LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1 trả lời
Hỏi chi tiết
91
1
0
Nguyễn Khiem
27/05/2023 15:01:12

âu 1:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là câu chuyện ngụ ngôn, trong đó các nhân vật không phải là con người mà là các loài động vật nhỏ bé. Câu chuyện được sử dụng để truyền đạt một thông điệp sâu sắc về sự độc lập và tự chủ của con người.

Câu 2:
Phép liên kết hình thức trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bỏ chứng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” là liên kết hỏi.

Câu 3:
Câu nói của ốc sên mẹ “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta” mang ý nghĩa rằng con người không nên phụ thuộc vào bất cứ điều gì khác ngoài bản thân mình. Chúng ta cần tự tin và tự lực để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Câu 4:
Bài học mà em nhận được từ câu chuyện trên là sự quan trọng của sự độc lập và tự chủ trong cuộc sống. Chúng ta không nên phụ thuộc vào bất cứ điều gì khác ngoài bản thân mình. Chúng ta cần tự tin và tự lực để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Câu 1:
Tình yêu thương là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống của con người. Nó có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, xóa tan những căng thẳng và mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Tình yêu thương không chỉ giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc mà còn giúp chúng ta trở thành những người tốt hơn. Khi ta yêu thương người khác, ta sẽ trở nên nhân từ và đồng cảm hơn. Điều này giúp chúng ta xây dựng được một cộng đồng tốt đẹp                                                  

âu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu chuyện trên là: Tự sự.

Câu 2: Phép tu từ cơ bản đc người viết sử dụng trong văn bản trên là nhân hóa.

Câu 3: Một câu văn có sử dụng thành phần phụ chú là:

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

Hoặc: "Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta"

Câu 4: Phép liên kết về hình thức trong đoạn trích dưới đây là:

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

Phép liên kết về hình thức:

  • phép lặp - "chị sâu róm", "chị ấy"
  • phép nối: "vì"

Câu 5: "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta." có thể hiểu chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý những gì đang có, không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình.

Câu 6: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là: Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo. Mình có thể thiệt thòi ở đây thì sẽ nhận được may mắn ở chỗ khác và ngược lại. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có. Dựa vào bản thân để vươn lên luôn mang lại cho bản thân cảm giác an toàn.Nghị luận xã hội 200 chữ về sức mạnh của lòng yêu thương - Bài làm 1

Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu đi tình yêu thương? Có bao giờ bạn tự hỏi như vậy. Chúng ta ai cũng biết tình yêu thương có vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn đối với con người từ bao đời này. Vậy thế nào là tình yêu thương? Tình yêu thương là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Từ đó có những hành động thiết thực để giúp đỡ, san sẻ với những người trong hoàn cảnh khó khăn đó. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Một xã hội ngập tràn tình yêu thương thì đó là một xã hội bình đẳng, văn minh, bác ái. Khi lòng yêu thương trở thành chuẩn mực của xã hội thì cái ác sẽ bị đẩy lùi, ngọn lửa tình cảm sẽ ấm áp thắp lên trong mỗi căn nhà bình dị. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nếu thiếu tình yêu thương cuộc sống con người sẽ trở nên trống rỗng, cằn cỗi, tâm hồn con người bị xơ cứng, ích kỉ, hẹp hòi, chỉ lo đến quyền lợi cá nhân, thờ ơ vô cảm trước nỗi đau bất hạnh của người khác. Bản thân chúng ta là một người học sinh hãy thể hiện tình yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với những người xung quanh, sẵn sàng cho đi, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động thiện nguyện để giúp đời, giúp người. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy sống yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh để thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn vì không còn gì tuyệt vời hơn khi được sống trong một xã hội tràn ngập tình yêu thương.Phân tích 3 khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Bỏ qua những khó khăn, vất vả, những người lính Trường Sơn đã kết bạn với nhau trên đường đi chiến đấu, tiếp cho nhau thêm sức mạnh tiến tới. Ba khổ thơ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã đề cao tinh thần đoàn kết cao đẹp của người lính cụ Hồ. Chính sức mạnh của họ đã đưa kháng chiến tới thắng lợi.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tiêu biểu cho hồn thơ Phạm Tiến Duật trong “Vầng trăng – Quầng lửa”. Đây là đoạn cuối bài thơ ghi lại cảnh trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính, ca ngợi tình đồng đội và lí tưởng chiến đấu cao cả của những chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh.

Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá nặng nề hơn, họ lại gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi tạo thành một “tiểu đội xe không kính”

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới.
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Con đường giải phóng miền Nam là con đường đi tới chính nghĩa, họ càng đi càng có thêm nhiều bạn: “Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới”. Họ có thể “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” mà không cần mở cửa xe, thoải mái, tự hào và thắm tình đồng đội. Cũng là cái nắm tay, cái bắt tay của người lính nhưng mỗi thời một khác. Anh Vệ quốc quân trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp:

Miệng cười buốt giá
Thương nhau nắm lấy bàn tay.

Chỉ một cái bắt tay cũng ấm lòng, đủ động viên nhau, cảm thông với nhau. Cái bắt tay thay cho lời nói. Chỉ có những người lính, những chiếc xe thời chống Mĩ mới có thể có những cái bắt tay ấy. Cái bắt tay truyền cho nhau cả tâm hồn, tình cảm. Tình cảm ấy thắm thiết như ruột thịt, như anh em trong gia đình. “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời – Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” – một cách định nghĩa về gia đình thật lạ, thật tếu hóm và tình cảm thật sâu nặng, thiêng liêng giúp con người xích lại gần nhau trong những cái chung: chung bát, chung đĩa, nắm cơm, bếp lửa, chung hoàn cảnh, chung con đường với vô vàn thách thức nguy hiểm phía trước. Khi hành quân các anh động viên, chào hỏi nhau trong cảnh ngộ độc đáo, những sinh hoạt, nghỉ ngơi thật ngắn ngủi, cái ăn, giấc ngủ thật giản dị, gian khổ nhưng tâm hồn người lính thật vui tươi, lạc quan, có cái gì xao xuyến: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”. “Chông chênh” gì thì chông chênh nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực vẫn vững vàng, kiên định, vượt lên tất cả. Chính mình đồng đội đã tiếp cho họ sức mạnh để tâm hồn họ phơi phới lạc quan.

Tình cảm gia đình người lính thật bình dị, ấm áp, thân thương tạo nên sức mạnh, nâng bước chân người lính, để rồi các anh lại tiếp tục hành quân: “Lại đi lại đi trời xanh thêm”. Điệp ngữ “lại đi” diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh “trời xanh thêm” là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chan chứa hi vọng; “lại đi” là đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong tâm hồn họ, trời như xanh thêm, chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt.

Khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đối lập, bất ngờ, sâu sắc, đối lập giữa 2 phương diện vật chất và tinh thần, giữa vẻ bên ngoài và bên trong của chiếc xe. Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không có kính, bị bom Mỹ làm cho biến dạng đến trần bụi:

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước

Điệp từ “không có” được nhắc lại ba lần nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe, còn cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Những chiếc xe đầy thương tích, chiến tích: không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước,… Chiếc xe mang tầm vóc của những anh hùng lẫm liệt, vô danh đã nguyện hi sinh cả cuộc đời mình vì độc lập, tự do cho dân tộc, những anh hùng không tên ấy kiên quyết hi sinh đến phút cuối cùng. Ay vậy mà những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích đó lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Mọi thứ của xe có thể không còn nguyên vẹn, chỉ cần nguyên vẹn trái tim người lính – trái tim hướng về miền Nam ruột thịt thì xe vẫn chạy. Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần, ý chí chiến đấu của người lính. Đối lập với những cái “không có” ở trên, chỉ có một cái “có” duy nhất đó là có “trái tim”. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Bởi vì trong những chiếc xe đó lại nguyên vẹn một trái tim dũng cảm. Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ mãi đến muôn thế hệ mai sau. Nhà văn đã tô đậm những cái “không” để làm nổi bật cái “có” – nổi bật chân lí của thời đại: bom đạn, chiến tranh có thể làm méo mó những chiếc xe, huỷ hoại những giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gãy được những giá trị tinh thần cao đẹp… để rồi một nước nhỏ như Việt Nam đã chiến thắng một cường quốc lớn.

Như vậy, qua ba khổ thơ cuối bài thơ đã cho ta thấy tinh thần đấu tranh kiên cường, dũng cảm của những người lính. Họ chiến đấu bằng tất cả lòng nhiệt huyết và niềm tin của mình vào tương lai tươi sáng, họ luôn hướng tới miền Nam phía trước. Đây là tấm gương sáng cho giới trẻ mọi thế hệ noi theo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư