Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

12/04/2018 19:55:52

Lớp vỏ khí có mấy tầng? Nhiệt độ không khí là gì? Trên trái đất có mấy đới khí hậu chính theo vĩ độ? Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào?

1. Lớp vỏ khí có mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng.
2. Dựa vào đâu để phân ra các khối khí:nóng,lạnh,đại Dương,lục địa?Nêu vị trí hình thành và tính chất từng loại khối khí
3. Phân biệt thời tiết và khí hậu
4. Nhiệt độ không khí là gì?Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
5. Khí áp là gì?Trình bày sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên trái đất ?
6. Trên trái đất có mấy đới khí hậu chính theo vĩ độ?Trình bày giới hạn và đặc điểm của từng đới?
7. Sông là gì?Thế nào hệ thống sông?Lưu vực sông?
8. Nước biển và đại Dương có những hình thức vận động nào?Nêu khái niệm và nguyên nhân?
9. Trình bày các nhân tố hình thành đất?
13 trả lời
Hỏi chi tiết
742
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/04/2018 20:07:59
1.
- Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Đặc điểm tầng đối lưu:
+ Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
+ Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
+ Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
+ Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/04/2018 20:08:56
2. Dựa vào đâu để phân ra các khối khí:nóng,lạnh,đại Dương,lục địa?
- Căn cứ vào nhiệt độ , chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh .
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền , chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.
Nêu vị trí hình thành và tính chất từng loại khối khí
+ Khối khí nóng: hình thành trên các vùng có vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao .
+ Khối khí lạnh : hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí lục địa : hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
+ Khối khí đại dương : hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/04/2018 20:09:21
3. Phân biệt thời tiết và khí hậu
- Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,...).
- Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa).
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/04/2018 20:12:19
4. Nhiệt độ không khí là gì?
Nhiệt độ không khí là thước đo lượng nhiệt chứa trong một cơ thể của không khí. Nhiệt độ không khí có thể thay đổi với độ ẩm, áp lực và độ cao
Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
+ Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/04/2018 20:13:37
5. Khí áp là gì?
khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ. Tùy theo tình trạng của ko khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp.23 thg 2, 2008
Trình bày sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên trái đất ?
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo
- Các đai khí áp phân bố ko liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/04/2018 20:14:03
7. Sông là gì?Thế nào hệ thống sông?Lưu vực sông?
- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại.
- Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
- Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây.
- Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/04/2018 20:14:44
8. Nước biển và đại Dương có những hình thức vận động nào? Nêu khái niệm và nguyên nhân?
a. Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
-Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sẽ sinh ra sóng thần
b.Thủy triều:-Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.
-Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
c.Dòng biển: - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt biển, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
-Nguyên nhân chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió tín phong và gió Tây ôn Đới....
Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/04/2018 20:15:23
9. Trình bày các nhân tố hình thành đất?
Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người.
 
1
0
Khoa Đỗ
12/04/2018 20:17:24
1- Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Đặc điểm:
a) Tầng đối lưu:
    + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
    + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
    + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
    + Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.
b) Tầng bình lưu:
    + Độ dày <80km
    + Có lớp ô dôn dày
c) Các tầng cao của khí quyển:
    + Không khí cực loãng.
Vị trí:
a) Tầng đối lưu:
    + Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0->16 km)
b)  Tầng bình lưu:
    + Nằm trên tầng đối lưu (từ 16->80 km)
c) Các tầng cao của khí quyển:
    + 80 km trở lên
0
0
Khoa Đỗ
12/04/2018 20:18:59
7/
- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
- Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại.
0
0
Khoa Đỗ
12/04/2018 20:19:55
5/ Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ. Tùy theo tình trạng của ko khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và đai áp thấp.
0
0
Khoa Đỗ
12/04/2018 20:20:34
9/ Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người.
0
0
Nguyễn Mai
14/04/2018 22:23:25
Câu 7
- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại.
- Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
- Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây.
- Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư