Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

để phòng chống bệnh sơ vữa động mạch em phải làm gì

để phòng chống bệnh sơ vữa động mạch em phải làm gì
4 trả lời
Hỏi chi tiết
59
2
1
Nguyễn Tiến Thành
06/11/2022 19:29:24
+5đ tặng
  • Gia đình nên có chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo bão hòa và cholesterol, tránh thực phẩm giàu chất béo. Nên bổ sung thêm cá vào chế độ ăn uống hai lần mỗi tuần;
  • Mỗi thành viên nên duy trì tập thể dục trong vòng 30-60 phút mỗi ngày, bốn ngày mỗi tuần;
  • Bỏ thuốc lá và giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì;
  • Kiểm soát căng thẳng; duy trì cân bằng cuộc sống, tránh tâm lý nặng nề kéo dài;
  • Điều trị các bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch, chẳng hạn như cao huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
phương
06/11/2022 19:29:55
+4đ tặng
-Gia đình nên có chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo bão hòa và cholesterol, tránh thực phẩm giàu chất béo. ...
-Mỗi thành viên nên duy trì tập thể dục trong vòng 30-60 phút mỗi ngày, bốn ngày mỗi tuần;
-Bỏ thuốc lá và giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì;
phương
Chấm điểm nhé
1
0
Off
06/11/2022 19:30:09
+3đ tặng
Cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch cũng như loại bỏ bất cứ yếu tố nào có thể gây bệnh là có lối sống lành mạnh. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đạm thực vật hoặc đạm từ cá, gia cầm, ăn ít chất béo bão hòa và ít cholesterol. Không nên ăn các loại thịt chế biến sẵn, các loại tinh bột tiêu hóa nhanh như bánh mỳ trắng, gạo trắng, khoai tây… thịt đỏ, soda và các loại nước ngọt.
Tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp bạn cải thiện sức khỏe và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, các hoạt động luyện tập như đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp bạn giảm cân;
Từ bỏ hút thuốc: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng xơ vữa động mạch cũng như làm tăng huyết áp của bạn. Nếu đang nghiện thuốc lá, bạn nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch;
- Hạn chế bia, rượu: Nếu bạn uống rượu, hãy hạn chế uống một đến hai ly mỗi ngày cho nam giới, không quá một ly mỗi ngày cho phụ nữ. Đối với rượu vang: 1 ly 60 ml, rượu mạnh 1 ly 30 ml.
Bệnh xơ vữa động mạch là một căn bệnh nguy hiểm nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và chữa trị. Vì vậy, luôn giữ thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh để có được một cơ thể khỏe mạnh.
chấm điểm nha
2
0
Tăng Huỳnh Phương ...
06/11/2022 19:32:12
+2đ tặng
để phòng chống bệnh sơ vữa động mạch em phải làm gì
Đông cầm máu là biểu hiện của quá trình sinh vật và sinh hoá, là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của một protein hoà tan thành một gen rắn (sợi huyết). Sự biến chuyển này nhằm mục đích cuối cùng là hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch. Quá trình đông cầm máu còn tham gia giữ toàn vẹn của mạch máu và tình trạng lỏng của máu.

Câu hỏi: Trình bày cơ chế đông máu bằng sơ đồ?

Nội dung chínhShow

Trả lời:

Giải thích:

Sau khi bị chấn thương làm tổn thương nội mạc, tiểu cầu sau khi va vào thành vết thương và bị vỡ ra thì giải phóng enzim, enzim này hoạt hóa fibrinogen (chất sinh tơ máu) thành fibrin (tơ máu) ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cơ chế đông máu nhé!

1. Định nghĩa

Đông cầm máu là biểu hiện của quá trình sinh vật và sinh hoá, là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của một protein hoà tan thành một gen rắn (sợi huyết). Sự biến chuyển này nhằm mục đích cuối cùng là hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch. Quá trình đông cầm máu còn tham gia giữ toàn vẹn của mạch máu và tình trạng lỏng của máu.

Quá trình đông cầm máu là sự tác động lẫn nhau giữa ba thành phần cơ bản: thành mạch máu, tế bào máu và các protein huyết tương dưới hình thức các phản ứng men.

Các phản ứng men hoạt động theo yêu cầu và bị điều hoà bởi các yếu tố tác động ngược chiều gọi là các chất ức chế sinh lý khiến cho sự hoạt hoá đông máu chỉ khu trú ở nơi tổn thương.

Nhờ sự cân bằng sinh lý giữa hai hệ thông một bên là xu hướng làm đông, một bên là hạn chế đông làm cho máu luôn giữ ở dạng lỏng để lưu hành trong hệ tuần hoàn và duy trì sự sống. Mất sự cân bằng này sẽ dẫn đến hậu quả tắc mạch hoặc chảy máu.

2. Các yếu tố ảnh hưởng cơ chế đông máu

Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu:

I - Fibrinogen: Fibrinogen là huyết tương có trọng lượng phân tử là 340.000, hòa tan được. Yếu tố này có mặt trong huyết tương với nồng độ là từ 100-700mg/ 100mL. Đa số Fibrinogen được tạo ra ở gan, vì thế đối với những bệnh nhân bị bệnh gan thì lượng Fibrinogen giảm trong máu tuần hoàn, sự đông máu bị ngăn cản.

II- Prothrombin: Prothrombin là protein huyết tương có trọng lượng phân tử là 68.700, có mặt trong huyết tương với nồng độ là 15mg/100mL. Gan sản xuất Prothrombin liên tục, chính vì vậy nếu gan bị suy yếu, lượng prothrombin sẽ giảm, gây ức chế sự đông máu.

III- Thromboplastin mô: Yếu tố này tham gia vào cơ chế đông máu ngoại sinh, thay thế phospholipid tiểu cầu và các yếu tố huyết tương. Bên cạnh đó, thromboplastin còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn.

IV- Ca++: Quá trình đông máu không thể không có mặt của loại ion này.

V- Proaccelerin: Khi có nhiều ion Ca++ thì yếu tố này mất hoạt tính. Khi không có proaccelerin, người ta điều chế huyết tương bằng cách để lâu huyết tương lấy từ máu chống đông với oxalat.

VII- Proconvertin: Trọng lượng phân tử của yếu tố này là 60.000. Hoạt tính của yếu tố này trong huyết tương sẽ bị giữ lại trên màng lọc amiang;

VIII- Antihemophilic A: Để tổng hợp yếu tố này, phụ thuộc vào rất nhiều gen trong các nhiễm sắc thể khác nhau. Thường thì antihemophilic được tổng hợp chủ yếu từ gan, lá lách và hệ thống võng nội mô. Khi thiếu ion Ca++ thì yếu tố này mất hoạt tính. Đây là yếu tố chống huyết hữu B;

IX- Antihemophilic B: Chống huyết hữu A.

X- Stuart:Stuart có trong huyết tương, ở dưới dạng không hoạt động. Trong quá trình đông máu nội sinh có sự tham gia của yếu tố này. Khi cho thromboplastin mô vào quá trình đông máu ngoại sinh, sẽ không còn yếu tố stuart.

XI- Plasma Thromboplastin Antecedent (PTA): Quá trình khởi phát đông máu nội sinh không thể thiếu yếu tố PTA.

XII- Hageman: Động lực để tạo thành một loạt phản ứng dẫn đến đông máu là sự tiếp xúc giữa yếu tố XII với mặt trong mạch máu tổn thương cùng sự có mặt của phospholipid tiểu cầu. Bên cạnh chức năng hoạt hóa hệ đông máu, Hageman còn hoạt hóa hệ đông máu, hệ bổ thể và hệ chống đông.

XIII - Fibrin Stabilizing Factor ( FSF): yếu tố này có hoạt tính bền vững trong huyết tương, ổn định fibrin.

3. Cơ chế đông máu:

Cơ chế ngoại sinh

Khi mạch máu tổn thương, máu tiếp xúc với vị trí tổn thương. Mô ở vị trí tổn thương giải phóng ra yếu tố III (thromboplastin mô) và phospholipid. Yếu tố III, IV (calci) cùng yếu tố VII, và phosphlipid mô hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa cùng với yếu V, phospholipid mô và ion calci tạo thành phức hợp prothrombinase.

Cơ chế nội sinh

Đồng thời khi máu tiếp xúc với vị trí tổn thương sẽ làm hoạt hóa yếu tố XII và tiểu cầu làm giải phóng phospho lipid. Yếu tố XII hoạt hóa yếu tố XI và yếu tố XI hoạt hóa yếu tố IX. Yếu tố IX cùng với yếu tố VIII hoạt hóa, phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X, yếu tố V, cùng với phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 tạo nên phức hợp prothrombinase.

Hình thành nút tiểu cầu: để bịt kín các vết rách li ti trên thành mạch. Khi tiểu cầu tiếp xúc với sợi collagen dưới nội mạch tại vị trí mạch máu bị tổn thương, chúng phồng to lên, xù xì, đồng thời tiết ra các chất như Thromboxan A2 và ADP để hoạt hoá các tiểu cầu xung quanh tạo thành một nút tiểu cầu bịt kín vết rách.

Hình thành cục máu đông: gồm 3 giai đoạn:

+ Tiểu cầu giải phóng phospholipid, kết hợp cùng với một số yếu tố khác tạo thành phức hợp prothrombinase.

+ Phức hợp prothrombinase xúc tác quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.

+ Thrombin có tác dụng xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin.

+ Mạng lưới fibrin bắt giữ các tế bào máu hình thành nên cục máu đông bịt kín chỗ tổn thương lớn.

Bạn tham khảo

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư