Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong tác phẩm, nội dung cơ bản của khái niệm ý thức xã hội được thể hiện rõ ở luận điểm “ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức”(1). Trước khi rút ra kết luận này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải thích rõ về quan hệ giữa những ý niệm, quan niệm của con người với hoạt động vật chất của họ: “... những quan niệm, tư duy, sự giao tiếp tinh thần của con người xuất hiện ra còn là sản phẩm trực tiếp của các quan hệ vật chất của họ. Đối với sự sản xuất tinh thần, đúng như nó biểu hiện trong ngôn ngữ của chính trị, của luật pháp, của đạo đức, của tôn giáo, của siêu hình học, v.v.. trong một dân tộc thì cũng thế”(2). Những luận điểm này khẳng định, ý thức xã hội là sản phẩm của tồn tại xã hội. Ý thức xã hội bắt nguồn từ tồn tại xã hội, hình thành do nhu cầu của tồn tại xã hội, và đặc biệt, là kết quả tất yếu của hoạt động vật chất có tính xã hội của con người và cũng đáp ứng yêu cầu của tồn tại xã hội một cách tất yếu.
Cùng với khái niệm ý thức xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng bàn đến khái niệm tồn tại xã hội. Theo các nhà kinh điển, tồn tại xã hội là quá trình đời sống hiện thực của con người. Đó là quá trình hoạt động, sinh sống vật chất của các cá nhân cùng với những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ. Trong toàn bộ sinh hoạt hiện thực của con người, trước hết các ông nói đến vị trí, vai trò quan trọng quyết định của sản xuất vật chất, đặc biệt là sự sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt. C.Mác và Ph.Ănghen viết: “Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”(3).
Tiếp thu tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, đồng thời trên cơ sở thực tiễn của thời đại và thực tế ở Nga, V.I.Lênin đã phát triển và khái quát thêm nhiều nội dung mới và cụ thể hơn về vấn đề nguồn gốc, bản chất của ý thức xã hội. Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, sau khi phê phán quan điểm sai lầm của Bôgđanốp khi ông ta cho rằng tồn tại xã hội và ý thức xã hội là đồng nhất. V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội không phải là đồng nhất, cũng như nói chung, tồn tại và ý thức không phải là đồng nhất. Con người, khi liên hệ với nhau, đều xử sự với tư cách là những sinh vật có ý thức, nhưng hoàn toàn không thể do đó mà kết luận rằng ý thức xã hội là đồng nhất với tồn tại xã hội”(4). Theo V.I.Lênin, “Trong tất cả những hình thái xã hội ít nhiều phức tạp, và nhất là trong hình thái xã hội tư bản, con người, khi liên hệ với nhau, đều không có ý thức về những mối quan hệ xã hội giữa họ với nhau, hoặc về những quy luật chi phối sự phát triển của những mối quan hệ ấy, v.v.[...] Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đó là học thuyết của Mác. Hình ảnh có thể phản ánh vật thể một cách gần đúng, nhưng ở đây mà nói về sự đồng nhất thì vô lý”(5) và ông đi đến kết luận: “Nói chung, ý thức phản ánh tồn tại, đó là một nguyên lý chung của toàn bộ chủ nghĩa duy vật, và không thể không nhìn thấy mối liên hệ trực tiếp và mật thiết giữa nguyên lý ấy với nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội”(6).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |