Bài thơ "đi đường" được trích trong tập “ Nhật kí trong tù” được Bác sáng tác lúc đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc. Đi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lý con đường đời, đường cách mạng : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới chiến thắng vẻ vang. Bài thơ được khơi nguồn từ những lần chuyển giao đầy khó khăn gian khổ. Câu thơ đầu: "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan" đây là một câu thơ giản dị gợi sự khái quát sâu xa về nghệ thuật điệp từ "tẩu lộ" nhấn mạnh việc đi đường gian lao của Bác, mang nặng cảm xúc, ý nghĩa sâu xa vượt ra ngoài việc đi bộ đường núi. Đó là con đường cách mạng, đường đời chất đầy những chông gai hiểm trở. Bác đã sử dụng điệp từ "trùng san" và "hựu" ở câu thơ thứ hai, làm nổi bật hình ảnh thơ, nhấn mạnh khó khăn, gian khổ mà một người tù phải đối mặt, làm sâu sắc ý thơ. Với ý chí sự kiên trì và bản lĩnh phi thường trong câu thơ thứ ba được nêu " trùng san đăng đáo cao phong hậu" người đi đường - người chiến sĩ cách mạng đã vượt qua những trắc trở để tìm tới vạch dích của sự chiến thắng. Và câu thơ cuối cùng đã tả thực tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh của vị chủ tịch nước Hồ Chí Minh vĩ đại.Qua bài thơ đi đường đã mang đến cho người đọc về triết lí: nếu "bền lòng vững chí" tự tin, bản lĩnh thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả những trở ngại trên đường đời và em cũng đã rút ra được bài học sâu sắc rằng: Những khó khăn, vất vả, thử thách, hiểm nguy chính là thước đo giá trị con người trong chặng hành trình đi tìm kiếm lí tưởng cho mình. Cần phải nỗ lực, chịu vất vả gian lao mới tìm đến đích đến thành công vang dội cũng như người chiến sĩ đã đổ biết bao sương máu và quyết tâm để vượt qua gian lao tới cách mạng vẻ vang. Hãy luôn vững vàng, kiên định trước mọi thử thách trong cuộc sống để hướng tới thành công trong tương lai như bài thơ đi m đến chúng ta.