Thái Bình không chỉ được biết đến như một vựa lúa của miền Bắc mà còn là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng bao đời nay. Những năm trở lại đây Cơn lốc thị trường với sự xuất hiện và cạnh tranh của nhiều mặt hàng trong nước cũng như nước ngoài đã thúc đẩy nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình, huyện Kiến Xương nói riêng phát triển. Nhưng ngược lại Bên cạnh đó, cũng khiến cho nhiều làng nghề truyền thống không chịu nổi sức cạnh tranh và đang dần bị mai một, khiến cho bài toán làm sao để bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống ngày càng khó khăn và chưa có nhiều giải pháp cũng như hướng đi mới.
Theo số liệu thống kê, toàn huyện Kiến Xương thời điểm hiện tại hiện có khoảng trên 20 làng nghề, Tuy nhiên, nằm trong bài toán cơn lốc thị trường những làng nghề này đang dần bị mai một vì khó có thể thể mở rộng được quy mô cạnh tranh trước những sản phẩm được sản xuất từ máy móc công nghệ cao.
Xã Nam Cao, huyện Kiến Xương nổi tiếng khắp nơi với nghề dệt đũi. Không chỉ mang lại cuộc sống ấm no, nghề dệt đũi còn giúp cho nhiều hộ dân nơi đây làm giàu. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề dệt đũi ở Nam Cao lại có dấu hiệu suy giảm mạnh.Trải qua hàng trăm năm, nghề dệt đũi ở Nam Cao có lúc phát triển, có lúc lại suy giảm, nhưng ở bất kỳ giai đoạn khó khăn nào người dân nơi đây đều biết vượt qua để duy trì và phát triển nghề truyền thống đã từng mang lại danh tiếng, thu nhập cho vùng đất này. Việc các làng nghề đang có xu hướng ngày càng bị mai một, nhất là nghề dệt đũi nhiều người dân không khỏi xót xa, lo lắng. Nghề đã cũ lại khó hái ra tiền, không biết rồi đây, tương lai của các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc sẽ đi về đâu? Nguyên nhân Một phần do sản phẩm thủ công không còn đủ sức cạnh tranh. Phần nữa, người tiêu dùng cũng không còn ưa chuộng sản phẩm của làng nghề. Còn một nguyên nhân quan trọng khác phải kể đến là các thế hệ sau dường như không còn mặn mà, yếu tố “cha truyền con nối” dần mất đi, làng nghề cũng trở nên “yếu ớt” trước cơn lốc thị trường. Nhiều ý kiến cho rằng để các làng nghề có thể bắt nhịp và đứng vững trên thị trường như hiện nay, ngoài cơ chế chính sách của Nhà nước, điều quan trọng là các địa phương và những người làm nghề cần chủ động, linh hoạt để đáp ứng được thị trường, đưa sản phẩm của mình vươn xa.
Hiện nay, UBND xã Nam Cao đang thực hiện nhiều giải pháp như khuyến khích các hộ gia đình khôi phục lại hoạt động sản xuất, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào ổn định, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời chủ động tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới. Thời gian tới, với sự nỗ lực của chính quyền cũng như của người dân nơi đây, hy vọng nghề dệt đũi của xã Nam Cao sẽ phát triển mạnh trở lại, góp phần lưu giữ và phát triển nghề truyền thống có từ lâu đời ở địa phương.