Tình mẫu tử là tình cảm thiêng quý giá, là thứ mà giúp ta đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, thứ mà cho ta thêm sức mạnh để bước tiếp trên đường đời . Và tình cảm đó được thể hiện trong bài thơ ” Bầm ơi ” của nhà thơ Tố Hữu .Bài thơ nói lên mẹ là người hi sinh tất cả vì co , chịu đựng cả cái rét mùa đông lạnh thấu xương. Những câu thơ trong bài nói lên rõ rệt về sự xót xa của người con ở xa khi biết mẹ minh phải cấy mạ giữa trời đông gió rét .
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như” heo heo” , ” lâm thâm”. Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình.
Hai từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùn miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.Hình ảnh người mẹ run run mà làm ai đọc được cũng cảm thấy cay cay sống mũi, qua đó khắc sâu trong con người ta một hình ảnh người mẹ cần mẫn thương con mà mặc kệ vất vả, mặc kệ những cơn mưa phùn dày đặc ướt cả vạt áo.
Qua đó nhà thơ Tố Hữu đã nói lên tất cả tình yêu thương thầm kín, thương mẹ là lời cảm ơn của người con xa nhà dành cho mẹ trong khoảng thời gian khó nhọc qua đã chăm sóc và yêu thương con.