LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên

Đoạn mở đầu "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễ Trãi có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập ! em có suy nghĩ gì về ý kiến đó
mình đang cần gấp , mông các bạn giúp mình
1 trả lời
Hỏi chi tiết
119
2
0
Bùi Khắc Trí
22/02/2022 16:30:53
+5đ tặng

Nhắc tới Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, người ta nhớ ngay đến một văn kiện lịch sử, một khúc tráng ca khải hoàn của một đất nước đã trải qua những hai mươi năm khổ cực bởi ách đô hộ và chiến tranh chống giặc Minh. Tác phẩm là sự kết tinh của lòng yêu nước, ý chí đánh giặc quật cường của một dân tộc phải sống trong những ngày tháng đau thương, khổ nhục mà rất đỗi vinh quang. Thế nhưng bài cáo ấy đã được nhà văn kiệt xuất Nguyễn Trãi viết bằng nghệ thuật chính luận đỉnh cao, bậc thầy mà ít tác phẩm cùng thể loại ở thời trung đại có được. Để rồi Bình Ngô đại cáo xứng đáng được gọi là áng "thiên cổ hùng văn".

Áng "thiên cổ hùng văn" tức là áng văn hùng tráng được lưu truyền đến cả nghìn đời. Để có được danh xưng ấy, chắc chắn đòi hỏi ở đó phải là một tác phẩm văn chương xuất sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Đồng thời cũng kể phải đến những giá trị lịch sử, tư tưởng vĩ đại, có dấu ấn và ý nghĩa đến muôn đời. Nhưng có lẽ, một tác phẩm hay có thể lưu truyền đến được nghìn đời như vậy phải chạm đến được trái tim, cảm xúc của các thế hệ bao đời; phải có ý nghĩa tư tưởng lớn lao phù hợp với mọi thời đại… Bình Ngô đại cáo là một áng văn bất hủ như thế.

Đã trải qua bao nhiêu năm, nhưng chắc hẳn dân tộc ta vẫn luôn tự hào khi có một bản hùng văn tráng lệ như Bình Ngô đại cáo. Tác phẩm đã khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, khát vọng hòa bình, ý chí bất khuất trên con đường đấu tranh bảo vệ đất nước. Biết bao nhiêu cảm xúc mà Nguyễn Trãi đã để tràn lên ngòi bút. Có sự kiên quyết, vững chãi trong lời mở màn đầu tiên:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng đạo Nho, thể hiện cách hành xử tốt đẹp giữa người với người, chẳng hề xa lạ. Nhưng bốn chữ yên dân, trừ bạo Nguyễn Trãi đã nâng nó lên một tầm cao mới, trở thành một lý tưởng xã hội, một đạo lý dân tộc đến muôn đời. Đâu có phải ở ngay thời điểm ấy, giết giặc Minh để trừ bạo ngược mà bất cứ kẻ ngang tàng nào gây họa đều phải diệt trừ để nhân dân được sống yên ổn,, ấm no. Ấy là nhân nghĩa bắt nguồn từ "dân vi bản". Cho nên, ngay ở khúc mở màn này mới thấy có cả niềm kiêu dũng, hiên ngang khi khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Khí chất tự chủ được toát lên từ sự so sánh đầy mới mẻ mà tiền lệ chưa từng có. Nó có giá trị hiển nhiên ở bất cứ thời điểm nào, cho bất cứ dân tộc nào. Nhưng vào lúc ấy, cách khẳng định chủ quyền với cường quốc bắc phương như thế là một đòn giáng chí mạng vào những kẻ đang thừa cơ gây họa đối với dân tộc ta.

Và còn có cả nỗi căm hờn, uất nghẹn với tội ác tày trời của bè lũ cướp nước và bán nước. Làm sao chúng ta có thể quên những cảnh tượng đầy ám ảnh:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Suốt hai mươi năm bại nhân nghĩa, nát cả đất trời, từ con người thậm chí đến loài côn trùng cây cỏ cũng đều bị tàn sát thương tâm. Tội ác ấy nước Đông Hải không rửa sạch mùi, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, muôn đời chứng cớ còn ghi. Mỗi cảnh người, cảnh nhà, cảnh đất nước đều tan hoang dưới lưỡi lê của loài khát máu… Làm sao chúng ta quên? Nguyễn Trãi như chạm vào nỗi đau nhức nhối đến tận tim gan, xương tủy, mà hiển nhiên nhận ra biết bao kẻ thù, đâu chỉ giặc Minh trong suốt chiều dài lịch sử giữ nước cũng đều mang chân tướng của những kẻ bạo tàn. Vì thế mà một nỗi đau như làm trỗi dậy nhiều nỗi đau để rồi không được quên sứ mệnh phải bảo vệ đất nước, đánh đuổi bè lũ kia.

Hơn thế, có cả sự trăn trở, lo âu cho vận mệnh đất nước với tấm lòng ái quốc, thương dân chứa chan. Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Trãi dùng đến hơn hai mươi câu văn để nói về chủ tướng Lê Lợi. Một hình mẫu của bậc anh hùng bước ra từ đời sống của nhân dân. Từ xuất thân đến cách xưng hô đều rất gần gũi, Lê Lợi đau nỗi đau dân tộc như dân mình, căm thù và nung nấu quyết tâm trả thù giặc như dân mình, khát vọng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đánh giặc như dân mình. Từ thấu hiểu, thương yêu đến hành động, vị lãnh tụ ấy đã biến yếu thành mạnh, lấy ít địch nhiều, sáng tạo ra những cách đánh xuất kỳ, mai phục dần dần tiến đến những thắng lợi vẻ vang. Nhưng đọc Bình Ngô đại cáo chắc chắn ai cũng biết, quân ta thắng đâu chỉ bởi có những thuận lợi trên, mà còn bởi nhân dân bốn cõi một nhà, tướng sĩ một lòng phụ tử và luôn nêu cao tinh thần:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo

Đại nghĩa, chí nhân – chẳng phải là kim chỉ nam, là ánh sáng soi rọi cho dân tộc ta lập những chiến công oai hùng sau đấy. Và muôn đời sau tư tưởng này vẫn mãi mãi trở thành ngọn đuốc cho tinh thần đấu tranh chính nghĩa của Đại Việt trước mọi kẻ thù.

Hay cả khí thế sục sôi, quyết liệt của những ngày tháng kháng chiến oai hùng. Có lẽ chất hùng văn của bản đại cáo được thể hiện rõ nhất ở đoạn tái hiện lại trang sử hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Liên tiếp những trận đánh, liên tiếp những đợt phản công của ta cũng là liên tiếp những lần thất bại của kẻ thù. Xuất phát từ xứ Nghệ, xứ Thanh rồi đến Đông Đô, Thăng Long, khung cảnh chiến trường đầy khốc liệt sấm vang chớp giật, trúc trẻ tro bay, máu chảy thành sông, thây chất đầy nội, sắc phong vân phải đổi, ánh nhật nguyệt phải mờ. Ta cứ thế mà thừa thắng xông lên bẻ gãy từng họng kìm, chặn đứng mọi ngả đường chi viện. Địch hiện lên hoàn toàn đối lập với lúc xưa. Trước đó thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán vậy mà giờ nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, bêu đầu, bỏ mạng, bó tay để đợi bại vong, trí cùng lực kiệt, thất thế, cụt đầu, bại trận tử vong, cùng kế tự vẫn, lê gối dâng tờ tạ tội, trói tay để tự xin hàng… Nguyễn Trãi đã tái hiện lại dường như không bỏ sót, chân tướng kẻ thù hiện lên thật nhục nhã, thảm hại. Tuy nhiên điều tâm phục, khẩu phục trong chiến thắng của ta chính là ở con đường hiếu sinh mở ra cho giặc. Một lần nữa tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời lại phát huy. Biết dừng đúng lúc, không dồn kẻ thù đến bước đường cùng, đó là đại nghĩa, chí nhân. Chiến thắng ấy mới trở thành bất tử, huyền thoại trong lịch sử nước nhà. Âm vang của một thuở oai hùng cũng vì thế mà vang vọng đến ngàn năm.

Cuối cùng cảm xúc vút lên thành lời ca đầy trang trọng, hào sảng, hạnh phúc, vui sướng vì đất nước hoàn toàn độc lập, tự do. Giấc mơ về hòa bình nay đã trở thành hiện thực. Hẳn là người viết phải xúc động biết chừng nào!

Xã tắc từ nay vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh,
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

Quy luật của tồn vong, suy thịnh là như thế, nhưng vẫn phải xuất phát từ sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân tướng sĩ, từ tài năng trác việt của những bậc anh hùng, từ nền tảng trọng nhân nghĩa, chuộng hòa bình. Điểm tựa ấy có từ hàng trăm năm trước và vẫn trở nên vững chắc cho hàng trăm năm về sau mà bài cáo như một lời nhắc nhở.

Đúng là Bình Ngô đại cáo, khúc khải hoàn ca, anh hùng ca sáng chói cả một thời đã hội tụ biết bao nhiêu cảm xúc vậy như thể tiếng chuông ngân vang, đồng vọng từ quá khứ dội về, hướng chúng ta ở thời đại nào cũng thấy tự hào, kiêu hãnh. Nguyễn Trãi đã biến một văn kiện lịch sử mang tính khô khan, cứng nhắc, đầy chất sắc lệnh, trở thành một áng hùng văn say mê, trong sáng và có giá trị đến nghìn đời.

Nhưng ý nghĩa "thiên cổ hùng văn" của tác phẩm còn thể hiện ở nghệ thuật viết văn chính luận tài tình, kiệt xuất của Nguyễn Trãi. Điều đáng nhớ của Đại cáo bình Ngô là đã đưa nghệ thuật viết văn chính luận trung đại đạt đến một trình độ mẫu mực, bậc thầy. Bản đại cáo hướng tới đối tượng là nhân dân bá tánh Đại Việt để tuyên bố về nền độc lập sau chiến thắng giặc Minh. Tuy nhiên, chiến tranh không còn nhưng tính luận chiến của nó vẫn sáng tỏ. Nhà văn vẫn hướng một mực tới kẻ thù, tới thế lực cực cường mà bao đời nay luôn nhòm ngó. Nền độc lập là quyền bất khả xâm phạm, không chỉ quân Lam Sơn đã bảo vệ thành công mà từ đời trước đến cả đời sau vẫn vậy. Nên bài cáo như một lần nữa chiến đấu trực diện với kẻ thù trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta có đầy đủ các yếu tố tương xứng để xác lập chủ quyền, đã kiên cường đứng lên chiến đấu để bảo vệ. Chiến thắng của ta là có thật, thất bại của kẻ thù không còn gì bàn cãi. Bản đại cáo vang lên như một lời phán xử cuối cùng tại tòa án nhân nghĩa. Lời phán xử ấy đanh thép, hùng hồn khắc sâu vào tâm khảm người dân đất Việt mãi ngàn năm.

Bên cạnh đó, bản đại cáo có một kết cấu vô cùng chặt chẽ. Xuất phát từ cơ sở lý luận nêu chân lý chính nghĩa muôn đời đến vạch trần tội ác trời không dung đất không tha của kẻ thù để nói lên thực tiễn cần phải đấu tranh để bảo vệ chân lý ấy. Nguyễn Trãi đã đặt nền móng vững chắc rồi dần dần xây những bức tường thành vững trãi về quá trình bảo vệ độc lập của nhân dân ta. Lối văn biền ngẫu được Nguyễn Trãi sử dụng rất tài tình. Sự đối xứng trong từng câu văn kết hợp với bút pháp tương phản, ước lệ đậm chất sử thi đã dựng nên một bức tranh tráng lệ, oai hùng một thuở. Lập luận trong bài cáo đầy sắc bén khi lấy tư tưởng nhân nghĩa làm gốc. Mọi nội dung triển khai đều dựa trên tư tưởng này. Vì vậy mới vạch trần được bộ mặt xảo trá, thâm độc của kẻ thù, mới thấy cuộc kháng chiến đầy gian khổ mà hào hùng của dân tộc là chính nghĩa. Cứ từ nhân nghĩa thì việc đất nước được hòa bình là điều tất yếu mà thôi. Ngôn ngữ của bài cáo cũng là một trong những yếu tố làm nên giá trị, vì giàu chất tạo hình, tạo nên đa dạng sắc thái giọng điệu mang tới nhiều cảm xúc. Tuy nhiên một trong những yếu tố nữa để bản đại cáo mãi trường tồn là phần văn bản dịch rất thành công, đã chuyển tải một cách nguyên vẹn cảm xúc từ văn bản gốc để các thế hệ sau cảm nhận được dễ dàng.

Xin được mượn lời của nhà thơ Xuân Diệu để thay cho lời kết: "Trước Lê Lợi, đã từng có chiến thắng oanh liệt đuổi sạch quân Nguyên xâm lược ở thời nhà Trần, sau thời Lê Lợi, sẽ có chiến thắng thần tốc của vua Quang Trung đánh đuổi 20 vạn quân Thanh xâm lược, nhưng trong văn học sử chỉ có một áng văn Bình Ngô đại cáo, bởi các lẽ: không có ba Nguyễn Trãi để viết ba áng văn khải hoàn mà lịch sử đòi hỏi ở ba thời điểm, mà chỉ có một Nguyễn Trãi cụ thể, hiệu Ức Trai, ở đầu triều Lê cùng với tài thao lược kinh bang tế thế, đã có cái thiên tài viết văn".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư