Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ rằm tháng giêng " Rằm xuân lồng lộng trăng soi...Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền" ngắn gọn nhất

Phân tích bài thơ rằm tháng giêng:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi  
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
ngắn gọn nhất
2 trả lời
Hỏi chi tiết
502
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Rằm tháng giêng" miêu tả cảnh đêm rằm tháng giêng trong không khí xuân. Trăng lồng lộng chiếu sáng, sông xuân nước lẫn màu trời tạo nên không gian thêm xuân. Trong cuộc sống bận rộn, giữa dòng bàn bạc việc quân, khi đêm khuya về, trăng ngân đầy thuyền, tạo nên một cảnh tượng đẹp và thơ mộng.
1
1
Bảo Anh
14/08/2023 19:47:07
+5đ tặng

Xong việc kiểm tra khi ra về trời đã khuya, trăng rằm tỏa sáng vằng vặc trên bầu trời. Khung cảnh thiên nhiên thật nên thơ, chuyện quân sự đã bàn xong, có thể thanh thản ngắm cảnh đẹp trong đêm trăng. Mọi người đề nghị Bác làm thơ. Bác không từ chối và đọc một bài thơ tứ tuyệt chữ Hán lấy tựa đề là nguyên tiêu, vì Nguyên tiêu là đêm trăng rằm tháng riêng. Tháng riêng có nhiều lễ hội, nhưng rằm tháng riêng có ý nghĩa quan trọng. Với làng quê đây là ngày dân làng đang nghỉ ngơi, đi trẩy hội các đền chùa, tổ chức có trò vui.


Trăng rằm tỏa sáng trong không khí hơi se lạnh, nhưng ấm áp của ngày xuân. Bác Hồ đọc bài thơ ngân vang giữa dòng sông đầy ánh trăng của núi rừng Việt Bắc gió ngàn.

Bài thơ nhe sau:


Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên

Yên bá thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền.


Mọi người thưởng thức chất nhạc trong thơ nhưng chưa thể hiểu hết ý nghĩa, nên Bác bảo: “có Xuân Thủy, Xuân Thủy dịch đi”. Xuân Thủy vâng lời Bác đã dịch nhanh và đọc cho mọi người trên thuyền cùng nghe:


Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn mầu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.


Bác Hồ khen Xuân Thủy dịch lưu loát, nhưng thiếu của Bác một chữ xuân. Đúng là ở câu thứ hai: Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên; được dịch là: Sông xuân nước lẫn mầu trời thêm xuân. Vẫn thiếu một chữ xuân.


Từ nhận xét của Bác làm cho nhà thơ Xuân Thủy băn khoăn, tìm cách dịch cho đủ ý, đủ câu chữ. Xuân Thủy dịch thêm lần thứ hai:


Rằm xuân vằng vặc trăng soi

Xuân sông, xuân nước, xuân trời đẹp thay

Việc quân bàn giữa sương dầy

Khuya về bát ngát thuyền đầy ánh trăng.


và dịch lần thứ ba:


Rằm tháng riêng trăng tròn vành vạnh

Hòa sông xuân, nước xuân, trời xuân

Nơi khói sóng luận bàn quân sự

Khuya thuyền về bát ngát trăng ngân.


Nhìn chung ba bản dịch đều hay, tác giả cố gắng theo thể thất ngôn tứ tuyệt phù hợp với nguyên tắc, có đặc điểm và giá trị riêng.


Khi nghiên cứu về bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các ý kiến tinh tế. Riêng đối với giáo sư Hà Minh Đức luận bàn nhiều hơn về bài dịch đầu: Rằm xuân lồng lộng trăng soi. Câu thơ đẹp nói được không gian cổ kính và linh thiêng của căn cứ Việt Bắc. Hai chữ “lồng lộng” hàm ý đó. Lồng lộng nói lên không gian rộng lớn, không u tịch, nặng nề mà bát ngát nên thơ.


Ở bản dịch thứ hai câu thơ đầu được dịch sút kém hơn. Rằm xuân vằng vặc trăng soi. Hai chữ vằng vặc vốn được dùng trong tục ngữ ca dao. Lồng lộng là từ ngữ có phần hiện đại hơn.


Câu thứ ba: Giữa dòng bàn bạc việc quân. Câu thơ dịch hay nhưng chưa thật sát với ý trong nguyên bản. “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” Hai chữ “thâm xứ” chưa được diễn tả đầy đủ. Cũng vì thế nhà nghiên cứu giáo sư Hoàng Xuân Nhị đã nói một cách ý nhị: Câu thơ còn thiếu cảnh giác, khi miêu tả việc quân giữa dòng trong không gian kín đáo. Bản dịch thứ hai đã dịch sát hơn với nguyên bản: Việc quân bàn giữa sương dầy. Câu thơ thứ tư của bản dịch đầu gây ấn tượng đẹp về ý nghĩa và ngôn từ ngân vang “khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.


Bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ là bài thơ ra trận, với những cảm hứng hào hùng mà kín đáo. Vầng trăng về khuya đẹp, nhưng không buồn mà chứa chan cảm hứng chữ tình hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.


Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.


Một bản dịch sát đúng với nguyên bản rất đẹp. Đó là bài thơ hay của Bác Hồ và là sự đóng góp nhỏ của nhà thơ Xuân Thủy trong việc dịch thơ Bác.


Từ đó Ngày Tết Nguyên tiêu được Hội Thơ Đường Việt Nam chọn làm Ngày thơ Việt Nam

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Tiến Dũng
14/08/2023 19:49:54
+4đ tặng

Rằm tháng giêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng. Đồng thời, Bác còn gửi gắm tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng yêu nước sâu sắc.

Hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc được Bác khắc họa trong một đêm trăng:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,”

(Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất)

Nhưng không phải là một đêm trăng bình thường, mà là đêm rằm tháng giêng. Trăng lúc này đang ở độ đẹp nhất - “nguyệt chính viên” (trăng đúng lúc tròn nhất). Mọi vật tại nơi đây đều nhuốm màu của ánh trăng.

“Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên;”

(Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân)

Bác đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ - từ “xuân” được nhắc lại ba lần nhằm nhấn mạnh vào sức sống và sắc xuân đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Từ “tiếp” gợi ra cho người đọc cảm nhận rằng dường như trời và đất đang giao hòa gặp gỡ nhau bởi sắc xuân rực rỡ. Hai câu thơ mở đầu đã khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đầy chân thực, sống động.

Trong bức tranh đó, con người xuất hiện với tư cách là chủ thể trữ tình:

“Yên ba thâm sứ đàm quân sự,”

(Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân)

Đặt vào hoàn cảnh lúc bây giờ, mọi hoạt động cách mạng đều phải diễn ra một cách thầm lặng và kín đáo. Bởi vậy mà Bác Hồ cùng với các chiến sĩ mới lựa chọn thời điểm đêm khuya để bàn bạc việc quân. Đó là những việc quan trọng, có tính quyết định đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

(Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền)

Vì quá hăng say bàn bạc việc quân, việc nước mà đến khi công việc xong xuôi thì trời cũng đã về khuya. Lúc này ánh trăng cũng sáng rõ hơn bao giờ hết. Hình ảnh “nguyệt mãn thuyền” muốn thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ của ánh trăng trong đêm rằm tháng giêng. H ai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt mang đậm nét cổ điển, cùng với việc sử dụng biện pháp tu từ, Hồ Chí Minh đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng giêng thật sống động.

Rằm tháng giêng thể hiện được một tâm hồn thi sĩ đa sầu đa cảm. Cùng với đó, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên với phong thái ung dung, lạc quan và đầy lãng mạn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo