Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận 10 câu thơ giữa bài “Đồng chí”


Cảm nhận 10 câu thơ giữa bài “Đồng chí”
3 trả lời
Hỏi chi tiết
153
1
1
thảo
18/05/2023 19:49:02
+5đ tặng

Chiến tranh gây ra cho chúng ta nhiều mất mát đau thương về người, của và cả tinh thần. Nhưng cũng tại những trận địa khốc liệt chỉ có khói bom đạn, máu đỏ tươi, những bông hoa đẹp nhất về tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc vẫn vươn mình nở rộ. Nhà thơ Chính Hữu - ngòi bút trẻ tiêu biểu cho văn học chống Pháp thời kỳ đầu - đã sáng tác nên tác phẩm “Đồng chí” trong thời gian tham gia chiến đấu tại chiến dịch Việt Bắc 1947.

Bài thơ được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, bài thơ đã đi qua hành trình hơn nửa thế kỷ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu. Mười câu giữa bài thơ gửi gắm đến độc giả những biểu hiện chân thành và sức mạnh mà tình đồng chí, đồng đội mang lại.

Họ là những con người xuất thân từ khắp mọi miền quê trên đất nước Việt Nam, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc bỏ lại gia đình, quê hương tham gia chiến trận. Những người chiến sỹ đó đều giống nhau ở xuất thân là nông dân nghèo và giống nhau ở tình yêu thương đất nước. Họ gắn bó với nhau, san sẻ khó khăn, tâm sự nỗi nhớ nhà trong mỗi lần cùng làm nhiệm vụ. Cứ như thế, tình đồng chí ngày càng gắn kết hơn, dần trở thành tri kỉ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Rét run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Đoạn thơ chỉ vỏn vẹn 10 câu ngắn gọn nhưng lại khiến độc giả cảm động trước tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Phải tin tưởng, thân thiết biết bao nhiêu mới có thể kể nhau nghe về nỗi lòng mình. “Anh” và “tôi” là tri âm, tri kỷ của nhau, nhờ kể về hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của nhau mà thêm thấu hiểu.

Thì ra, anh và tôi đều đồng điệu tâm hồn, đều gác lại chuyện cá nhân để giúp sức công cuộc lớn của Tổ quốc. Hình ảnh “ruộng nương… gửi bạn thân cày”, “gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” gợi nên sự vắng vẻ, thiếu thốn khi gia đình vắng người trụ cột. Thế nhưng, người lính đó đã quyết tâm, khẳng khái “mặc kệ” hết mọi thứ để cống hiến.

Dàn ý so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí

Ở nhà, có những người vẫn luôn mong ngóng người lính sớm thắng trận trở về. Hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hóa, “giếng nước gốc đa” ở đây là chủ thể trữ tình của câu thơ, dùng để chỉ về gia đình, làng xóm, những hậu phương vững chắc nhất. Họ cũng chính là động lực để người chiến sĩ nỗ lực nhiều hơn nữa. Và trong tim mỗi người chiến sỹ vô cùng nhớ đến gia đình mình. Bởi vậy nên họ nương tựa vào nhau, thông cảm cho hoàn cảnh chung ấy, cùng nhau cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Cảm nhận về 10 câu giữa bài đồng chí, ta thấy bằng bút pháp hiện thực, người đọc còn được cảm nhận một cách chân thực những vất vả, đau đớn mà người lớn phải gánh chịu. Họ phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khốc liệt, khó khăn, sống trong núi rừng rậm rạp.

Những đêm canh gác, gió lạnh như cắt vào da thịt. Không chỉ vậy, rừng rậm nhiệt đới Việt Nam nổi tiếng với căn bệnh sốt rét. Nó hành hạ người chiến sỹ cả về thể xác lẫn tinh thần “rét run người, vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh đối lập “rét run”, “ướt mồ hôi” như khắc họa một cách chân thực hơn nữa vất vả mà người lính phải gánh chịu. Chính nhà thơ Quang Dũng cũng nhói lòng nhắc về hình tượng người lính đang mắc phải căn bệnh sốt rét trong bài thơ “Tây Tiến”:

“Tây Tiến người đi không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Chỉ như vậy thôi cũng đủ để hiểu, người lính phải gian khổ ra sao. Rất may mắn là ở đây, họ còn có bàn tay đồng đội thăm nom, chăm sóc.

Quân đội ta ngày xưa thiếu thốn về vật chất đủ điều, những vật dụng cơ bản nhất như tấm áo, đôi giày cũng không đầy đủ. Hình ảnh “áo anh rách vai”, “quần tôi có nhiều mảnh vá” là hình ảnh sóng đôi, vừa lột tả sự khó khăn, thiếu thốn, vừa thấy được sự gắn bó keo sơn của cả hai. Hai hình tượng thơ bổ sung cho nhau rồi hòa lại làm một. Tình đồng chí cũng không là tình cảm trữ tình tượng trưng nữa mà hiện hữu thành mảnh vá, cái áo, cái quần.

Cảm nhận về 10 câu giữa bài đồng chí ta thấy dẫu vất vả, cơ cực là thế, cái miệng cười buốt giá trong đêm đen gợi cho người đọc nhiều suy tư. Dường như người lính ấy đã được truyền cho thứ tình cảm, động lực ấm áp, nụ cười tuy cảm nhận được sự giá buốt của cái lạnh, cũng là đang gửi gắm một nguồn động lực lớn lao. Đây cũng chính là biểu trưng cho tinh thần lạc quan, yêu đời đập tan mọi mệt nhọc. Những người lính chỉ cần thương lấy nhau, đoàn kết, nương tựa vào nhau “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. một chiếc siết tay mạnh mẽ vừa là lời chúc, lời cảm ơn đồng thời nhằm truyền động lực cho nhau.

Ngòi bút hiện thực mới mẻ, hình ảnh thơ độc đáo, nhịp điệu nhẹ nhàng mang lại cho độc giả sự lay động trước tình cảm những chiến sĩ dành cho nhau. Có lẽ, trải qua càng nhiều lần như thế, họ càng gắn bó, thương yêu và đồng hành với nhau trên chặng đường phía trước, môi luôn nở nụ cười,

Không chỉ ở thời chiến mới có những tình cảm tri kỷ đẹp, chân thành như vậy. Ngay cả ở thời đại ngày nay, chúng ta cần biết trân trọng những người bạn đã luôn đồng hành, sát cánh với mình vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài “Đồng chí” hy vọng sẽ truyền đến bạn nguồn cảm hứng bất tận để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp bên cạnh mình!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hiển
18/05/2023 20:38:42
+4đ tặng
Mười câu thơ giữa bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu nói về những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đối với một người nông dân thì "ruộng nương" và "gian nhà" là tài sản quý giá nhất nhưng họ vẫn "gửi bạn thân", "mặc kệ gió lung lay" để quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn. Cụm từ "mặc kệ" vốn là để chỉ thái độ, vô trách nhiệm nhưng ở đây lại dùng để chỉ thái độ quyết tâm, dứt khoát. Tuy nhiên dù nói là "mặc kệ" nhưng họ vẫn luôn nghĩ đến, hướng về, lo lắng về nó. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ trong hình ảnh "giếng nước gốc đa" để thể hiện nỗi nhớ hai chiều của người lính đối với người thân của họ và ngược lại. Họ có cùng tâm tư, nỗi lòng thầm kín nên họ sẵn sàng chia sẻ cho nhau và điều đó càng khiến họ trở thành một đôi tri kỉ. Vì đã trở thành một đôi tri kỉ nên họ sẵn sàng chia sẻ cho nhau những thiếu thốn vật chất. Nghệ thuật sóng đôi được tác giả sử dụng để kể về việc họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn thuốc thang những lúc ốm đau, quân tư trang trong những lúc thời tiết khắc nghiệt và làm những nhiệm vụ nguy hiểm. Câu thơ "miệng cười buốt giá" diễn tả sự khắc nghiệt của thời tiết và nó cũng diễn tả tinh thần lạc quan của người lính trước những khó khăn đó. Dù là đang trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khắc nghiệt nhưng họ vẫn "thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Hình ảnh "tay nắm lấy bàn tay" thể hiện sức mạnh vô cùng cao cả, thiêng liêng nó giúp cho người chiến sĩ ấm hơn trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc. Tóm lại, mười câu thơ giữa bài thơ "Đồng chí" nói về những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
1
0
Phuong
19/05/2023 07:56:29
+3đ tặng

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tình đồng đội thân thương, cao cả của những người chiến sĩ trong thời kỳ chiến tranh gian khổ. Bài thơ đã nói lên một cách thật giản dị mà sâu sắc về chủ đề này, về sự gần gũi thắm thiết của những người lính xuất thân từ một gia đình nông dân. Đoạn thơ sau là một biểu hiện đặc sắc của tình bạn - tình đồng chí cao cả này:

"... Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Căn nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có nhiều mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"

Có lẽ từ "đồng chí" đã trở nên phổ biến hơn ở nước ta từ khi phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp do giai cấp vô sản lãnh đạo. Nghĩa của từ "đồng chí" theo từ điển tiếng Việt chính là người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau. Nhưng ở bài "Đồng chí" thì mối quan hệ giữa "anh" và "tôi" không hề khô khan, không mang sắc thái trí tuệ như cách hiểu ở trên. Ở đây, bản chất của tình đồng chí là tình người sâu sắc. Đồng chí đó là sự thấu hiểu sâu sắc những tâm tư, tình cảm thầm kín của nhau.

Tình đồng chí đó chính là thể hiện ở chuyện ốm đau, bệnh tật :

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

Nó cũng thể hiện chính trong sự thiếu thốn về những trang phục tối thiểu:

"Áo anh rách vai

Quần tôi có nhiều mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày."

Thơ Chính Hữu được cho là cô đọng cảm xúc. Đây là những ví dụ sống động cho nhận định đó. Hình ảnh thơ được trình bày rất hiện thực, nhưng cô đọng và gợi cảm. Chỉ vài câu ngắn gọn thôi nhưng người ta thấy được cả một hình ảnh người lính thời chống Pháp. Mọi người dường như đang trải qua một cơn sốt rét kinh hoàng, thuốc men thì thiếu thốn. Chỉ có điều sự thiếu thốn và những khó khăn đó giảm đi rất nhiều, và mọi người có thể vượt qua tất cả, bởi vì có tình người ấm áp giữa các đồng chí. Tình cảm đó được xây dựng trên hành trình đồng cam cộng khổ của những người cùng chung một chí hướng. Phép đối lập "áo anh", "quần tôi" không được dùng để thể hiện sự tương phản mà để nhấn mạnh sự hòa hợp của nhiều người, của những người chiến sĩ cách mạng. Tác giả đã xây dựng các cặp câu đối nhau. Điều đáng chú ý là người lính luôn nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, từ "anh" luôn xuất hiện trước từ "tôi". Phải chăng câu nói này thể hiện cái đẹp ở chỗ thương người như thương thân, coi trọng người khác hơn mình. Chính tình bạn đã sưởi ấm trái tim của những người lính để họ vẫn cười trong giá lạnh và vươn lên trên cái khổ cực, vất vả của thời chiến. Chỉ ở những nơi khó khăn, thiếu thốn đủ điều như vậy, chúng ta mới tìm thấy tình người đích thực.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo