Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

15/08/2023 20:20:43

Nêu cảm nhận về buổi học cuối cùng của em

Nêu cảm nhận về buổi học cuối cùng của em
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
52
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Buổi học cuối cùng của tôi là một trải nghiệm đáng nhớ và đầy xúc động. Đó là thời điểm cuối cùng tôi được gặp lại bạn bè và giáo viên trước khi tốt nghiệp. Cảm giác hạnh phúc và buồn bã đan xen trong tâm trí tôi khi nhìn lại những kỷ niệm và thành tựu trong suốt thời gian học tập.

Buổi học cuối cùng cũng là lúc chúng tôi nhận được những lời khuyên và lời chúc từ giáo viên. Họ đã chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức quý báu để chúng tôi chuẩn bị cho tương lai. Tôi cảm thấy biết ơn vì đã có những người thầy tận tâm và tận tụy trong suốt quá trình học tập.

Không chỉ có những lời khuyên, buổi học cuối cùng còn là dịp để chúng tôi chia tay nhau. Tôi nhìn quanh lớp học và thấy những khuôn mặt quen thuộc, những người bạn đã cùng tôi trải qua những thử thách và niềm vui trong suốt năm học. Tôi cảm thấy tiếc nuối khi nhận ra rằng chúng tôi sẽ đi trên những con đường riêng biệt và có thể không bao giờ gặp lại nhau.

Tuy nhiên, buổi học cuối cùng cũng mang đến cho tôi một cảm giác hứng khởi và kỳ vọng về tương lai. Tôi đã học được nhiều điều quý giá và phát triển kỹ năng trong suốt thời gian học tập, và tôi tin rằng những kiến thức và kinh nghiệm này sẽ giúp tôi thành công trong cuộc sống.

Tóm lại, buổi học cuối cùng của tôi là một trải nghiệm đáng nhớ và đầy cảm xúc. Tôi cảm thấy biết ơn với những người thầy và bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập. Tuy có tiếc nuối khi chia tay, nhưng tôi cũng đầy kỳ vọng và hứng khởi về tương lai.
2
0
Anh Minh
15/08/2023 20:21:19
+5đ tặng

Tất cả các cuộc chiến tranh từ cổ chí kim, dù là từ hàng vạn năm về trước hay cho tới những trận chiến vì mục đích tranh giành lãnh thổ của một bộ phận những kẻ chuyên quyền, thích thống trị và tham lam bằng những trận chiến phi nghĩa, đều đem đến cho con người những bi kịch. Bên cạnh những bi kịch mất mát tài sản, tính mạng, gia đình, người thân một cách tàn khốc, thì đó còn là những bi kịch đến từ sâu trong tâm hồn, khi một dân tộc nào đó có khả năng sẽ vĩnh viễn mất đi thứ ngôn ngữ, văn hóa mà họ hằng tha thiết tôn thờ.

 

Còn nỗi đớn đau, xót xa nào cho lòng tự tôn dân tộc khi không được phép học ngôn ngữ của mình mà phải dằn lòng học một thứ tiếng xa lạ vì thua trong trận chiến giành lãnh thổ. Bài học cuối cùng của tác nhà người Pháp An-phông-xơ Đô-đê, được viết dựa trên trận đánh Pháp-Phổ năm 1870-1871, Pháp thua trận và hai vùng Lo-ren và An-dát bị buộc nhập vào lãnh thổ Phổ (một nước dưới chế độ chuyên chế của Đức), và các trường học bị buộc phải dạy tiếng Đức thay vì tiếng Pháp.

 

Câu chuyện diễn ra ở vùng An-dát của nước Pháp, nhan đề "Buổi học cuối cùng", chính là chỉ buổi học tiếng Pháp cuối cùng của khu vực này sau khi bị quân đội Phổ chiến đóng, họ sẽ bị buộc phải học tiếng Đức. Nhan đề không chỉ đơn thuần giới thiệu cho người đọc chủ đề câu chuyện mà còn ẩn chứa cả sự ngậm ngùi, nuối tiếc và đau đớn của tác giả trước tình cảnh của những người dân nước Pháp của dân tộc. Đồng thời buổi học cuối cùng cũng là sự chính thức thừa nhận thất bại trước sự xâm chiếm của quân đội Phổ, Pháp đã mất chủ quyền trên hai vùng An-dát và Lo-ren, buộc chấp nhận cảnh chia cắt đất nước một cách đau đớn.

 

Nhân vật chính của câu chuyện là cậu bé tên Phrăng, cậu bé vốn ham chơi và không thích học hành mấy, thế nên thường đến lớp rất trễ, hay lẻn vào lớp những khi lớp ồn ào và thầy giáo thì không để ý. Cho đến buổi học vào sáng hôm ấy, Phrăng cũng tiếp tục ham chơi, trì hoãn giờ tới lớp, thậm chí toan trốn học vì vẫn chưa thuộc những phân từ mà thầy giáo dạy trên trường. Tuy nhiên một điều gì đó đã khiến cậu cưỡng lại được niềm ham thích và chạy thật nhanh đến lớp học, trên đường cậu thấy người ta xem bảng thông báo, gặp cả bác thợ rèn Oát-stơ với câu nói "Đừng vội thế cháu, đến trường lúc nào cũng hãy còn sớm", làm cậu khó hiểu và nghĩ đó là lời giễu cho sự muộn học của cậu.

 

Tuy nhiên khung cảnh bên ngoài lớp học của thầy Ha-men khiến cậu thấy có gì đó khác lạ. Cậu không thể ngờ rằng đây là lần cuối cùng cậu có thể được học tiếng Pháp - ngôn ngữ mẹ đẻ trên chính mảnh đất quê hương mình mà thay vào đó là thứ tiếng Đức của kẻ xâm lược. Một sự thật đớn đau với bất kỳ cư dân Pháp nào ở thời điểm ấy. Ban đầu Phrăng còn lo sợ bị thầy Ha-men đánh đòn vì tội tới muộn, lòng cậu tràn ngập sự sợ hãi và lo lắng khi nhìn thấy cái thước sắt kẹp ở nách thầy. Thế nhưng kỳ lạ, lớp học yên tĩnh và thầy thì rất hiền từ, thậm chí là đang đợi cậu tới lớp. Thầy không đánh mắng hay bắt phạt, Phrăng bắt đầu nhận ra sự khác biệt của buổi học hôm nay, nó có gì đó trang trọng hơn cả, thầy của cậu đã mặc bộ đồ đẹp nhất "chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen xếp nếp mịn và và cái mũ tròn bằng lụa thêu mà thầy chỉ mặc những hôm có thanh tra và phát phần thưởng".

 

Đồng thời cuối lớp còn xuất hiện cả những người dân làng, cụ già Hô-de với quyển tập viết cũ nhàu, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Khi Phrăng vẫn chưa hết ngạc nhiên và khó hiểu thì lời phát biểu từ tốn của thầy Ha-men trên bục giảng đã khiến cậu nhận thức được vấn đề. Phrăng choáng váng và giận dữ, câu nói "Hôm nay là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các vùng An-dát và Lo-ren...Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con..." đã khiến cậu bừng tỉnh một sự thật rằng Pháp thua trận, An-dát và Lo-ren trở thành địa phận của quân Phổ, từ nay sẽ bị cai trị bởi những kẻ xâm lược "khốn nạn".

 

Việc phát hiện ra sự thật kinh hoàng ấy đã khiến lòng cậu bé chùng xuống "Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!..." chất chứa ở trong đó là biết bao sự nuối tiếc, ân hận, buồn rầu và đau đớn. Cậu nghĩ đến những ngày học trước kia mình đã chán ghét và phung phí như thế nào, thì giờ đây lại trở thành sự xót xa khi cậu chị mới biết viết tiếng Pháp một cách "chập choạng", còn sách vở trước kia vốn thấy nặng nhọc, khó khăn thì giờ đối với cậu lại trở thành những người bạn "cố tri" và cậu phải giã từ trong đau xót. Đối với thầy Ha-men, Phrăng từng rất sợ và lo ngại với những trận đòn, trận mắng của thầy nhưng giờ phút này khi biết ngày mai thầy phải ra đi, lòng cậu bỗng quặn lại, đau đớn, Phrăng bỗng thấy thương thầy, tội nghiệp thầy biết bao nhiêu. Như vậy có thể thấy sự kiện bàng hoàng đã hoàn toàn thay đổi nhận thức của Phrăng về việc học tiếng Pháp cũng như tình cảm của cậu với thầy giáo của mình. Ngay trong lúc cậu đang bần thần nghĩ về cảnh giã từ, thì được gọi lên đọc quy tắc phân từ, sự ấp úng, ngượng ngập vì không nhớ được bài cũ đã khiến lòng Phrăng trào lên biết bao cảm xúc hối hận và xấu hổ vì đã không học tiếng Pháp một cách nghiêm túc thay vì ham hố rong chơi.

 

Trước lỗi lầm của Phrăng thầy Ha-men đã không trách phạt, mà trái lại với tư cách của một người thầy dạy tiếng Pháp 40 năm cống hiến cho đất nước, thầy đã nhẹ nhàng chỉ ra sai lầm của tất thảy mọi người nơi đây. Đó là sự trì hoãn thậm tệ trong sự học hành tiếng mẹ đẻ và chính điều đó đã đẩy họ vào tai họa trở thành sự chế giễu cho bè lũ quân xâm lược khốn kiếp rằng "các người tự nhận là dân Pháp vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!...". Đó là nỗi đau, nỗi nhục lớn của cả một cộng đồng dân tộc, rõ ràng họ đã chính tay đánh mất tự tôn và văn hóa của dân tộc bằng cách lười biếng và coi rẻ sự học hành tiếng mẹ đẻ của mình. Chủ quyền của một dân tộc được khẳng định một phần chính là nhờ vào sự khác biệt trong ngôn ngữ, trong văn hóa, thế nhưng người ta đã lỡ làng để quên nó đi.

 

Đó là bài học đầu tiên mà thầy Ha-men đã dạy mọi người trong buổi học cuối cùng này. Một bài học nữa cũng không kém phần sâu sắc ấy là thầy Ha-men đã nói rất nhiều về vẻ đẹp của tiếng Pháp "đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất" để khơi gợi trong lòng mọi người sự yêu mến tiếng Pháp, đồng thời cũng dạy rằng "đừng bao giờ quên lãng nó", bởi ngôn ngữ của một dân tộc chính là chìa khóa giải phóng con người ra khỏi chốn lao tù, chỉ cần ta nắm vững nó và không bao giờ để nó bị mai một, thì tinh thần và văn hóa dân tộc vẫn còn đấy. Rồi khi thầy giảng bài học tiếng Pháp cuối cùng thầy thật chăm chú và kiên nhẫn như muốn dành hết cả tâm huyết cuộc đời để truyền thụ lại cho mọi người trong buổi học cuối này.

 

Điều ấy khiến người ta không khỏi thương cảm và yêu mến thầy Ha-men hơn bởi tấm lòng tận tụy đến tận giây phút cuối. Mà không chỉ thầy, Phrăng và cả những nhân vật khác xuất hiện trong lớp học cũng trở nên chăm chú và im phăng phắc như muốn cố gắng thu góp được những kiến thức Pháp cuối cùng, trước khi phải chia xa nó. Tất cả các nhân vật trong truyện đều có sự giác ngộ muộn màng, thế nhưng ở họ lại bộc lộ một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, thế nên họ mới thấu hiểu những bài học của thầy Ha-men đến thế. Buổi học cuối cùng ấy đã để lại trong lòng mỗi người dân Pháp những nỗi lòng khó tả, sự hối tiếc, đau đớn, sự bồi hồi xúc động, một thứ tình cảm len lỏi và xúc động len lỏi khắp tâm hồn.

 

Đặc biệt là ở thầy Ha-men, nhân vật đặc sắc nhất truyện, tâm huyết 40 năm của thầy ở mảnh đất này cuối cùng cũng đến ngày kết thúc, thầy phải rời xa mảnh đất ấy sau bao nhiêu gắn bó, bởi sự xua đuổi của kẻ thù. Sự đau đớn và xót xa khiến thầy nhìn chăm chăm mọi ngóc ngách của ngôi trường trong bùi ngùi, yên lặng dường như muốn mang hết những thứ nơi đây theo nhờ ánh mắt của mình. Đặc biệt cuối truyện chi tiết thầy muốn truyền thụ lại bài học cuối cùng của mình bằng tiếng Pháp mà không thể cất lời, chỉ đành viết lên trên bảng bốn chữ to "Nước Pháp muôn năm", khiến người đọc lặng người đi vì xúc động. Đó là bài học về tấm lòng yêu nước sâu nặng, không chịu khuất phục trước sự xâm lược trước kẻ thù của người thầy vĩ đại, và tin chắc rằng trong lớp học ngày hôm ấy ai cũng hiểu sâu sắc bài học quý giá này.

 

Như vậy có thể thấy rằng, buổi học cuối cùng này, không chỉ đơn thuần là buổi học tiếng Pháp cuối ở mảnh đất An-dát mà đúng hơn nó là một buổi học đầy ý nghĩa và cảm động về lòng yêu và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là tấm lòng tự tôn, yêu hòa bình nước nước thiết tha mà thầy Ha-men muốn truyền thụ cho học trò của mình. Sự thức tỉnh của nhân vật Phrăng chính là minh chứng cho sự thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa của ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân Pháp, cũng như niềm tin vào một tương lai nước Pháp lại thống nhất mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngoc Trinh
15/08/2023 20:22:09
+4đ tặng

Thời gian thấm thoát thoi đưa thật nhanh. Thế là năm năm học đã dần chôi qua. Tôi lại sắp phải xa mái trường. Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm. Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn.

Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mật đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp. Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng chào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa hồn nhiên trước gió mà mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó. Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú.

Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng tanh vội vã chốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc mầu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa dung dinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên.

Bên kia, bác bàng trông thật cườm tráng với tấm áo mầu xanh mượt. Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò chốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá! Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi.

Lòng tôi xao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không dời xa. Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy chống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào.

Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.

0
0
Trennqs nè
17/08/2023 10:51:54
+3đ tặng
                                              Bài làm

"Ve ve! Ve ve…" Bản nhạc mùa hè của những chú ve đã ngân lên rộn rã. Ở một góc sân trường, phượng vĩ thắp đèn đỏ rực trên những tán lá xanh như báo hiệu một mùa chia tay sắp đến…

Có cái gì nghèn nghẹn nơi lồng ngực không thể nói ra bằng lời. Thời gian sao trôi nhanh quá! Ngày mới bước vào trường Tiểu học mang tên vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, chúng em còn là những cô cậu học trò nhỏ bé với bao điều bỡ ngỡ, mới lạ. Khi đó, như những chú chim non từ khắp nơi bay về tụ hội tại ngôi trường này, chúng em còn rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ, nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến của thầy cô làm cảm giác gần gũi, ấm áp chợt dấy lên trong lòng chúng em.

Lặng lẽ như những dòng sông đem phù sa bồi đắp cho cuộc đời, nghiêm khắc mà bao dung vị tha, thầy cô dạy cho những tâm hồn thơ ngây, non nớt của chúng em bài học làm người “ Tiên học lễ, hậu học văn”, cho chúng em cơ hội tự sửa đổi mình để trở thành con ngoan trò giỏi, thầy cô đã chắp cánh cho chúng em bay vào bầu trời tri thức. 5 năm đã đi qua, chúng em thấy mình lớn lên từng ngày. Công lao của thầy cô, em luôn tạc dạ ghi tâm.

Em biết mình không thể báo đáp hết công ơn cao cả ấy, nên tự nhủ với lòng phải cố gắng đạt kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới. Đó là đóa hoa đẹp nhất mà chúng em dành tặng thầy cô. Ve ơi đừng kêu nữa! Đừng ngân lên khúc nhạc du dương đẫm buồn ấy nữa! Bởi lẽ, khi khúc nhạc ấy vang lên thì cũng là lúc giây phút chia tay đã đến.

Thầy cô ơi! Giờ đây, chúng em phải xa thầy cô thật rồi. Không còn nghe giọng ấm áp của thầy, lời thiết tha, trìu mến của cô mỗi lúc giảng bài. Mặc dù vậy, chúng em sẽ không bao giờ quên công lao thầy cô. Và em xin hứa sẽ luôn cố gắng phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy cô bao năm qua đã dày công dạy dỗ. Em xin chúc thầy cô sẽ luôn mạnh khỏe, sẽ mãi là người soi sáng con đường ước mơ và hoài bão cho những thế hệ đàn em sau này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×