Theo như Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) thì tại Việt Nam, có tới 78% người Việt Nam chính là NẠN NHÂN của những phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội. Trên Facebook, nhiều người tự cho mình cái quyền đăng ảnh, clip của người khác, hay chửi bới, thậm chí là làm nhục bất cứ ai nếu họ thấy "ngứa mắt". Những tin tức giật gân luôn luôn thu hút sự hiếu kỳ của mọi người. Và những nạn nhân không có thực lại phải chịu sự chê trách, dè bỉu, sỉ nhục của cư dân mạng còn người bịa đặt ra thì lại hả hê, cười vui sướng về những lượt like và comment đông đảo cũng như sự chú ý của phần lớn mọi người. Có những nạn nhân thì được minh oan nhưng đa số nạn nhân đều phải chịu sự ác ý, thiếu tình người của những "anh hùng bàn phím" và nó sẽ trở thành nỗi đau, sự tủi nhục nhất trong cuộc đời họ. Có những người, họ sẽ bình tĩnh đối mặt và lấy lại danh dự cho mình nhưng cũng lại có rất nhiều người tìm đến lối sống không tốt, chán nản, trầm cảm hoặc thậm chí là tự sát. Một nữ sinh lớp 12 ở Đà Nẵng đã uống thuốc an thần tự tử (năm 2013) vì bị một fanpage vu khống và xúc phạm danh dự nặng nề.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là những bài viết như vậy lại dễ khiến người ta a dua vào "ném đá" không thương tiếc và đã dẫn đến vô vàn những sự việc đau lòng ở ngoài đời thực. Văn hoá sử dụng mạng xã hội vẫn luôn là vấn đề được báo chí nhắc tới nhiều lần nhưng có vẻ nhiều người dùng và đặc biệt là giới trẻ vẫn chưa ý thức được những phát ngôn trên mạng của mình.
Nếu như không thay đổi, hành vì tiếp nhận thông tin mạng một cách quá dễ dàng thì môi trường mạng, một môi trường với 58 triệu người sẽ bị đầu độc bởi chất đọc thông tin mà mọi người vô thức đưa ra cộng đồng.