Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giáo dục Công dân - Lớp 9
18/06/2022 18:35:42

Quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển của đất nước

Quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển của đất nước ? Được cụ thể hóa như thế nào ?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
114
2
2
Chou
18/06/2022 18:36:37
+5đ tặng
Quyền tự do kinh doanh và hoạt động của các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi rất cơ bản từ Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.
Hiến pháp năm 1959 chủ trương phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung và chỉ có 2 thành phần cơ bản là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể: “Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên. Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân” (Điều 12, Hiến pháp 1959); ”Kinh tế hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ sự phát triển của kinh tế hợp tác xã” (Điều 13, Hiến pháp 1959). Điều 18, Hiến pháp năm 1980 khẳng định: “Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên”.
Điều đó cho thấy, tự do kinh doanh và hoạt động của các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước không được khuyến khích trong Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980.
Đến Hiến pháp năm 1992, tự do kinh doanh, phát triển kinh tế nhiều thành phần đã trở thành nguyên lý thể hiện rõ hơn. Điều 15, quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Và Điều 57 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Mặc dù nó còn hạn chế ở phạm vi quyền tự do kinh doanh, các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép (tự do trong phạm vi đóng). Tuy nhiên, một số quy định về tự do kinh doanh trong Hiến pháp đã không còn phù hợp trong điều kiện mới cụ thể là: Điều 19 quy định: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân” đã trở thành cơ sở pháp lý cho sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong một thời gian khá dài. Vì được xác định là “giữ vai trò chủ đạo”, nên kinh tế quốc doanh (các doanh nghiệp nhà nước), đã nhận được nhiều ưu đãi, nắm giữ phần lớn nguồn lực về vốn, đất đai, lao động của nền kinh tế. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), những phân biệt đối xử như trên đã không thể duy trì.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thanh Thảo
18/06/2022 18:43:20
+4đ tặng
nh, thuận tiện trong thành lập và vận hành doanh nghiệp.
Hiến pháp đầu tiên của của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp ngắn gọn, súc tích. Toàn văn Hiến pháp không có điều nào quy định trực tiếp về quyền tự do kinh doanh và hoạt động của các thành phần kinh tế, nhưng lại quy định rất rõ về những quyền cơ bản của công dân: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá” (Điều 6). Điều 7 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”; còn Điều 12 quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Với quy định như vậy thì không thể ban hành luật để quốc hữu hoá tài sản của công dân. Điều đó cũng có nghĩa là, kết quả kinh doanh của công dân được bảo vệ.
Quyền tự do kinh doanh và hoạt động của các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi rất cơ bản từ Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.
Hiến pháp năm 1959 chủ trương phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung và chỉ có 2 thành phần cơ bản là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể: “Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên. Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân” (Điều 12, Hiến pháp 1959); ”Kinh tế hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ sự phát triển của kinh tế hợp tác xã” (Điều 13, Hiến pháp 1959). Điều 18, Hiến pháp năm 1980 khẳng định: “Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên”.
Điều đó cho thấy, tự do kinh doanh và hoạt động của các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước không được khuyến khích trong Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980.
Đến Hiến pháp năm 1992, tự do kinh doanh, phát triển kinh tế nhiều thành phần đã trở thành nguyên lý thể hiện rõ hơn. Điều 15, quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Và Điều 57 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Mặc dù nó còn hạn chế ở phạm vi quyền tự do kinh doanh, các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép (tự do trong phạm vi đóng). Tuy nhiên, một số quy định về tự do kinh doanh trong Hiến pháp đã không còn phù hợp trong điều kiện mới cụ thể là: Điều 19 quy định: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân” đã trở thành cơ sở pháp lý cho sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong một thời gian khá dài. Vì được xác định là “giữ vai trò chủ đạo”, nên kinh tế quốc doanh (các doanh nghiệp nhà nước), đã nhận được nhiều ưu đãi, nắm giữ phần lớn nguồn lực về vốn, đất đai, lao động của nền kinh tế. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), những phân biệt đối xử như trên đã không thể duy trì.
Bước tiến quan trọng nhất của Hiến pháp 2013 là khẳng định các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau trong hoạt động. Tạo bước đột phá mạnh mẽ hơn về quyền tự do kinh doanh và sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Quyền tự do kinh doanh đã có một bước tiến mới, cởi mở với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Quy định này hàm chứa hai ý quan trọng, đó là: mọi người có quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi, muốn cấm cái gì, thì Nhà nước phải quy định bằng luật.
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể trong các nội dung sau đây:
- Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Chủ đầu tư được chọn kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành, trong trường hợp những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ đầu tư được phép tiến hành sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó.
- Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh: Chủ đầu tư được tự do quyết định mức vốn đầu tư, nhưng phải đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu kinh doanh một số ngành nghề nhất định như: kinh doanh vàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo vệ…
- Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế: Tùy thuộc vào số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư  mà chủ đầu tư có thể chọn một loại hình tổ chức kinh tế phù hợp để kinh doanh từ đơn giản như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh đến phức tạp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn: Chủ đầu tư quyết dịnh việc tăng vốn vay hay tăng vốn điều lệ; cách thức tăng vốn vay thông qua hợp đồng hay thông qua việc phát hành trái phiếu.
- Quyền tự do hợp đồng: Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lựa chọn khách hàng, tự do đàm phán, thỏa thuận, thống nhất các điều khoản của hợp đồng, tự do thỏa thuận hình thức hay nội dung của hợp đồng.
- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp: Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do quyết định cách thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài.
- Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh: Nhà đầu tư được pháp luật bảo vệ nếu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 đã được xây dựng với cách tiếp cận về quyền tự do kinh doanh theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp. Một điểm nổi bật là hướng tiếp cận mới liệt kê một số ngành nghề cấm kinh doanh, ngoài các ngành nghề này, mọi chủ thể đều có quyền kinh doanh. Ngoài ra, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì cần phải thống kê rõ ràng, minh bạch trong cùng một danh mục để các chủ thể biết để tuân thủ.
Tại Điều 7 về quyền của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rằng, doanh nghiệp được “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Vậy luật cấm gì? Điều 6 của Luật Đầu tư năm 2014 cấm đầu tư kinh doanh trong 6 ngành nghề sau: kinh doanh ma túy; kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Để làm rõ hơn giới hạn cấm này, trong phụ lục 1 và 2, Luật Đầu tư năm 2014 còn liệt kê chi tiết danh mục chất ma túy, danh mục động, thực vật, khoáng vật cấm kinh doanh đầu tư. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, có lẽ đây là lần đầu tiên một văn bản luật, nhưng lại có các phụ lục quy định chi tiết và tỉ mỉ như vậy.
Tiến bộ của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quyền tự do kinh doanh còn thể hiện ở việc đăng ký kinh doanh không cần ghi ngành nghề. Trước đây trong Luật Doanh nghiệp năm 2005, tại Điều 9 quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ “hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh". Điều luật này trói buộc doanh nghiệp trong những ngành nghề, mà các nhà làm luật của Nhà nước liệt kê ra và cho phép doanh nghiệp đăng ký. Suy cho cùng, đó là sự ban phát quyền kinh doanh từ Nhà nước. Tuy nhiên, một khi giới hạn cấm kinh doanh đã được làm sáng tỏ, việc liệt kê ngành nghề kinh doanh, với ý nghĩa xác định quyền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ trở nên vô nghĩa. Do đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã ghi rõ ngành nghề kinh doanh không còn là một nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nữa. Theo Điều 29 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ chỉ còn bốn nội dung: Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính; Thông tin về người đại diện theo pháp luật và thành viên công ty; Vốn điều lệ.
Đứng ở góc độ điều hành, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng xem công việc mình đang làm có phù hợp với ngành nghề đã đăng ký hay không, hoặc hợp đồng sẽ hoặc đã ký có bị đối tác kiện ra tòa yêu cầu tuyên vô hiệu với lý do nội dung công việc không nằm trong phạm vi ngành nghề đăng ký hay không. Hơn nữa, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã bỏ tội danh kinh doanh trái phép. Nhà nước chủ trương tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự, tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Bởi trước đó, khi áp dụng Điều 159, Bộ luật Hình sự năm 1999, rủi ro pháp lý có thể xảy ra cho bất kỳ chủ doanh nghiệp kinh doanh đa năng, đa ngành nào, vì nguy cơ dễ bị “xét nét” đối mặt tội danh kinh doanh không có đăng ký hoặc kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký.
Ngoài ra, quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 còn thể hiện ở việc gia tăng các quyền của doanh nghiệp, bao gồm điều tiết nguồn vốn trong kinh doanh, quyền tăng giảm vốn điều lệ (kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), quyền tự do biểu quyết, một doanh nghiệp có nhiều hơn một chức danh giám đốc, quyền được giữ chức danh giám đốc đồng thời cho nhiều doanh nghiệp, quyền tự khắc và quản lý con dấu. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn phương thức bảo hộ, giải quyết các tranh chấp đầu tư ngoài hệ thống cơ quan tư pháp tòa án của một quốc gia, như được chọn cơ chế giải quyết theo trọng tài thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp bảo hộ đầu tư...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Giáo dục Công dân mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo