LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuận lợi và khó khăn của khoa học và công nghệ VN

Thuận lợi và khó khăn của khoa học và công nghệ VN
1 trả lời
Hỏi chi tiết
133
0
1
Trần Manchester ...
11/01/2023 20:06:20
+5đ tặng
Những khó khăn
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết, nên yếu tố rủi ro lớn. Đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn và kéo dài trong khi điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai chưa thực sự thuận lợi, điều này dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư sợ rủi ro. Mặt khác, chi phí đầu tư cho sản xuất lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao, gây khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường.

 Việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức sản xuất và trình độ nhất định. Trong khi đó, hiên nay lao động trẻ có trình độ văn hóa nhất định dễ tiếp thu các tiến bộ khoa học và công nghệ thì thường ra thành phố làm việc, còn lại lao động nông thôn chủ yếu là người già và phụ nữ lớn tuổi. Chính vì vậy, việc tiếp thu các kiến thức, quy trình công nghệ mới còn hạn chế.

Thị trường tiêu thụ đầu ra của sản phẩm nông nghiệp không ổn định, xu hướng biến động giảm lớn nên người nông dân rất khó khăn trong ứng dụng KHCN vào sản xuất, nhất là sản xuất quy mô hàng hóa.

Định hướng

          Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng. Mặt khác, tình hình biến đổi khí hậu thất thường đã và đang tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp; vì vậy trong thời gian đến định hướng ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp của Quảng Nam tập trung vào một số nội dung sau:

Tăng cường đầu tư KHCN để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo ra sản phẩm hàng hóa và ổn định; đồng thời bảo tồn và phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của địa phương.

 Đổi mới tư duy về các hoạt động KHCN phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo hướng từ sản xuất nông hộ nhỏ lẻ sang sản xuất, kinh doanh tập trung quy mô lớn gắn với tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chọn tạo, cải tiến giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi, giống thủy sản, tập trung vào các đối tượng trọng điểm, chủ lực và phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 Đẩy mạnh các mô hình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN theo chuỗi giá trị; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và giữ vai trò trọng tâm giải quyết khâu vốn, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, người nông dân là chủ thể của sản xuất gắn kết với doanh nghiệp, đảm bảo kết nối quá trình sản xuất với thị trường tiêu thụ.

Tiếp tục  ứng dụng các tiến bộ KHCN để chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; ưu tiên đầu tư đúng mức cho công tác KHCN gắn với chuyển giao, định hướng cho người dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường nhằm ổn định khâu tiêu thụ, tăng thu nhập trên một đơn vị sản phẩm và tăng hiệu qủa sử dụng đất.

Tăng cường cơ chế chính sách hỗ trợ các mô hình ứng dụng quy trình sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, các quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và an toàn với môi trường.

Đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số cần quan tâm đến các chương trình nâng cao trình độ sản xuất, áp dụng tiến bộ KHCN cho nông dân; kết hợp tổ chức tập huấn và xây dựng các mô hình trình diễn nhằm chuyển giao kỹ thuật canh tác đơn giản cho nông dân, từng bước nâng cao trình độ thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc đảm bảo ATSH và VSMT, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm, sâu bệnh hại cây trồng…

 Ưu tiên các đề tài ứng dụng , dự án liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng các công nghệ, thiết bị chế biến sâu, công nghệ, thiết bị sản xuất thực phẩm chức năng, nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ lương thực, rau quả và các chế phẩm, phụ phẩm sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 11 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư