LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau :
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông
(Phan Bội Châu)
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn bể,
Lại người có tội giữa năm châu.
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
(Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, nhiều tác giả, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào?
A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình”
B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”
C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng
D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp
Câu 3. Bài thơ được gieo vần gì?
A. Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách
Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?
A. 1 – 2 và 3 – 4
B. 3 – 4 và 5 – 6
C. 5 – 6 và 7 – 8
D. 1 – 2 và 7 – 8
Câu 5. Cụm từ “hào kiệt” chỉ những con người như thế nào?
A. Chỉ những người có người có tài năng, chí lớn khác thường.
B. Chỉ người hiền từ, phong thái ung dung, tự tin.
C. Chỉ người được vua yêu quý, kính trọng, tin dùng.
D. Chỉ những người lập được nhiều chiến công, anh dũng.
Câu 6. Hai câu thực nói lên cảnh ngộ nào của người chí sĩ cách mạng?
A. Cảnh sống tự do tự tại, hoà mình với thiên nhiên
B. Cảnh sống nhàn nhã, tự do tự tại
C. Cảnh nước mất nhà tan, phải sống lưu vong nơi xa lạ, lại bị tù tội.
D. Cảnh sống giản dị, thanh đạm, tự tại.
Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung của văn bản?
A. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
B. Bài thơ sử dụng thành công thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với phép đối chặt chẽ, giọng thơ hào hùng có sức lôi cuốn, có sự vui đùa hóm hỉnh nhưng vẫn đầy hào khí anh hùng.
C. Bài thơ thể hiện khí phách anh hùng thể hiện ở niềm tin bất diệt vào sự nghiệp bản thân đang theo đuổi, đó cũng là ý chí theo đuổi đến cùng sự nghiệp.
D. Bài thơ đã dựng lên hình ảnh người anh hùng tràn đầy khí phách đang hành đạo để cứu nước, ý chí theo đuổi sự nghiệp.
 
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Những phẩm chất cao đẹp của người chí sĩ yêu nước được thể hiện qua văn bản?
Câu 9. Từ bài thơ, anh/ chị rút ra được bài học gì?
Câu 10. Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong văn bản là sống có lí tưởng. Theo anh/chị mỗi người chúng ta có cần sống có lí tưởng không? Vì sao?
0 trả lời
Hỏi chi tiết
113

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư