trục giao thông tối thiểu 2m.

Khu vực bãi đỗ xe: xung quanh bãi đỗ xe cần tính toán việc trồng cây xanh bao phủ, nghiên cứu biện pháp bố trí khuất tầm mắt không gây ảnh hưởng đến khu dân cư

Khu vực xây dựng nghĩa trang tập trung đảm bảo khoảng cách tối thiểu đến khu dân cư (100÷500)m (tùy thuộc vào loại hình táng) và phải có hệ thống bảo vệ môi trường;

Khu vực xây dựng trạm trung chuyển chất thải răn đảm bảo khoảng cách ly tối thiểu 100m tới khu dân cư.

Hệ thống xử lý nước thải: vùng đệm khu xư lý nước thải phải xây dựng hàng rào quanh công trình, trồng cây xanh với chiều rộng 10m, hệ thống giao thông vào khu vực thuận lợi với giao thông đối ngoại; Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu từ (10÷500)m, tùy thuộc vào quy mô và công nghệ xử lý (có tính hệ số bất lợi như đặt đầu hướng gió...).


c) Các giải pháp quản lý và giảm thiểu tác động môi trường

* Các giải pháp phi công nghệ

- Tăng diện tích cây xanh cách ly đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật giữa các khu công nghiệp, khu trung chuyển hàng hóa, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ và khu dân cư, khu vực đường sắt;

- Bố trí vệt cây xanh trên các tuyến giao thông hợp lý, tăng cường dải cây xanh cách ly trên các tuyến trục giao thông chính, đường sắt (đặc biệt với khu vực dân cư, bệnh viện, trường học…);

- Tăng cường giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân; Khuyến cáo sử dụng nhiên liệu, năng lượng sạch, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch;

- Thực hiện tốt công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, chuyển đổi ngành nghề và hướng nghiệp cho nhân dân;

- Quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng;

- Khuyến cáo người dân sử dụng nước cấp, quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm;

- Chính sách ưu tiên đầu tư và ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng năng lượng sạch, có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả và sử dụng lao động địa phương; Đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu vực;

- Quản lý chặt chẽ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo các trạm xử lý luôn hoạt động liên tục, đúng công suất và quy trình kỹ thuật, đảm bảo nước thải đầu ra luôn đạt các quy chuẩn về môi trường, khi phát hiện sự cố phải kịp khời xử lý và có biện pháp dự phòng;

- Tăng cường công tác quản lý buôn bán hóa chất bảo vệ thực vật và kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm; Hướng dẫn người dân sử dụng hóa chất đúng quy cách, liều lượng, khuyến cáo sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất. Vận động người dân có ý thức thu gom bao bì hóa chất sau khi sử dụng tập trung đưa đi xử lý.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa  phương và người dân trong công tác thực hiện quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường;

- Tăng cường công tác giám sát và quản lý môi trường;

* Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt:

+ Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt như nội dung đề xuất quy hoạch. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận;

+  Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đạt yêu cầu môi trường đối với nguồn loại A (nếu có), cần được lưu chứa ở hồ để kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý và tái sử dụng cho nhu cầu tưới cây, rửa đường, dự phòng cứu hỏa,...

+ Cần có giải pháp thu gom, xử lý hiệu quả bùn thải phát sinh từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; Có sự kiểm tra, quan trắc định kỳ bùn thải, đặc biệt là bùn thải công nghiệp;

- Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp:

Nước thải công nghiệp phải được xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Việc xử lý nước thải công nghiệp phải được kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến môi trường.

Thu gom hiệu quả, tăng cường công tác phân loại rác tại nguồn, vận chuyển chất thải rắn về khu xử lý chất thải của khu vực theo như quy hoạch đã đề xuất. Đặc biệt đối với chất thải nguy hại cần được quản lý chặt chẽ và đưa về khu xử lý chất thải nguy hại theo đúng tiêu chí kỹ thuật, quy định pháp luật hiện hành.

Các giếng khoan, giếng đào sau khi không sử dụng cần được trám lấp theo đúng kỹ thuật để đảm bảo không bị sụt lún và gây ô nhiễm môi trường nước ngầm;

Xây dựng và cải tạo chỉnh trang các nghĩa trang phục vụ cho dân cư như nội dung đề xuất quy hoạch. Bố trí cây xanh cách ly và các giải pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phát sinh.

Khuyến cáo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân xây dựng bể biogas, hầm ủ sinh học để xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi, phế thải trong sản xuất nông nghiệp, rác thải hữu cơ.

2. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu khi triển khai quy hoạch:

Là một thành phố ven biển duyên hải miền Trung, Đà Nẵng đã, đang và sẽ nằm trong sự đe dọa nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng nhất thiết phải gắn liền với các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hướng đến chiến lược phát triển bền vững. Các giải pháp được đề xuất theo hai hướng tiếp cận thích nghi và giảm thiểu. Thích nghi bao gồm việc đề xuất các biện pháp bảo vệ con người và không gian bằng cách giảm thiểu khả năng nhạy cảm với BĐKH, quản lý rủi ro, điều chỉnh các hoạt động kinh tế để giảm nhẹ ảnh hưởng và cải thiện khả năng sản xuất kinh doanh. Giảm thiểu là giải pháp làm chậm quá trình BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển, thực hiện cơ chế phát triển sạch.

* Các giải pháp thích ứng

- Quy hoạch tổng thể nguồn nước, xây dựng hệ thống dự trữ, các công trình đập trữ nước, hồ chứa nhằm cân bằng nguồn nước trong mùa mưa và mùa khô.

- Có chế độ quan trắc và kiểm tra thường xuyên đối với chất lượng nguồn nước ao, hồ, sông, suối; kiểm tra nghiêm nghặt việc thu gom, xử lý và xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

 Xây dựng nguyên tắc dùng nước; thay đổi thói quen dùng nước; tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng nước và tiết kiệm nước.

- Tăng mật độ cây xanh đô thị để giảm hiện tượng ốc đảo nhiệt, đồng thời có biện pháp quy hoạch trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo đảm khai thác hiệu quả đất lâm nghiệp, duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất.

- Có hệ thống cảnh báo sớm, ngăn ngừa những rủi ro và thiệt hại một cách nhanh chóng.

- Tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng, cải tạo hệ thống thoát nước, lắp đặt hệ thống bơm dự phòng trong trường hợp lũ lụt.

- Quy hoạch cao trình nền phải đảm bảo hành lang thoát lũ an toàn và xem xét tác động tổng thể của quy hoạch một khu vực đến các khu vực lân cận cũng như đến các địa phương khác như khu vực Quảng Nam.

- Việc quy hoạch xây dựng nhà máy thủy điện thượng nguồn dọc sông cần phải xem xét đến các tác động tiềm tàng của lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.

- Đối với các khu vực có khả năng bị xâm thực do nước biển dâng cần xây dựng hệ thống tường/đê biển.

- Quy hoạch phân vùng bảo tồn; vùng khai thác du lịch, vùng dân cư ven sông, ven biển;

- Xây dựng hệ thống đê bao, đập ngăn mặn.

- Xây dựng hệ thống quan trắc và phân tích độ mặn xem xét tác động đến nguồn nước ngọt ở tại thủy vực đồng thời tránh nguy cơ làm phá hủy hệ sinh thái thủy sinh.

- Phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, hạn chế sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tiết kiệm tài nguyên đất, nước…

* Các giải pháp giảm nhẹ

- Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng với các phương tiện sử dụng năng lượng sạch như tàu điện, … giảm phương tiện giao thông cá nhân.

- Tập trung phát triển công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, từng bước loại bỏ, thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch, tận dụng những lợi thế riêng có để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt lưu ý gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sinh cảnh quý giá của địa phương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×