Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tuổi thơ của tôi trôi qua thật êm đềm và đẹp đẽ, tôi sống trong những lời ru thân thương của mẹ của bà, nghe từng câu chuyện cổ tích lý thú, hấp dẫn mà đi vào giấc ngủ mơ màng. Mỗi một câu chuyện đều đem đến cho tôi những bài học hay và quý giá, từ Tấm Cám, Sọ Dừa, đến Sự tích Hồ Gươm, và Thạch Sanh cũng là một trong số những câu chuyện cổ tích đặc sắc gắn liền với tuổi thơ tôi.
Nhân vật Thạch Sanh có nhiều điểm tương đồng với các nhân vật chính trong các truyện cổ tích khác, là kiểu người thật thà tốt bụng, có một lai lịch bất thường, ở chàng hội tụ đủ các phẩm chất đẹp không chỉ về ngoại hình mà còn cả tâm hồn. Xuyên suốt câu chuyện là những tình tiết lý thú, gay cấn, thêm vào các yếu tố thần kỳ làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, hút người đọc. Đây là một câu chuyện khá dài, kể về cuộc đời của Thạch Sanh từ khi sinh ra cho đến khi đã thành gia lập thất, cuộc đời chàng gặp rất nhiều nguy khốn, nhưng may thay đều vượt qua được, cuối cùng có một cuộc sống viên mãn.
Kể về gốc gác của Thạch Sanh, ngay từ lúc ban đầu đã có nhiều sự lạ, bởi vốn dĩ chàng là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con của cặp vợ chồng hiếm muộn, nhưng ăn ở tốt. Người mẹ mang thai ròng rã mấy năm trời, đến nỗi khi người chồng lâm bệnh qua đời mà Thạch Sanh vẫn chưa chịu ra đời, đến khi chào đời vừa lớn khôn cậu đã phải chịu cuộc sống mồ côi cha mẹ. Tình cảnh hết sức khó khăn, nghèo túng, gia sản chỉ có túp lều và lưỡi rìu người cha để lại, tuy nhiên Thạch Sanh đã sớm tự lập, nối nghiệp của cha mẹ ngày ngày lên rừng kiếm củi. Ngọc Hoàng lại phái thiên thần xuống dạy cho các phép thần thông, từ đó Thạch Sanh trở thành người tinh thông võ nghệ, nhưng không vì thế mà sinh kiêu, chàng vẫn ngày ngày kiếm củi sống cuộc sống giản dị chân chất, không hề có ý bon chen. Sống ẩn dật và mang trong mình một sức mạnh phi thường, dự báo trước một cuộc đời vẻ vang với nhiều chiến công lừng lẫy của chàng về sau này.
Cuộc đời chàng bắt đầu rẽ sang hướng khác khi gặp Lý Thông, và kết nghĩa anh em. Thực chất Lý Thông chẳng phải hạng tốt lành gì, hắn chỉ nhắm vào sức khỏe phi thường của Thạch Sanh hòng lợi dụng chàng làm việc cho mẹ con hắn. Nhưng vốn thật thà, chất phác, lại sớm mồ côi cha mẹ, nay lại có người hỏi thăm, muốn kết nghĩa anh em, quả thật không gì hạnh phúc bằng nên Thạch Sanh đã nhận lời và dọn về cùng Lý Thông. Và tại nơi này Thạch Sanh đã chịu lần hãm hại đầu tiên, mà kẻ thủ phạm không ai khác chính là người anh em gian ác Lý Thông, hắn lợi dụng lòng tin của Thạch Sanh nhờ chàng đi canh miếu giùm, thực chất là đưa Thạch Sanh vào chỗ chết. Quả là một kẻ nham hiểm, xảo trá, sẵn sàng hy sinh mạng sống của anh em không từ thủ đoạn. Thạch Sanh vì tin tưởng anh, nên ra đi mà không hề biết có nguy hiểm phía trước, khi gặp xà tinh ban đầu chàng có hơi hoảng loạn, nhưng bằng sự gan dạ, dũng cảm và võ nghệ đã học được, Thạch Sanh cuối cùng cũng chiến thắng quái vật. Cây cung vàng chính là phần thưởng cho sự anh dũng, khi diệt quái thú của Thạch Sanh. Thạch Sanh đem đầu xà tinh về nhà, lúc này chàng vẫn không mảy may nghi ngờ người anh Lý Thông, cứ nghĩ mọi chuyện chỉ là trùng hợp. Mẹ con nhà Lý Thông, có tật giật mình nghe tiếng gõ cửa tưởng hồn Thạch Sanh hiện về, nhưng không ngờ lại thấy Thạch Sanh còn sống nguyên vẹn trở về, với bản tính tham lam, hám lợi Lý Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh hòng đuổi chàng đi, để chiếm hết công lao và thành Quận công. Còn Thạch Sanh vốn chất phác, càng không có suy nghĩ danh lợi lại lầm lũi trở về túp lều trước kia tiếp tục kiếm sống qua ngày.
Mạch truyện hấp dẫn hơn khi lần nữa Thạch Sanh dùng mũi tên bắn bị thương đại bàng bắt công chúa, và tìm thấy nơi ẩn nấp của nó. Lúc này tên Lý Thông vốn vô năng, không thể cứu được công chúa như lệnh của hoàng đế, bất ngờ gặp lại Thạch Sanh, và hắn lập tức lợi dụng chàng thêm lần nữa. Khi đã giải cứu được công chúa, để giành hết công lao và che giấu tội lỗi hắn từng gây ra, Lý Thông bèn lập kế lấp miệng hang hòng thủ tiêu Thạch Sanh, vô cùng tàn nhẫn và độc ác. Sau ba lần bị lừa, giờ đây cuối cùng Thạch Sanh cũng nhận ra bộ mặt thật của tên Lý Thông gian ác, đánh dấu bước chuyển biến mới trong tư duy của Thạch Sanh, biết phân biệt người tốt kẻ xấu, dự báo một ngày tàn của Lý Thông sẽ không còn xa nữa. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo nguy khốn, Thạch Sanh lại ra tay nghĩa hiệp cứu được thái tử của vua Thủy Tề và may mắn thoát khỏi hang động bị lấp kín đá. Với tâm hồn thanh bạch không màng danh lợi, vật chất, khi được biếu tặng nhiều vàng bạc Thạch Sanh không nhận và chỉ xin một cây đàn, rồi trở về gốc đa tiếp tục cuộc sống ẩn dật, chàng vẫn không có ý định trả thù tên Lý Thông, bởi sâu trong thâm tâm chàng là người lương thiện, sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện. Có một chi tiết rất lạ, là nàng công chúa sau khi được cứu về lại hóa câm, qua mạch truyện hẳn đây là tâm bệnh, có lẽ nàng quá căm tức trước hành động vô liêm sỉ của Lý Thông và thương xót cho Thạch Sanh mà thành ra như thế. Chi tiết này phần nào tố cáo Lý Thông và những tội ác, những lời gian dối hắn có nhiều nghi vấn, đây là nút thắt chính của câu chuyện, cũng là nút thắt hóa giải tất cả mọi việc.
Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương là dòng cảm xúc của người con khi về thăm mẹ. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc cảm nhận được về tình mẫu tử.
Vào một chiều mùa đông nọ, người con trở về thăm mẹ sau nhiều ngày xa cách. Căn bếp chưa lên khói, lúc này mẹ không có nhà. Một mình ngồi ngoài hiên nhà, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Trong căn nhà, bất cứ sự vật nào cũng đều có hình bóng của mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Chum tương đã được mẹ đậy cẩn thận. Chiếc nón, cái áo mà mẹ vẫn thường đội, thường mặc khi đi làm. Cả đàn gà mới nở, trái na trên cành đều do một tay mẹ chăm sóc chu đáo.
Đọc đến hai câu thơ cuối cùng, chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của người con dành cho mẹ. Người con thương mẹ một đời vất vả, nhọc nhằn và lúc nào cũng hy sinh cho con cái:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con. Một tình cảm chân thành xuất phát từ những điều thật giản dị.
Với “Về thăm mẹ”, Đinh Nam Khương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, thắm thiết. Đây là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ.
Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 2Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.
Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ.
Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |