Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm tấm gương chí công vô tư, biểu hiện chí công vô tư của những tấm gương em tìm được

tìm tấm gương chí công vô tư, biểu hiện chí công vô tư của những tấm gương e tìm đc ( trừ bác hồ vs tô hiến thành ạ, trg sách có ruii )  nhanh vs ạ mai hc uii
2 trả lời
Hỏi chi tiết
62
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là một số tấm gương chí công vô tư mà bạn có thể tìm hiểu thêm:

1. Nelson Mandela: Ông là một nhà lãnh đạo và chính trị gia người Nam Phi, đã dành 27 năm trong tù vì đấu tranh chống lại chế độ phân biệt chủng tộc. Sau khi được thả, ông đã làm việc để thúc đẩy hòa bình, đoàn kết và công bằng tại Nam Phi.

2. Mother Teresa: Bà là một nữ tu Công giáo người Albania, đã dành cả đời để chăm sóc và giúp đỡ những người nghèo khó và bị bỏ rơi ở Ấn Độ. Bà đã thành lập Hội Chữ Thập Đỏ và nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1979.

3. Malala Yousafzai: Cô là một nhà hoạt động vì quyền giáo dục người Pakistan. Malala đã bị Taliban tấn công vì đấu tranh cho quyền giáo dục cho phụ nữ. Sau khi hồi phục, cô tiếp tục công việc của mình và trở thành người trẻ nhất nhận giải Nobel Hòa bình năm 2014.

4. Mahatma Gandhi: Ông là một nhà lãnh đạo độc lập người Ấn Độ, đã dẫn đầu phong trào phi bạo lực chống lại thực dân Anh thông qua sự không tuân thủ dân sự. Ông đã trở thành biểu tượng của sự chính trực và công bằng.

5. Aung San Suu Kyi: Bà là một nhà hoạt động dân quyền người Miến Điện, đã dẫn đầu phong trào dân chủ và đấu tranh chống lại chế độ quân sự. Bà đã nhận giải Nobel Hòa bình năm 1991 và sau đó trở thành nhà lãnh đạo dân cử đầu tiên của Miến Điện.

Những tấm gương này đều biểu hiện chí công vô tư và đã đóng góp tích cực cho xã hội. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trong việc nghiên cứu và học tập. Chúc bạn có một ngày học tập hiệu quả!
1
1
Tiến Dũng
11/09/2023 21:04:10
+5đ tặng

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, người sáng tạo tư tưởng lỗi lạc, nhà văn hoá lớn mà đạo đức nhân cách đã chinh phục cả thế giới và là tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức chân chính bởi suốt đời Người không ngừng tự hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ; gương mẫu thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; nếp sống giản dị, khiêm tốn, thanh cao; có lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu và là biểu tượng mẫu mực của giáo dục đạo đức và thực hành đạo đức. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đức và tài, là sự hoà nhập giữa trí tuệ và kiến thức, phẩm chất và năng lực, là nỗ lực cống hiến quên mình cho lý tưởng cao cả vì con người.

Kế thừa và chắt lọc tinh hoa đạo đức của Nho giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng mới cho cán bộ đảng viên gồm ngũ đức: Nhân (thương yêu đồng bào, đồng chí, biết đồng cam cộng khổ); Nghĩa (ngay thẳng, thấy việc phải thì nói, làm, luôn công tâm), Trí (luôn sáng suốt xét đoán đúng việc, học hỏi hiểu biết), Dũng (dũng cảm, gan góc chịu đựng khó, khổ, chống lại cái sai, cái không chính đáng), Liêm (không tham tài, sắc của cải, không ham lời nịnh hót, chỉ ham học, làm và tiến bộ), Người khẳng định: ''Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người"(1). Từ đó, có thể nhận thấy các phẩm chất công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn đều là các yếu tố không thể thiếu trong ngũ đức của cán bộ, đảng viên nói chung và đặc biệt quan trọng với người cán bộ có chức năng kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Công minh là sự công bằng, sáng suốt. Thường người ta vẫn chịu tác động và chi phối của một số yếu tố tế nhị như tinh thần, tình cảm, vật chất cho nên khó có thể đưa ra những quyết định, kết luận chính xác về một vấn đề nào đấy nên không đảm bảo sự nghiêm minh và công bằng của luật pháp. Và cũng nhiều khi do thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm nên mất đi sự sáng suốt cần phải có, khiến cho công lý không được thực thi. Vì vậy, trong Thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc vào tháng 02/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo''(2).

Cũng tháng 10/1948, sau khi nghe báo cáo lại kết quả thanh tra, kiểm tra nội vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư tay cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hoè: "Việc ân xá, ân sám ở Thái Bình như thế là xong. Ông Giám đốc Nguyễn Văn Huyên tỏ ra tận tâm với chức vụ, thì Chính phủ nên khen. Nhưng trong việc ở Thái Bình vừa rồi, ông ấy làm quá đáng, thì chúng ta phải phê bình để giúp ông ấy sửa chữa và tiến bộ. Không vì công mà quên lỗi, không vì lỗi mà quên công. Đó là cách chí công vô tư, để rèn luyện và cất nhắc cán bộ. Ngoài phê bình bằng công văn, có lẽ chú nên lấy tình nghĩa bầu bạn mà nói riêng cho ông ấy biết rõ thái độ của Chính phủ...''(3).

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục quân nhu đã lợi dụng chức quyền tham ô, bớt xén của công để ăn chơi, hưởng thụ. Vụ án đã được Toà án quân sự xét xử và kết án tử hình, nhưng bị cáo và gia đình gửi đơn lên Chủ tịch Hồ Chí Minh xin được khoan hồng. Đến thời hạn, ông Trần Đăng Ninh đến gặp Bác Hồ xin ý kiến cuối cùng về vụ án này. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cho ông Ninh xem một cây xoan héo lá, úa ngọn và hỏi lý do lại sao cây sắp chết, ông Ninh trả lời: "Dạ, vì thân cây bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa'', “Thế theo chú muốn cứu cây thì phải làm gì?", "Dạ, phải bắt và giết hết những con sâu ấy đi ạ'', Bác gật đầu: ''Chú nói đúng đấy, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng vậy. Nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo''. Sau một đêm trắng suy nghĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bác đơn chống án của Trần Dụ Châu và bản án được thi hành(4).

Chính trực là bản tính ngay thẳng, cương trực, có ý chí, đã quyết nói và làm rồi không bao giờ hối tiếc. Luôn đứng về lẽ phải, bênh vực và bảo vệ cái đúng. Trung thành với lý tưởng, có niềm tin vững chắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cán bộ cách mạng liêm chính là người: "Giàu sang không thể quyến rũ; nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục(5).

Năm 1911, tại thành phố Sài Gòn, một hôm anh Ba (tức Nguyễn Tất Thành - tên Bác Hồ lúc bấy giờ) được một người bạn đưa đi xem những cái lạ: Đèn điện, chiếu bóng, máy nước. Đột nhiên anh Ba hỏi người bạn tên là Lê: "Anh Lê, anh có yêu nước không?". Người bạn ngạc nhiên và đáp: "Tất nhiên là có chứ". Anh Ba hỏi tiếp: "Anh có thể giữ bí mật được không? Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào nước ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví dụ như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không?'', "Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?", "Đây, tiền đây'', anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay ra: "Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?''. Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Vài ngày sau, Bác Hồ đã ra đi với hai bàn tay của mình, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau từ phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết, phóng ảnh, vẽ đồ cổ mỹ nghệ Trung Quốc, dạy học, viết báo... và đi khắp năm châu, bốn biển, để tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Ý chí và nghị lực của Bác Hồ lúc mới 21 tuổi thật là lớn lao. Bác tin hai bàn tay của mình, tin vào sức mình và lòng yêu nước của mình sẽ làm nên tất cả. Và niềm tin ấy đã thành sự thật: Ra đi từ một đất nước bị nô lệ, lầm than dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, khi trở về Bác mang lại tự do, độc lập, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.

Năm 1920, khi được hỏi tại sao bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản III, Nguyễn Tất Thành trả lời: ''Rất giản đơn, Đệ tam quốc tế nói sẽ giúp đỡ dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập. Vì vậy tôi đã bỏ phiếu tán thành. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn''. Thời gian Người hoạt động ở Pháp, trùm thực dân - Bộ trưởng Bộ thuộc địa An be Xa-rô đã mời Người đến phủ dụ và đe doạ: ''Nước mẹ đại Pháp rất khoan hồng song cũng không tha thứ cho những kẻ gây rối loạn. Có chí khí là tốt, song còn phải thức thời mới là khôn ngoan. Tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ ông...''. Người đáp lại: ''Cảm ơn ngài, cái mà tôi cần nhất trên đời này là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập''(6).

Khách quan là không phụ thuộc vào ý thức, ý chí và nhận thức chủ quan của một cá nhân nào, mà phải biết chấp nhận, giải quyết vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh cụ thể, phải lắng nghe các ý kiến; cần linh hoạt, nhạy bén, sẵn sàng đối phó với những bất ngờ xảy đến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Làm việc phải xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán, dũng cảm. Sau khi giành được độc lập, trước tình hình ngàn cân treo sợi tóc, thù trong giặc ngoài, để tránh sự khiêu khích của các thế lực phản động, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “giải tán Đảng” (thực chất là Bác đưa Đảng rút vào hoạt động bí mật), Người nói: "Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết, Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp - dù là phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình thế''(7).

Ngày 31/5/1946, trước khi lên đường sang thăm chính thức nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng: “Mong cụ dĩ bất biến ứng vạn biến" - đó chính là lấy cái không thay đổi (độc lập chủ quyền dân tộc) để ứng phó với mọi thay đổi của hoàn cảnh (âm mưu của các thế lực phản động). Tháng 10/1946, trên đường từ Pháp về tới hải phận miền Nam nước ta, Đô đốc D'Argenlieu xin gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh để trao đổi về việc thi hành Tạm ước 14/9. Bác đồng ý và chiếc tàu Dumont Urville chở Bác ghé vào vịnh Cam Ranh. Trước khi đi, Bác bảo: "Để một mình chú Tước đi với tôi, coi như bác sĩ riêng của tôi là đủ''. Anh em đều sửng sốt, băn khoăn, lo âu, Người cười: "Để rồi xem''. Vẫn bận bộ quần áo giản dị, tay cầm gậy, tay cầm mũ, Bác bước lên chiến hạm. D'Argenlieu và đoàn tuỳ tùng, quân phục chỉnh tề, kiếm, ngù... màu sắc loè loẹt ra đón Bác. Đô đốc D'Argenlieu mời Bác vào bàn tiệc, một bên là y, một bên là Tướng lục quân Pháp ở Viễn Đông Morliere, Bác ngồi giữa. Viên Đô đốc cười bóng gió: "Thưa Chủ tịch, Ngài đang bị đóng khung giữa lục quân và hải quân đó'' (Monsieur le Président, vons voi la bien encadré pan L' Arméc et la Marine). Ông ta cố nói theo kiểu nhát gừng, từng tiếng một và nhấn mạnh chỗ "đang bị đóng khung lại''. Cả bọn sĩ quan Pháp cùng cười ồ khoái chí vì cái tài chơi chữ của Chỉ huy (Encadré, có nghĩa là đóng khung, cũng có nghĩa là bị bao vây). Nhưng Bác Hồ thản nhiên cười, trả lời: "Nhưng như ngài biết đó, thưa Đô đốc, chính bức họa mới làm cho khung có chút giá trị!'' (Mai vons savez, monsieur I' Amiral, C' cest le tableau qui fait la valeur au cadre). Tất cả bọn tướng tá quân đội Pháp bị một vố bất ngờ, choáng váng, cho đến khi kết thúc buổi tiệc, họ không dám đem cái trò chữ nghĩa ra khiêu khích nữa(8).

Thận trọng là làm việc có đắn đo, suy tính cẩn thận trong hành động để tránh sai sót. Thận trọng mà không chậm trễ, phải đáp ứng được yêu cầu công việc; suy nghĩ kỹ để đảm bảo giữ vững chủ trương, đường lối. Cẩn thận nhưng phải hiểu đúng, nghe đúng, làm đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ: "Tự mình phải hay nghiên cứu, xem xét; vị công vong tư; không hiếu danh, nói thì phải làm''(9).

Năm 1952, trong lần đến thắm lớp chỉnh huấn chính trị cán bộ trung, cao cấp, Bác nói: "Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có biết không nhé''. Anh em háo hức hưởng ứng: Người nào biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung thì "nhẩm" lại kiến thức của mình. Bác cầm một cái que, vẽ lần lượt một vạch ngang, hai vạch ngang ba vạch ngang trên mặt đất rồi hỏi: "Chữ gì nào?''. Tưởng gì, cả lớp hò lên: “Thưa Bác, chữ nhất, chữ nhị, chữ tam ạ". Bác khen: "Giỏi đấy". Rồi Người lại gạch một gạch nữa dưới chữ tam: "Chữ gì nào?". Anh em ngẩn ra, tiếng Pháp thì không phải, tiếng Hán chữ tam viết khác. Bác giục: "Thế nào? Các nhà Mác xít?''. Bác lại cầm que vạch một vạch, rồi hai vạch dọc từ trên xuống dưới, ban đầu thì thẳng đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai đã "queo", vạch thứ ba thì "quẹo'', vạch bốn như một con giun loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt... Bác để que xuống đất, đứng dậy nói: “Chịu hết à? Có thế mà không đoán ra... Các chú biết cả đấy? Chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng đắn... Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã "tả, hữu'', đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trương đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm ''đầy tớ nhân dân'' mà chỉ muốn làm "quan cách mạng''. Cho nên chữ ấy là chữ quan liêu. Các chú không học nhưng biết và vẫn làm. Còn cái các chú học, thì các chú lại ít làm...''(10).

Trong việc ký quyết định thi đua khen thưởng hoặc phê chuẩn công văn của Viện Huân chương, Bác cũng rất thận trọng. Có lần Ban Thi đua Trung ương chuyển lên để Bác ký mấy chục hồ sơ khen thưởng cho các hợp tác xã nông nghiệp có thành tích xuất sắc, Bác nói với Văn phòng giữ lại và cho mời đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Tổng Thanh tra Nhà nước, Trưởng Ban kiểm tra Trung ương Đảng đến gặp. Bác rút ra 3 bộ hồ sơ ngẫu nhiên giao cho Thanh tra đi kiểm tra lại sự thật. Kết quả là cả 3 hợp tác xã nông nghiệp nọ đều có nhiều vấn đề và việc xét khen thưởng đã phải đình lại. Lần khác, một chị y tá ở cơ quan Trung ương viết thư lên Bác trình bày đại ý: Vợ chồng chị đều là cán bộ công nhân viên, chồng là Đảng uỷ viên Bộ Giao thông vì khai man lý lịch bị khai trừ Đảng và sẽ bị sa thải khỏi cơ quan. Điều đó xảy ra thì hoàn cảnh gia đình chị sẽ tan nát. Chị xin Bác cứu giúp. Bác mời đồng chí Nguyễn Lương Bằng đến nói: “Kỷ luật Đảng phải nghiêm nhưng phải cho người phạm lỗi có con đường sửa chữa để trở thành người tốt chứ không phải là đuổi khỏi cơ quan, nên xem xét có thể bố trí một công việc lao động để có điều kiện cải tạo”. Và hai năm sau, đồng chí ấy được kết nạp lại vào Đảng(11).

Khiêm tốn là luôn đánh giá đúng bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, phấn đấu học hỏi để cầu tiến bộ không cho mình là hơn người, hơn đời, biết tôn trọng ý kiến người khác, lắng nghe ý kiến tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: "Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn''(12).

Tháng 5/1948, Chính phủ tổ chức lễ truy điệu cụ Nguyên Văn Tố, Đại biểu Quốc hội hy sinh cuối năm 1947. Trước đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết xong bài văn tế nhưng Người gửi cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng Ban thường trực Quốc hội nhờ góp ý kèm theo bức thư: "Tôi muốn có một bài truy điệu cụ Tố. Nhưng nhờ người viết thì không biết nhờ ai. Tự viết lấy thì viết không được, vì xưa nay tôi chưa hề tập viết văn tế. Vậy tôi cứ bạo dạn thảo ra đây, trình cụ xem. Nếu có thể sửa được thì xin cụ sửa giùm. Nếu không thể sửa, thì ta làm văn xuôi vậy. Khi tôi thảo xong, đọc lại nghe khá chướng tai. Vì đối với cụ, tôi không dám giấu dốt, cho nên cứ gửi để cụ xem''. Đọc xong bài văn tế, cụ Bùi nói: "Bài văn chỉ tấc gang mà ý tưởng dài muôn dặm, đích thị Hồ Chí Minh'', và cụ chỉ xin thay một chữ siêu trong câu: Học vấn cao siêu bằng chữ sâu là: Học vấn cao sâu ''(13).

Tháng 01/1969, Bác mời đồng chí phụ trách công tác tuyên huấn của Đảng đến giao chuẩn bị bài viết "Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng''. Bác nói rõ mục đích, nội dung và nhấn mạnh yêu cầu quan trọng của bài báo. Ngày 28/01/1969, Bác sửa lại bài viết, cho đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị dưới hình thức tham gia một bài viết trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, mỗi đồng chí Uỷ viên sẽ có trong tay một tài liệu mà câu đầu tiên là: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng để góp ý kiến. Chiều 30 tháng 1, Bác đọc lại từng ý kiến đóng góp của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị bổ sung vào bản thảo, rồi cho đưa đi đánh máy và dặn khi nào xong gửi cho Bác một bản. Ngày 01 tháng 2, đồng chí làm công tác tuyên huấn sang gặp Bác xin bản thảo và đề nghị với Bác sửa lại: Đưa vế "nâng cao đạo đức cách mạng'' lên trước, chuyển vế "quét sạch chủ nghĩa cá nhân'' ra phía sau: Với lý do là cán bộ đảng viên ta nói chung là tốt, ưu điểm là cơ bản. Bác quay sang hỏi đồng chí cán bộ làm công tác văn phòng: ''Ý kiến chú thế nào?''. Đồng chí cán bộ làm công tác văn phòng cũng nhất trí. Im lặng suy nghĩ, cuối cùng Bác nói: “Ý kiến của các chú Bác thấy cũng có lý. Nhưng Bác còn phân vân điều này: Gia đình các chú tiết kiệm mua sắm được bộ bàn ghế, giường tủ mới. Vậy trước khi kê vào phòng các chú có quét dọn nhà cửa sạch sẽ hay cứ để rác rưởi bẩn thỉu mà khiêng bàn ghế, giường tủ vào?''. Anh em đang lúng túng thì Bác nói tiếp: "Vì cả hai chú đã đề nghị, là đa số, Bác đồng ý nhượng bộ, đổi lại tên đầu bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Nhưng ở trong bài thì dứt khoát phải để nguyên ý của Bác: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng".

Ý tứ ấy của Bác, cho mãi đến hôm nay càng thấy vô cùng sâu sắc(14).

Trong suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cho cán bộ, đảng viên và Người luôn là biểu tượng mẫu mực với những phẩm chất của một lãnh tụ trung với nước, hiếu với dân như Người tự bộc bạch: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó''(15). Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa nhân văn lớn lao cho nhân dân ta mà cho toàn thể loài người tiến bộ trên thế giới. Chủ tịch Cu Ba Fidel Castrol nhận định: "Ở dân tộc Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy sự giáo dục của một Đảng cách mạng và những dấu ấn tuyệt vời đã để lại trong trái tim và tâm hồn của nhân dân, đó là những lời dạy của Hồ Chí Minh, người yêu nước, người chiếu sáng, Bác Hồ kính mến''(16). Tổng Giám đốc UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã phát biểu: "Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành huyền thoại ngay khi còn sống và Hồ Chí Minh là một trong số đó... Người đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này''(17). Trước khi đi xa, Bác cũng dặn lại trong Di chúc: ''Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư... Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân''(18).

Nhân kỷ niệm 38 năm thực hiện Di chúc của Người và hưởng ứng cuộc vận động "Học lập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chúng ta cùng suy ngẫm những bài học sâu sắc và lời dạy quý báu của Người để quyết tâm phấn đấu tu dưỡng theo tư tưởng đạo đức của Bác Hồ: "Đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Tư tưởng và đạo đức cao cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta''(19).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Pingg
11/09/2023 21:04:58
+4đ tặng
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo trên quê hương cách mạng Nghệ An - XôViết, Chu Văn Điều (tên khai sinh của Đại tướng Chu Huy Mân) đã sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1929, ông tham gia Tự vệ đỏ và đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1930 khi mới 17 tuổi. Lời hứa danh dự trước cờ Đảng đã theo ông suốt chặng đường tham gia đấu tranh cách mạng, trải dài từ những năm tháng bị giam cầm trong nhà lao Vinh, bị tù đày ở Đắk Lay, Đắk Tô- Kon Tum, rồi vượt ngục, tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945; trải qua hai cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược, làm nghĩa vụ quốc tế với hai nước bạn Lào, Campuchia trong cuộc chiến tranh giải phóng và tiếp tục đảm nhiệm những trọng trách mà Đảng và Tổ quốc giao phó...
Tiến Dũng
sr tại mình ko đọc kĩ
quyên lê
hong saoo nèe mình tìm đc ý hay ghi vào cũm đc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo