Trong phản ứng cháy của metan, tỉ lệ số mol của CO2 và H2O là
Câu 6. Trong phản ứng cháy của metan, tỉ lệ số mol của CO2 và H2O là
A. 2 : 1 B. 1 : 3
C. 1 : 2 D. 3 : 1
Câu 7. Công thức cấu tạo của rượu etylic là
A. CH3COOH. B. C2H5OH.
C. CH3COOC2H5. D. C2H5ONa.
Câu 8. Độ rượu là
A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp với nước.
B. số gam rượu etylic có trong 100gam nước.
C. số gam rượu etylic có trong 100 ml nước.
D. số ml rượu etylic có trong 100 gam dung dịch rượu.
Câu 9. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ
A. 2% đến 5%
B. 6% đến 10%
C. 11% đến 14%
D. 15% đến 18%
Câu 10. Phản ứng giữa axit axetic với dung dịch bazơ thuộc loại
A. phản ứng trung hòa.
B. phản ứng thế.
C. phản ứng hóa hợp.
D. phản ứng phân hủy.
Câu 11. Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là
A. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt.
B. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt.
C. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
D. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt.
Câu 12. Phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường kiềm, sản phẩm tạo ra
A. este và nước.
B. glyxerol và hỗn hợp muối của các axit béo.
C. glyxerol và các axit béo.
D. hỗn hợp nhiều axit béo.
Câu 13. Trong các chất sau: Mg, Cu, MgO, KOH, K2SO4, K2CO3. Dung dịch axit axetic tác dụng được với
A. Mg, MgO, KOH, K2CO3.
B. Mg, MgO, K2SO4, K2CO3.
C. Mg, Cu, MgO, KOH.
D. Mg, MgO, KOH, K2SO4.
Câu 14. Axit axetic có tính chất của 1 axit vì trong phân tử:
A. Có 2 nguyên tử oxi
B. Có nhóm –OH
C. Có nhóm –COOH
D. Có 3 nguyên tố C, H và O
Câu 15. Rượu etylic là:
A. chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…
B. chất lỏng màu hồng, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…
C. chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…
D. chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…
Câu 16. Tính chất hóa học của rượu etylic là
A. Phản ứng cháy, phản ứng thế (Na, K), phản ứng với axit axetic.
B. Phản ứng cháy, phản ứng thế (Zn, Fe), phản ứng với axit axetic.
C. Phản ứng cháy, phản ứng thế (Na, K), làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Phản ứng cháy, phản ứng thế (Na, K).
Câu 17 Có ba lọ không nhãn đựng : rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách: dùng
A. Khí cacbon đioxit và nước.
B. Quỳ tím và nước.
C. Kim loại natri và nước.
D. Phenolphtalein và nước.
Câu 18 Chọn phương pháp tốt nhất làm sạch vết dầu ăn dính trên quần áo.
A. Giặt bằng giấm.
B. Giặt bằng nước.
C. Giặt bằng xà phòng
D. Tẩy băng cồn 96o.
Câu 19: Cho rượu etylic 80o tác dụng với natri dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20: Để phân biệt rượu etylic và axit axetic có thể dùng chất nào sau đây?
A. kim loại Na.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaCl.
D. dung dịch Na2CO3.
3 Xem trả lời
193