Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở địa bàn nào

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 2  LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6
A. TRẮC NGHIỆM

Phần Lịch sử
Câu 1: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở địa bàn nào?
A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dãy Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
D. Các tỉnh miền Trung nước ta, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Câu 2: Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ I.                                       B. Thế kỉ III          
C. Cuối thế kỉ II TCN.                            D. Cuối thế kỉ II.
Câu 3: Tên gọi ban đầu của nước Chăm-pa tên gì?
A. Phù Nam 
B. Cửu Chân
C. Lâm Ấp
D. Nhật Nam
Câu 4: Vương quốc Chăm-pa ra đời trên cơ sở nào?
A. Văn hóa Sa Huỳnh
B. Văn hóa Bắc Sơn
C. Văn hóa Hòa Bình
D. Văn hóa Óc Eo
Câu 5: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là
A. du lịch biển.                                       B. thủ công nghiệp. 
C. chế tác kim hoàn.                               D. nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 6: Dưới vua Chăm-pa là chức quan nào?
A. Thái phó
B. Tể tướng
C. Thái sư
D. Thái úy
Câu 7: Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính nào
A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công. 
B. Tăng lữ, quý tộc, dân tự do, nô lệ. 
C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ.
D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ. 
Câu 8: Quần thể kiến trúc nào của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
A. Thành Cổ Loa
B. Hoàng thành Thăng Long
C. Thánh địa Mĩ Sơn
D. Kinh đô Chăm-pa
Câu 9: Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Tây Nguyên.                                       B. Nam Bộ. 
C. Nam Trung Bộ.                                   D. Tây Nam Bộ. 
Câu 10: Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. thế kỉ I TCN.                                      B. thế kỉ I. 
C. thế kỉ II.                                              D. thế kỉ III. 
Câu 11: Vương quốc Phù Nam ra đời trên cơ sở nào?
A. Văn hóa Bắc Sơn
B. Văn hóa Sơn Vi
C. Văn hóa Óc Eo
D. Văn hóa Hòa Bình
Câu 12: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là
A. thủ công nghiệp
B. thương nghiệp
C. công thương nghiệp hang hóa
D. nông nghiệp trồng lúa lước
Câu 13: Xã hội Phù Nam gồm các thành phần chính nào?
A. Tăng lữ, nông dân, thương nhân, nô lệ. 
B. Quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công, nông dân. 
C. Quý tộc, nông dân, nông dân tự do, thương nhân. 
D. Quý tộc, thương nhân, nông dân, nô lệ.

Phần Địa lí
Câu 14: Đại dương thế giới bao phủ khoảng bao nhiêu % diện tích bề mặt Trái Đất?
A. 30%.             B. 50%.                         C. 70%.                       D. 80%.
Câu 15: Đại dương lớn nhất thế giới là
A. Bắc Băng Dương.
B. Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương.
Câu 16: Độ muối trung bình của nước biển là
A. 25%o.                     B. 30%o.                      C. 35%o.                      D. 40%o.
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu nào sinh ra sóng biển?
A. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
B. Gió.
C. Động đất.
D. Sự thay đổi nhiệt độ ở các vùng biển.
Câu 18:  Đất là
A. lớp mùn có màu nâu xám, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.
B. lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
C. lớp vật liệu vụn bở, có thành phần phức tạp ở phía trên lục địa và bề mặt đáy đại dương. 
D. lớp vật chất có được từ quá trình phân huỷ các loại đá.
Câu 19: Nhân tố tác động chủ yếu đến quá trình hình thành độ phì của đất là
A. đá mẹ.                                                 B. địa hình.
C. khí hậu.                                               D. sinh vật.
Câu 20: Nhận định nào dưới đây không đúng đối với quá trình hình thành đất?
A. Địa hình ảnh hưởng đến độ dày của tầng đất và độ phì của đất.
B. Đá mẹ ảnh hưởng đến màu sắc của đất.
C. Khí hậu ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của đất.
D. Thời gian quyết định đến màu sắc của đất.
Câu 21: Nhóm đất nào dưới đây được coi là nhóm đất tốt nhất?
A. Đất pốt dôn.                                       B. Đất đen thảo nguyên ôn đới.
C. Đất đài nguyên.                                  D. Đất đỏ vàng nhiệt đới.
Câu 22: Cung cấp chất hữu cơ cho đất là
A. đá mẹ.
B. khí hậu.
C. nước.
D. sinh vật.
Câu 23: Rừng nhiệt đới phân bố ở
A. vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
B. vĩ tuyến 35° đến 60°ở cả hai bán cầu.
C. vùng cực Bắc.
D. toàn bộ lãnh thổ châu Phi.
Câu 24: Ý nào không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới?
A. Cấu trúc rừng có nhiều tầng.
B. Trong rừng có nhiều loài leo trèo giỏi, chim ăn quả.
C. Rừng có nhiều loài cây lá kim.
D. Rừng có nhiều loài dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi...
B. TỰ LUẬN 
Câu 1: Trình bày hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Chăm-pa. 
Câu 2: Cho biết đất bao gồm những thành phần nào?
Câu 3: Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng?
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
223
1
0
Quỳnh Mai
26/04/2022 21:04:10
+5đ tặng
1c
2d
3a
4c
5b
6d
7a
8a

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
trandaotamtinh
26/04/2022 22:30:33
+4đ tặng
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: D
Câu 6: B
Câu 7: B
Câu 8: C
Câu 9: B
Câu 10: B
Câu 11: C
Câu 12: B
Câu 13: B
Câu 14: C
Câu 15: D
Câu 16: C
Câu 17: B
Câu 18: B
Câu 19: B
Câu 20: D
Câu 21: B
Câu 22: D
Câu 23: A
Câu 24: C
B. Tự luận
Câu 1: Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa: trồng lúa nước; chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất hàng thủ công; khai thác các nguồn lợi rừng và biển; buôn bán bằng đường biển.
Câu 2: Đất bao gồm nhiều thành phần: khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước
Câu 3: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì:
- Chất hữu cơ vừa là thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng.
- Là nguồn cung cấp khí CO2 lớn cho thực vật quang hợp.
- Kích thích sự phát sinh, phát triển của bộ rễ, nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động chất dinh dưỡng cho cây trồng,...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư