LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày phạm vi lãnh thổ việt nam, So sánh địa hình đông bắc tây bắc, Địa hình ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hoá thiên nhiên

câu1: Trình bày phạm vi lãnh thổ việt nam
Câu2: So sánh địa hình đông bắc tây bắc
câu 3 : Địa hình ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hoá thiên nhiên
câu 4: So sánh địa hình Trường sơn bắc và trường sơn nam
câu 5: đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa
3 trả lời
Hỏi chi tiết
103
1
0
Phùng Minh Phương
22/08/2023 13:28:12
+5đ tặng

1.
- Nằm ở rìa phía đông của bán cầu trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.

- Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc tế quan trọng.

- Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới.

- Nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và gió mùa châu Á.

- Nằm hoàn toàn trong múi giờ thứ 7, thuận lợi cho việc thống nhất quản lí đất nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.

- Phạm vi lãnh thổ bao gồm:

2.

Khái quát vị trí giới hạn của 2 vùng núi: Vùng núi Tây Bắc từ hữu ngạn

sông Hồng đến sông Cả, vùng núi TSB từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch

Mã.

* Giống nhau:

- Đều cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam.

- Hướng núi chủ yếu đều là hướng Tây Bắc – Đông Nam.

* Khác nhau:

- Độ cao:

+ TB: vùng núi cao và hiểm trở nhất nước ta, nhiều đỉnh cao trên 2000 m,

(Phan-xi- păng 3143 m…)

+ TSB: chủ yếu là núi trung bình và thấp dưới 1000 m, chỉ có một số đỉnh

cao trên 2000 m (ví dụ )

- Hướng núi: ở TSB đa dạng hơn vì có thêm các dãy núi chạy theo hướng

Tây – Đông, đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã…

- Cấu trúc địa hình:

+ TB: phía Đông là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi –

păng cao nhất nước ta, phía Tây là các dãy núi có độ cao trung bình chạy

sát biên giới Việt – Lào (như Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao…), ở giữa là các

cao nguyên, sơn nguyên đá vôi nối tiếp với vùng núi thấp Ninh Bình,

Thanh Hóa.

+ TSB: được nâng cao ở 2 đầu (phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía

Namlà vùng núi Tây Thừa Thiên Huế) và thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi

Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ng Linh
22/08/2023 13:28:57
+4đ tặng

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.
– Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23độ23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8độ34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102độ09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109độ24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
– Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6độ50’B, và từ khoảng kinh độ 101độĐ đến trên 117độ20’Đ tại Biển Đông.
– Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.



 

Phạm vi lãnh thổ

a) Vùng đất:

+ Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích là 331.212 km2.

+ Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền (đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400 km, Việt Nam – Lào dài gần 2100 km, Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100km).

+ Đường bờ biển dài 3260km chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). 

+ Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

b) Vùng biển:

Vùng biển của nước ta bao gồm:

– Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

– Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).

– Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.

– Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như Công ước quốc tế quy định. 

– Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. 

c) Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn độ bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.

1
0
Thu Huyen
22/08/2023 13:34:50
+3đ tặng
Câu 1 : 

-  Vùng đất

+ Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, diện tích 331.212 km² (2006).

+  Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 1400km); phía Tây giáp Lào (gần 2100km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).

- Đường bờ biển dài 3260km chạy  theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Có 28/63 tỉnh và thành phố giáp với biển.

-  Vùng biển

+ Diện tích khoảng 1 triệu km².

+ Theo Công ước quốc tế về Luật biển, vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

+ Hệ thống đảo và quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là quần đảo Trường Sa và quần  đảo Hoàng Sa.

-  Vùng trời:  Khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đất liền được xác định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo.

Câu 2 : 

*Vùng núi Tây Bắc:

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

- Là khu vực địa hình cao nhất cả nước kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

- Có 3 mạch núi chính:

+Phía đông la dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan-xi-păng 3143m cao nhất cả nước

+Phía tây là núi cao trung bình dọc biên giới Việt - Lào

+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn sơn nguyên, cao nguyên đá vôi...

* Vùng núi Đông Bắc:

- Nằm ở tả ngạn sông Hồng

- Địa hình nổi bật với các cung lớn quy tụ ở Tam Đảom địa hình cacxto phổ biến với những thắng cảnh nổi tiếng.

- Một số đỉnh núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy, giáp biên giới Việt - Trung là địa hình cao với các khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng.

Câu 3 : 
 

Địa hình có ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu và sông ngòi Việt Nam.

    * Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu.

    - Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ( khoảng 15 độ)  làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam.

   -  Địa hình  Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. NHưng ở miền nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m.

   - Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam códãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc  thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.

    * Địa hình cũng ảnh hưởng đến sông ngòi.

   -Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi có hướng tây bắc dông nam nên các con sông của Việt Nam chủ yếu có hướng tây bắc dông nam.

   -Ở miền trung do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển => bởi vậy các sông chủ yếu ở đây có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc đông nam.

   - Địa hình Việt Nam nhiều đồi núi xem lẫn các bồn địa, thung lũng=> địa hình bị chia cắt nhiều=> hình thành nhiều con sông.

Câu 4 : 
 

- Vùng núi Trường Sơn Bắc (giới hạn từ phía Nam sông cả tới dãy Bạch Mã): gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.

- Vùng núi Nam Trường Sơn: gồm các khối núi và các cao nguyên (khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, nghiêng về phía đông; ngược lại với phía đông, ở phía tây, các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500 – 800 – 1.000m) và có các bán bình nguyên xen đồi.

Câu 5 : 
 

- Vùng núi Trường Sơn Bắc (giới hạn từ phía Nam sông cả tới dãy Bạch Mã): gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.

- Vùng núi Nam Trường Sơn: gồm các khối núi và các cao nguyên (khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, nghiêng về phía đông; ngược lại với phía đông, ở phía tây, các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500 – 800 – 1.000m) và có các bán bình nguyên xen đồi.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư