Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đánh giá tình hình thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2015

Đánh giá tình hình thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2014-2015
3 trả lời
Hỏi chi tiết
286
0
0
rén
14/01/2022 21:22:41
+5đ tặng
MỞ ĐẦUTăng trưởng kinh tế là một trong những thước đo quan trọng nhất vềthu nhập và là điều kiện cần thiết để một quốc gia có thể đạt được sự phồnthịnh trong tương lai. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng hàng năm, thì duy trì tốcđộ tăng trường cao trong dài hạn luôn là mục tiêu hàng đầu của chính sáchphát triển kinh tế.Nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao trongsuốt 6 năm qua (từ năm 2015 đến nay), nhờ đó nền kinh tế Việt Nam đã đạtđược những thành tựu đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dânđược cải thiện rõ rệt, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nềnkinh tế khu vực và trên thế giới.Để hiểu rõ hơn về giai đoạn phát triển kinh tế từ năm 2015 cho đến nay,chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế từ đóđưa ra những nhận xét cho giai đoạn tăng trưởng kinh tế này của Việt Nam.NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÝ THUYẾT1. Khái niệm 1.1. Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trongkhoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế còn thểhiện ở nhiều khía cạch khác nhau, sự gia tăng thể hiện ở quy mô hay tốc độtăng trưởng. Quy mô tăng trưởng thể hiện hay phản ánh sự gia tăng nhiều hayít, còn tốc độ thì lại thể hiện, phản ánh mang ý nghĩ so sánh tương đối nhanhhay chậm giữa các thời kì.1.2. Phát triển kinh tếPhát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơcấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế.2 2. Các chỉ tiêu đo lượng tăng trưởng kinh tếTheo mô hình kinh tế thị trường thước đo sự tăng trường kinh tế đượcxác định theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA).2.1. Tổng giá trị sản xuất (GO)Tổng giá trị sản xuất là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ trênphạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong thời kì nhất định. Tổng giá trị sảnxuất được tính theo hai cách: thứ nhất là tổng doanh thu bán hàng thu được làcác đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế, thứ hai là tính trực tiếp từ sảnxuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian và giá trị gia tăng của sản phẩm vậtchất và dịch vụ.2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng giá trị của các hàng hóavà dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trongmột thời kỳ nhất định (thường là một năm).- Phương pháp sản xuất: GDP = GVA + thuế sản phẩm – trợ cấp sảnphẩm (GVA = VAi).- Phương pháp sử dụng: GDP = C + G + I + NXTrong đó: C, G, I lần lượt là chỉ tiêu của người tiêu dùng, nhàđầu tư và chính phủ. NX là xuất khẩu ròng, bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu.- Phương pháp thu nhập: GDP = W + I + Pr + R + Ti + DeTrong đó: W là tiền lương, I là tiền lãi, Pr là lợi nhuận, R là tiềnthuê đất, Ti là là thuế gián thu, De là khấu hao.Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trịbằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuấttrong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình.GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài2.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI)Tổng thu nhập quốc dân GNI thay cho GNP, về mặt ý nghĩa là nhưnhau, song nếu sử dụng GNI là muốn nói đến cách tiếp cận từ thu nhập cònGNP nói theo góc độ sản phẩm sản xuấ

Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/9982524-danh-gia-tinh-hinh-tang-truong-kinh-te-cua-viet-nam-trong-giai-doan-tu-2015-cho-den-nay-anh-chi-co-nhan-xet-gi-ve-van-de-tang-truong-va-phat-trien-kin.htm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
*$*#@@n*g^o^c*@@#*$*
14/01/2022 21:22:54
+4đ tặng

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014[1], cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 7,69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2,03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm, là mức tăng trưởng thấp nhất của ngành này trong 5 năm qua[2] do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,39% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%, cao hơn nhiều mức tăng của một số năm trước[3], đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng trong mức tăng trưởng chung. Ngành khai khoáng tăng 6,50%. Ngành xây dựng đạt mức tăng 10,82% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010[4].

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 9,06% so với năm 2014, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào mức tăng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,38%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,96%, cao hơn mức tăng 2,80% của năm trước và chủ yếu tập trung vào mua nhà ở, đóng góp 0,16 điểm phần trăm.

Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là: 17,70%; 33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%).

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với năm 2014, đóng góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 9,04%, đóng góp 4,64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 8,62 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.

0
0
Vampire LZ
14/01/2022 21:43:45
+3đ tặng

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%/năm. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,45% và của khu vực dịch vụ đạt 6,2%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá sản xuất trong GDP tăng từ mức 82,6% năm 2015 lên 84,8% năm 2020. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 271,2 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.779 USD, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ tích luỹ tài sản so với GDP theo giá hiện hành năm 2020 khoảng 26,7%.

1.2. Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra

Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,15%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (7,7%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%). Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%.

1.3. Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỉ giá đi vào ổn định, lãi suất giảm dần

Thực hiện tốt hơn công tác phối hợp, điều hành các chính sách vĩ mô theo hướng điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và chính sách kinh tế vĩ mô khác. Cán cân thanh toán thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng lên nhưng vẫn kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán phù hợp. Tăng trưởng tín dụng giảm dần, trong khi tốc độ GDP tăng dần và cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy nguồn vốn tín dụng ngày càng được sử dụng hiệu quả và phân bổ phù hợp hơn. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Thị trường ngoại hối và tỉ giá dần đi vào ổn định; thanh khoản hệ thống được bảo đảm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân; lãi suất có xu hướng giảm dần và ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới biến chuyển nhanh chóng. Tình trạng "vàng hoá", "đô la hoá" trong nền kinh tế giảm đáng kể, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện.

1.4. Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, các nhiệm vụ chi được thực hiện theo hướng tăng dần tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm dần chi thường xuyên, bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công

Đã thực hiện đổi mới phạm vi và phương thức quản lý ngân sách nhà nước, triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính trung hạn; đẩy mạnh khoán, đấu thầu, đặt hàng; tăng cường phân cấp, xây dựng cơ chế tài chính đặc thù đối với các thành phố lớn. Kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường. Công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế tiếp tục được chú trọng gắn với đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại; quyết liệt xử lý nợ thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế... góp phần bảo đảm tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Tỉ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 chiếm khoảng 81,6%, cao hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (68%). Các nhiệm vụ chi cơ bản được thực hiện theo đúng dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm. Trong đó, tỉ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 27 - 28%; giảm tỉ trọng chi thường xuyên từ khoảng 65% giai đoạn 2011 - 2015 xuống khoảng 63 - 64%, trong khi vẫn thực hiện tăng lương, lương hưu, trợ cấp người có công và các chính sách xã hội khác, ưu tiên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh. Thực hiện lộ trình từng bước tính chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp trong giá dịch vụ công theo khả năng của ngân sách nhà nước và thu nhập của người dân. Bội chi và nợ công được kiểm soát, giảm so với giai đoạn trước. Đã thực hiện cơ cấu lại nợ theo hướng tăng kỳ hạn vay, tăng tỉ trọng các khoản vay trong nước, giảm vay nước ngoài.

1.5. Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng lên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, đạt mức kỷ lục và hiệu quả sử dụng dần được nâng cao

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,2 triệu tỉ đồng, bằng 33,7% GDP (mục tiêu 32 - 34%). Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỉ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nhất là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối[5]. Tỉ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ mức 38,3% năm 2015 lên 44,9% năm 2020. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục là 39 tỉ USD (năm 2019). Hiệu quả đầu tư cải thiện, hệ số ICOR giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,1 (thấp hơn giai đoạn 2011 - 2015 là 6,3).

1.6. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517 tỉ USD năm 2019 và năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt 543,9 tỉ USD, tăng gần 1,7 lần và tương đương 200% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên 281,5 tỉ USD năm 2020, tăng bình quân 11,7% giai đoạn 2016 - 2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cán cân thương mại hàng hoá đạt thặng dư, năm sau cao hơn năm trước, tạo điều kiện cải thiện cán cân thanh toán, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.

Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm xuất khẩu thô; nhập khẩu chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, xuất khẩu  và phục vụ các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, điện tử. Tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng, số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD trở lên tăng qua các năm. Thị trường xuất khẩu được mở rộng và đa dạng, nhiều sản phẩm của doanh nghiệp trong nước đã dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, điển hình là một số doanh nghiệp viễn thông. Thị trường nhập khẩu máy móc, nguyên liệu cho sản xuất đã dịch chuyển dần từ khu vực Châu Á sang thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.

1.7. Thương mại trong nước tăng trưởng nhanh, kết cấu hạ tầng thương mại phát triển nhanh chóng, nhất là các hình thức bán lẻ hiện đại

Thương mại trong nước ngày càng được cải thiện, đặc biệt hệ thống bán buôn, bán lẻ. Sức mua và cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, bình quân đạt mức hai con số[11]. Thương mại điện tử có bước phát triển, trong đó, bước đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại trong nước. Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ không ngừng được hoàn thiện, đồng bộ với các hình thức bán lẻ hiện đại tăng trưởng nhanh chóng, thu hút mạnh vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đầu tư nước ngoài và tập trung chủ yếu ở các đô thị. Hệ thống trung tâm logistics mới được hình thành và phát triển. Công tác quản lý thị trường được triển khai quyết liệt; công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bước đầu được nâng lên, xử lý mạnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quản lý chặt chẽ các hoạt động bán hàng đa cấp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư